Mã độc ‘khóa dữ liệu’ để tống tiền đang tấn công người dùng Internet ở Việt Nam
Theo thông tin từ Bkav, GandCrab lây lan bằng cách gửi cho nạn nhân một email giả mạo, với nội dung thúc giục nạn nhân mở file văn bản đính kèm trong email.
GandCrab lây lan bằng cách gửi cho nạn nhân một email giả mạo – Ảnh: Bkav
Chiều 11.12, Tập đoàn công nghệ Bkav vừa phát đi cảnh báo một biến thể mới của mã độc mã hóa tống tiền GandCrab đang tấn công trên diện rộng người dùng Internet Việt Nam. Thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav, tại Việt Nam đã có 3.900 trường hợp máy tính bị virus này mã hóa dữ liệu tống tiền.
Video đang HOT
Chuyên gia Bkav cho biết, mã độc mới GandCrab đang lây tại Việt Nam thuộc thế hệ thứ 5 của GandCrab. Thế hệ thứ nhất của GandCrab được phát hiện lần đầu trên thế giới vào tháng 1.2018. Từ đó đến nay dòng mã độc nguy hiểm này liên tục được hacker cải tiến, nâng cấp qua 4 thế hệ với mức độ tinh vi và phức tạp ngày càng cao.
Theo thông tin từ Bkav, GandCrab lây lan bằng cách gửi cho nạn nhân một email giả mạo, với nội dung thúc giục nạn nhân mở file văn bản đính kèm trong email. Thực chất file đính kèm này có chứa virus, nếu nạn nhân mở file, máy tính sẽ bị nhiễm mã độc. Sau khi lây nhiễm, mã độc sẽ mã hóa toàn bộ dữ liệu của người dùng, dữ liệu khi bị mã hóa sẽ không thể mở được.
Trên máy tính nạn nhân sẽ xuất hiện thông báo đòi tiền chuộc để giải mã các file dữ liệu. Theo đó, để trả tiền chuộc người dùng phải cài trình duyệt Tor, thanh toán bằng tiền điện tử Dash hoặc Bitcoin với giá trị tương đương 200 USD đến 1.200 USD tùy theo số file bị mã hóa. Theo ghi nhận của Bkav, hiện tại chưa nạn nhân nào thực hiện trả tiền chuộc cho hacker.
Để phòng chống virus, Bkav khuyến cáo: “Người dùng cần cài đặt phần mềm diệt virus thường trực cho máy tính của mình. Tuyệt đối không mở file đính kèm từ các email không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp bắt buộc phải mở để xem nội dung, người sử dụng có thể mở file trong môi trường cách ly an toàn Safe Run”.
Theo Báo Mới
Phát hiện mã độc tống tiền Virobot lây lan nhanh qua email
Một nhóm các nhà nghiên cứu bảo mật thuộc TrendLabs vừa thông báo về một loại mã độc (ransomware) mới, được họ đặt tên là Virobot, đang lây lan nhanh qua email và rất nguy hiểm.
Theo TheWindowsClub, mã độc tống tiền mới Virobot này tống tiền người dùng bằng cách mã hoá máy tính (ransomware), đang "tác oai, tác quái" với nhiều người dùng tại Mỹ, đặc biệt là nó đang lây lan rất nhanh qua email và có thể theo dõi hành vi gõ phím người dùng.
Thông báo đòi tiền chuộc của Virobot bằng tiếng Pháp
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi tồn tại trên máy tính của nạn nhân, Virobot sẽ tạo một mã khoá ngẫu nhiên để mã hoá tất cả các tài liệu quan trọng trên máy. Các file mà Virobot nhắm đến thường có đuôi là TXT, DOC, DOCX, XLS, XLSX, PPT, PPTX, ODT, JPG, PNG, CSV, SQL, MDB, SLN PHP, ASP, ASPX, HTML, XML, PSD, PDF và SWP, cho thấy khả năng bao phủ của Virobot rất rộng. Sau khi quá trình mã hoá các file kết thúc, Virobot sẽ hiện một dòng thông báo đòi tiền chuộc trên màn hình của người dùng.
Ngoài mã hoá máy tính, mã độc Virobot còn có tính năng như một botnet và spam. Trường hợp người dùng nhiễm ransomware này thông qua ứng dụng email Microsoft Outlook, Virobot sẽ tự động lấy danh sách liên lạc email trong máy của người đó để phát tán cho những người dùng khác một email chứa phần mềm ransomware này. Chính điều này đã làm cho ransomware này lây lan cực nhanh và nguy hiểm vô cùng.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu bảo mật của TrendLabs cũng phát hiện mã độc này còn bao gồm một hệ thống keylogger đơn giản, có thể ghi lại tất cả các thao tác gõ bàn phím của người dùng, sau đó gửi tất cả thông tin này đến một máy chủ. Nguy hiểm hơn, Virobot cũng cho phép người tạo ra ransomware này tải xuống phần mềm độc hại khác từ máy chủ của ransomware và thực thi nó.
Virobot cũng không phải là ransomware đầu tiên đi kèm với keylogger hoặc các thành phần khác. Trước đó, nhiều phần mềm độc hại đã được phát tán gần đây như LokiBot, Rakhni XBash,... cũng thường đi kèm với nhiều tính năng khác, như đào tiền ảo, botnet, keylogger,... với mục tiêu nhắm đến là nhiều đối tượng khác nhau, từ người dùng cá nhân cho đến đến các tổ chức, ngân hàng.
Theo PCWord
TSMC: con mồi béo của mã độc tống tiền WannaCry Vụ nhà sản xuất các linh kiện bán dẫn của Đài Loan (TSMC) bị virus tấn công mới đây, buộc hãng phải ngừng hoạt động một số nhà máy vừa được hãng này khẳng định là do biến thể của mã độc tống tiền WannaCry gây ra. Theo thông tin của trang thông tin điện tử Bloomberg vừa đưa ra, hiện tất cả...