Mã độc được tìm thấy trong máy tính mới mua ở Việt Nam
Không ít máy tính mới được mua về tại một số cửa hàng điện tử ở Hà Nội, TP HCM và chưa hề qua quá trình sử dụng nhưng đã bị nhiễm nhiều phần mềm nguy hiểm, trong đó có phiên bản Zeus khét tiếng.
Sau nghiên cứu chuyên sâu về an toàn máy tính tại Mỹ và khu vực Đông Nam Á, Microsoft tiếp tục công bố kết quả khảo sát được họ trực tiếp thực hiện tại Việt Nam. Hãng phần mềm này đã tiến hành mua hàng chục máy tính mới của các thương hiệu nổi tiếng như Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Samsung để phân tích.
Kết quả là có tới 92% trong số 41 ổ cứng trên máy tính cài hệ điều hành Windows lậu và 66% trong số 9 đĩa cài được nghiên cứu đã bị lây nhiễm. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á (trung bình 86% số đĩa cài và 48% máy tính cài Windows lậu đã bị nhiễm mã nguy hiểm).
Trong số này, Zeus là phần mềm đặc biệt nguy hiểm. “Đây là Trojan chuyên đánh cắp mật khẩu bằng phương thức ghi lại các ký tự bàn phím (keylogging) và một số cơ chế khác để đột nhập, tiếp cận nhận dạng tài khoản cá nhân, dữ liệu nhạy cảm… của nạn nhân. Theo Báo cáo xu hướng tội phạm mạng 2012 của RSA, Zeus đã gây thiệt hại lên tới 1 tỷ USD trên toàn cầu trong 5 năm trở lại đây”, ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, khuyến cáo.
Nhiều người dùng bị lừa mua máy tính đã tráo đổi linh kiện hoặc cài phần mềm giả.
Một phát hiện bất ngờ khác từ nghiên cứu này, 50% số ổ cứng trong máy tính của các thương hiệu hàng đầu (mà Microsoft mua về) đã bị người bán đánh tráo và thay bằng các mẫu HDD cấp thấp hơn có chứa sẵn phần mềm giả mạo. Có nghĩa, vì lợi nhuận trước mắt, một số cửa hàng thiếu uy tín đã cố tình bán cho người tiêu dùng không am hiểu về công nghệ những mẫu máy nổi tiếng nhưng bị tráo đổi bằng linh kiện rẻ tiền, phần mềm lậu có chứa mã độc thay vì phần mềm có bản quyền.
Video đang HOT
“Nhiều người tiêu dùng vô tình bị lợi dụng bởi tội phạm mạng dẫn đến máy tính của họ có thể bị làm hư hại nặng. Nạn sao chép được coi là một hành động bất hợp pháp”, bà Rebecca Hồ, Giám đốc sở hữu trí tuệ thuộc Microsoft khu vực Đông Nam Á, cho biết.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, quan niệm “mua máy tính có thương hiệu đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho máy” cần phải xem xét lại. Còn ông Nghiêm Xuân Thắng, Giám đốc điều hành chuỗi đại lý Trần Anh, cho rằng để giữ thông tin an toàn khỏi các hoạt động tội phạm, mọi người cần lựa chọn kỹ càng địa điểm mua máy tính, thiết bị điện tử. Quan trọng hơn, họ nên kiểm tra xem các sản phẩm này đã được tích hợp sẵn phần mềm có bản quyền hay chưa, cân nhắc trước các lời rao khuyến mãi khủng “tốt một cách đáng nghi ngờ”.
Theo VNE
Máy tính bảng Android của HP Tin hủy diệt với Microsoft
Trong nhiều năm trời, các chuyên gia đã kêu gọi và mong chờ sự sụp đổ của Microsoft.
Cũng trong từng ấy năm, Microsoft vẫn cứ tiếp tục tồn tại, bền bỉ và ngoan cường. Và có lẽ, chuyện đó đáng lẽ ra vẫn cứ tiếp diễn như vậy. Có lẽ, Microsoft sẽ vẫn cứ ổn.
Nhưng lần này, mọi chuyện đã thật sự bắt đầu trông khác đi.
Nhà sản xuất máy tính cá nhân truyền thống số 1 thế giời - HP vừa công bố kế hoạch bán ra chiếc máy tính bảng chạy trên hệ điều hành Android kích thước 7 inch với giá 170 đôla vào tháng Tư sắp tới. Mức giá đó thấp hơn cả giá của Amazon Kindle Fire HD hay chiếc Nexus 7 của Google - cả hai chiếc kể trên đều chạy trên hệ điều hành Android và đều được bán với giá 199 đô la. Và mức giá đó cũng thấp hơn nhiều so với chiếc iPad Mini giá 329 đô la của Apple.
Điều quan trọng nhất trong câu chuyện này đó là sản phẩm sắp ra mắt đó rẻ hơn đáng kể so với cái giá 650 đô la mà HP đưa ra cho chiếc ElitePad chạy trên hệ điều hành Windows của mình - một sản phẩm hướng nhiều hơn tới các khách hàng doanh nghiệp.
HP vẫn đang cố gắng duy trì cái gọi là "quan hệ ngoại giao" của mình. Trong một buổi phỏng vấn với The Verge, HP cho biết mình sẽ tạo ra một mảng sản phẩm máy tính bảng rộng lớn chạy trên cả Android và Windows. Mức giá sẽ trải từ 170 tới 700 đô la Mỹ tùy thuộc vào hệ điều hành sử dụng và các tính năng của chiếc máy tính bảng.
Vậy nên, có lẽ vẫn còn quá sớm để nói rằng HP đã hoàn toàn bỏ rơi Microsoft để theo đuổi một chiến lược "giá thấp, thị trường rộng" cùng với Android. Chúng ta hãy cùng chờ xem HP sẽ giới thiệu sản phẩm gì tiếp theo trong năm nay.
Nhưng điều đó cũng nói lên rằng chiếc máy tính bảng chạy trên Windowa 8 đầu tiên của HP là đắt hơn tương đối và nhằm tới những thị trường nhánh trong khi chiếc máy tính bảng Android đầu tiên của nó với giá rẻ lại nhằm tới thị trường phổ thông.
Và chỉ bởi vì giá rẻ thì không có nghĩa là nó có chất lượng thấp. Những phản ứng đầu tiên khi được trải nghiệm với chiếc máy tính bảng này của Gizmodo là khá lạc quan :
"Về phần cứng, bạn sẽ không bao giờ đoán được đó là một chiếc máy tính bảng giá 169 đôla Mỹ khi cầm nó trong tay. Nó có cảm ứng mượt mà và bề mặt bằng thép chống gỉ, và quan trọng hơn, cảm giác cầm rất chắc tay mà lại không hề nặng nề, và dù cầm ở dạng đứng hay xoay ngang thì cũng đều rất thoải mái nhờ vào kích thước 16:10. Về bản chất thì nó giống như là bạn đang được sử dụng một biến thể của một chiếc Nexus 7 có điều đã được làm khác đi, không tệ hơn nhưng rẻ hơn".
Chưa rõ HP có thể kiếm được tiền trên sản phẩm này hay không. Nhưng suy cho cùng, hầu hết mọi người tin rằng Amazon đang mất tiền vào chiếc Kindle Fire và chỉ hy vọng kiếm lại được thông qua việc bán các sản phẩm nội dung số. Còn HP thì không có nguồn doanh thu thay thế nào cả.
Có thể, HP với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đã biết cách giảm thiểu các loại chi phí. Hoặc có thể, sản phẩm đó khá là tệ so với với cảm nhận tốt đẹp ban đầu.
Dù tình huống ở đây là gì, có một lý do quá rõ ràng cho việc chiếc máy tính bảng đó chạy trên Android thay vì Windows 8. Android là miễn phí trong khi Windows 8, đi liền với các gói ứng dụng Office, đắt hơn nhiều. HP khó lòng kham nổi việc bán một chiếc máy tính bảng chạy trên Windows với giá 170 đô la Mỹ.
Và đó cũng chính là bài toán hóc búa cho Microsoft. Làm thế nào để tiếp tục kiếm ra những khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thế giới mà hệ điều hành tốt hơn cho điện thoại di động lại được Google cho không như thế ?
Thị trường máy tính bảng là tương lai của ngành công nghiệp máy tính. Doanh số bán ra của máy tính cá nhân đang giảm dần trong khi doanh số bán máy tính bảng đang tăng lên. Khi HP , nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới, quyết định rằng góc độ tốt nhất để tiếp cận người tiêu dùng trên thị trường máy tính bảng là thông qua việc sử dụng hệ điều hành Android thì đây quả là một tin chẳng tốt lành gì cho Microsoft.
Theo Genk
2013: Một năm xấu cho Microsoft và Intel Theo như nhà nghiên cứu Canalys, các máy tính đang chạy Hệ điều hành Windows của hãng Microsoft và chip của hãng Intel (Wintel) sẽ tiếp tục đánh mất thị trường vào tay máy tính bảng và điện thoại thông minh trong năm nay. Hãng nghiên cứu Canalys dự đoán, trong năm nay, các dòng máy tính cá nhân Wintel sẽ chỉ chiếm...