M&A bất động sản hấp dẫn nhà đầu tư
Thị trường bất động sản Việt Nam được giới đầu tư ví như “cánh diều no gió”, với các cơ hội hiện diện ở mọi phân khúc, ở nhiều hình thức, nhất là hình thức mua bán – sáp nhập (M&A).
Các nhà đầu tư cho rằng, hoạt động M&A sẽ là động lực chính cho các nhà đầu tư địa ốc trong thời gian tới.
Đến Việt Nam để thu lời
WeWork, start-up phát triển không gian làm việc chung (co-working space) “sừng sỏ” đến từ Mỹ, đang tìm cách nhanh chóng mở rộng tại thị trường Việt Nam, sau 3 tháng đưa không gian đầu tiên tại tòa nhà E.town Central (quận 4, TP.HCM) vào hoạt động. Trong bối cảnh thị trường văn phòng tại 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội đang khan hiếm mặt bằng cho thuê, nhiều địa điểm ở TP.HCM đã lọt vào mắt xanh của ông Turochas Fuad, Giám đốc điều hành WeWork khu vực Đông Nam Á.
Sự xuất hiện của start-up tỷ USD này không chỉ làm tăng niềm tin của giới đầu tưbất động sản nước ngoài tại Việt Nam, mà còn cho thấy, văn phòng cho thuê tiếp tục là một trong những phân khúc bất động sản hấp dẫn nhất.
Tại TP.HCM, hoạt động của thị trường cho thuê văn phòng được đánh giá là tốt nhất trong 5 năm qua với giá thuê trung bình tăng 8% theo năm, công suất cho thuê lên đến 97%. Trong khi đó, Hà Nội cũng ghi nhận giá thuê gộp trung bình tăng 3% theo năm.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội tiết lộ, mỗi ngày, Savills đều gặp gỡ các nhóm khách hàng, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Mỹ và châu Âu… hoặc các quỹ đầu tư toàn cầu, trong đó, có những nhà đầu tư lần đầu tìm hiểu về thị trường Việt Nam.
Video đang HOT
“Tất cả phân khúc thương mại, nhà ở đều đang được nhắm tới. Các quỹ đầu tư không đến thị trường này để phát triển dự án, mà thường mua các dự án đã đi vào vận hành và có doanh thu. Đó có thể là các tòa văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, các khách sạn 4 – 5 sao”, ông Matthew Powell cho biết.
Savills Việt Nam cũng đang thực hiện nhiều dự án định giá phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) và ông Matthew kỳ vọng, luồng vốn đầu tư sẽ đa dạng, hướng tới nhiều phân khúc hơn, bao gồm cả kênh bất động sản công nghiệp và kho vận.
M&A là động lực chính
Năm 2018, tổng quy mô thị trường bất động sản Việt Nam vào khoảng 25 tỷ USD, trong khi đó, dòng vốn bất động sản chiếm 80% ( thế giới chỉ ở mức 35%), tương đương gần 20 tỷ USD (450.000 tỷ đồng), chiếm 6,5% tổng dư nợ nền kinh tế và chiếm khoảng 16% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. Cơ cấu vốn khá rủi ro đó đã khiến dòng vốn từ ngân hàng ngày càng siết chặt, buộc các doanh nghiệp phải tính đến phương án gọi vốn ngoại thông qua các thương vụ M&A.
Dựa trên các giao dịch đã hoàn tất trong thời gian qua, ông Ben Gray, Giám đốc bộ phận Đầu tư các thị trường vốn (Cushman & Wakefield Việt Nam) cho rằng, các giao dịch M&A bất động sản thực sự hấp dẫn, thị trường bất động sản tiếp tục sôi động và vượt trội hơn các lĩnh vực khác.
Giới phân tích cho rằng, nhu cầu chuyển nhượng dự án tại Hà Nội và TP.HCM vẫn xoay quanh việc tìm mua và bán các dự án xây căn hộ, tổ hợp, văn phòng, khách sạn, căn hộ cho thuê, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học. Tuy nhiên, “khẩu vị” của các nhà đầu tư ở mỗi thị trường luôn khác nhau.
Chẳng hạn, nhu cầu tìm mua tòa nhà văn phòng, khách sạn hiện hữu ở TP.HCM nhiều hơn Hà Nội; các chủ tài sản ở Hà Nội có xu hướng nắm giữ lâu dài, còn chủ dự án ở TP.HCM lại sẵn sàng bán dự án cao hơn nhà đầu tư tại Hà Nội…
Hoặc, các nhà đầu tư Nhật Bản thường có 2 xu hướng. Thứ nhất, mua từ 20 – 30% cổ phần của một công ty để trở thành cổ đông chiến lược. Với nguồn vốn rẻ, họ sẽ cùng phát triển dự án, tạo ra các sản phẩm nhà ở mang phong cách Nhật Bản. Thứ hai, mua hoặc thuê dài hạn các tài sản như văn phòng cao cấp, khách sạn 4 – 5 sao, căn hộ cho thuê. Nhà đầu tư Nhật ưa thích các tài sản có dòng tiền đều đặn nhằm giảm thiểu rủi ro.
Còn khá sớm để bàn về tình hình M&A trên thị trường bất động sản trong 12 tháng tới, nhưng có nhiều lý do để các nhà đầu tư cho rằng, thị trường đang ở đoạn giữa của chu kỳ tăng trưởng và hoạt động M&A sẽ là động lực chính cho các nhà đầu tư địa ốc trong thời gian tới.
Anh Hoa
baodautu.vn
Chuyên gia: Muốn đầu tư vào bất động sản năm 2019 nhà đầu tư cần biết 5 yếu tố này?
Theo các chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam, năm 2019, khi đầu tư vào thị trường bất động sản, nhà đầu tư cần nắm chắc được tốc độ tăng trưởng của thị trường, hoặc phải phân tích được những tiềm năng của thị trường mới nổi.
Theo đó, các chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam đã chọn ra 5 yếu tố mà các nhà đầu tư bất động sản nên lưu ý khi quyết định đầu tư trong năm 2019.
Theo các chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam, điều đáng mừng nhất trong năm 2019 là những lo ngại về khủng hoảng sau khi chu kỳ bất động sản đạt đỉnh tăng trưởng trong năm 2018 đã không xảy ra. Và nhà đầu tư cần biết đến 5 yếu tố khi có ý định đầu tư vào thị trường bất động sản.
Theo các chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam, năm 2019, khi đầu tư vào thị trường bất động sản, nhà đầu tư cần nắm chắc 5 yếu tố.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của thị trường phát triển sẽ chững lại. Các chuyên gia bất động của Savills Việt Nam dựa trên số liệu nghiên cứu từ Real Capital Analytics trong 12 tháng tới tháng 9/2018 cho thấy sự sụt giảm trong số lượng giao dịch bất động sản tại các thị trường lớn tại Châu Á-Thái Bình Dương, ngoại trừ Hong Kong (TQ) và Hàn Quốc. Tổng số lượng doanh thu cũng giảm tới 25% trong quý 3/2018.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán thế giới, dẫn đầu là Hoa Kỳ, cũng chứng kiến sự sụt giảm trong năm qua. Tuy vậy, vẫn còn một lượng vốn khổng lồ trên thị trường dành cho bất động sản nhưng với tình hình hiện tại, liệu rằng các nhà quản lý sẽ chi tiêu khoản vốn này hay sẽ giữ lại trong một vài năm cho tới khi thị trường quay đầu tăng trở lại?
Thứ hai, cần quan tâm đến tiềm năng lớn tại những thị trường mới nổi. Theo đó, tại những thị trường đã phát triển ở mức cao và lãi suất cho vay tăng mạnh khiến tỷ suất thu hồi vốn đầu tư trở nên hạn chế. Bởi lẽ đó nên các nhà đầu sẽ cần tìm kiếm những thị trường có nhiều tiềm năng phát triển hơn; những yếu tố mà thị trường mới nổi đang sở hữu lại hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu này: sự phát triển dân số, sự gia tăng trong tài sản và nhu cầu lớn dành cho bất động sản trên mọi phân khúc. Đồng tiền tại các thị trường này cũng đang ở mức gần như thấp nhất mọi thời đại, khiến giá cả các sản phẩm bất động sản trở nên hợp lý về giá hơn. Tại Châu Á, Việt Nam thực sự là một tiêu điểm đặc biệt khi thị trường này đang ngày một trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư từ những thị trường đã phát triển cũng như đang xây dựng được một thị trường tiêu dùng của riêng mình. Ấn Độ cũng là một thị trường đàng quan tâm, sau khi luật đầu tư mới có hiệu lực thì môi trường đầu tư này cũng sẽ trở nên an toàn hơn, tạo điều kiện phát triển về cả quy mô và số lượng cho các dự án bất động sản.
Thứ ba, Proptech - tương lai đã tới. Theo các chuyên gia bất động sản Savills Việt nam, ước tính khoảng 3 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty Proptech trong năm 2018. Thêm vào đó, nhà đầu tư bất động sản đã trở nên nghiêm túc hơn khi nhìn nhận về tiềm năng của lĩnh vực này. Brookfield đã lập ra một đơn vị đầu tư mạo hiểm riêng để có thể đầu tư khoảng 200 triệu USD trong khoảng 3 năm tới cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ. Proptech hứa hẹn mang lại những cơ hội đầy hứa hẹn cho thị trường mới nổi tại Châu Á. Khác với những thị trường phát triển, đầu tư vào thiết bị công nghệ mới tại đây hứa hẹn sẽ không bị ảnh hưởng bởi chi phí chìm của số lượng tồn kho hiện tại.
Thứ tư, nhà đầu tư cần chú ý đến sự trỗi dậy của Nhật Bản. Thị trường bất động sản đã chờ đợi hơn một thập kỷ để các nhà đầu tư Nhật Bản hướng ra các thị trường nước ngoài. Trong những năm trước, lương hưu và bảo hiểm tại thị trường này được xem là thấp hơn so với các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore; bởi vậy quyết định đầu tư 1,3 tỷ USD vào Quỹ đầu tư Hưu trí (GPIF) của Chính phủ Nhật Bản có thể được xem như một quyết định bước ngoặt. GPFI và các quỹ tương tự có khả nẵng sẽ đầu tư hàng chục tỷ USD trong một thập kỷ tới.
Và cuối cùng, năm 2019 có thể là năm của những sự thay đổi trong bộ máy chính trị với cuộc tổng tuyển cử tại Ấn Độ, Indonesia, Philippines và cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản. Các nhà đầu tư có thể trông đợi vào tiềm năng của thị trường Ấn Độ bởi các chính sách của chỉnh phủ Narandra Modi đã rất cởi mở với doanh nghiệp và đưa ra những cải cách mới, đặc biệt có lợi cho lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, sự thiếu sót trong các chính sách phát triển cho người nghèo tại Ấn Độ rất có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả bầu cử lần này.
Phương Nam
Theo vietq.vn
Vốn FDI vào Việt Nam năm 2018 đạt gần 35,5 tỷ USD Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017. Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài...