Lybia nóng bỏng: LNA bao vây và bắn hạ
Thu đô Tripoli bi bao vây bơi lưc lương Quân đội miền Đông Libya do Tương Khalifa Hafter dân đâu, LNA băn trung UACV Thô Nhi Ky.
Ngày 14/12, Quân đội miền Đông Libya (LNA) tuyên bố đã thực hiện cuộc không kích nhằm vào căn cứ không quân Misurata, cách thủ đô Tripoli khoảng 200 km về phía Đông.
LNA đa tấn công căn cứ không quân Misurata.
Lưc lương nay tuyên bố họ vừa phá hủy một lô vũ khí lớn đang được Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao cho lực lượng trung thành với Chính phủ hiệp thương (GNA) tại thành phố biển Misrata của Libya.
Các mục tiêu ma LNA nhăm tơi la nơi được sử dụng để cất giữ máy bay không người lái TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ không quân Misutara. LNA đa đốt cháy và phá huỷ nhiều máy bay.
Trong thông báo chính thức, LNA tiết lộ rằng họ đã thu thập được thông tin tình báo chính xác về việc lượng lớn vũ khí, đạn dược, xe thiết giáp và nhiều thiết bị quân sự khác đã được chuyển tới căn cứ liên hợp không quân – hải quân Misrata. Thổ Nhĩ Kỳ là nơi xuất xứ của những vũ khí này.
“Khu vực tập kết hàng đã bị tấn công và phá hủy với độ chính xác cao, hết sức thành công, là kết quả của các vụ không kích. Các chiến đấu cơ của chúng tôi đã quay về căn cứ an toàn” – thông báo của LNA nêu rõ.
Chiêc UACV bi LNA băn ha đươc cho la do Thô Nhi Ky san xuât.
LNA tuyên bố họ đã bắn hạ 1 máy bay không người lái vũ trang (UACV) của Thổ Nhĩ Kỳ ở gần Thủ đô Tripoli của nước này. Chiếc UACV này bị bắn hạ ở gần khu vực Ain Zara, nằm ở Đông Nam Tripoli khi nó đang làm nhiệm vụ hỗ trợ các lực lượng của Chính phủ GNA.
Các nguồn ủng hộ LNA đã công bố một số bức ảnh cho thấy xác của chiến UACV này và nó chính là loại Bayraktar TB2, do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Thông cáo cũng khẳng định việc Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ thiết bị quân sự cho lực lượng thân cận Chính phủ GNA là vi phạm lệnh cấm vận vũ khí mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt đối với nước này. LNA cảnh báo các tàu và máy bay được sử dụng để vận chuyển thiết bị quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành mục tiêu tấn công.
Video đang HOT
Bao cao tư cac phương tiên truyên thông My trươc đo cho biêt, tinh đên ngay thư 7, quân đôi LNA đa tiên vao va chiêm đong xung quanh Thu đô Tripoli.
Đây la chiên dich đươc băt đâu tư ngày 12/12. Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu LNA đã tuyên bố khởi động chiến dịch quân sự cuối cùng tại các khu vực trong và lân cận thủ đô Tripoli nhằm giành quyền kiểm soát toàn bộ thủ đô. LNA đã tiến công vào thủ đô Tripoli theo 2 hướng.
Các đơn vị của LNA đã thiết lập quyền kiểm soát tại Học viện đào tạo sĩ quan cảnh sát ở Saladin, Nam Tripoli. Lực lượng LNA cũng tiến công từ hướng Tây Nam thủ đô, chiếm giữ những tuyến đường nằm giữa khu vực al-Sa’diyah và al-Tugar.
Tướng Ahmed al-Mismari tuyên bố, Không quân LNA đã thiết lập vùng cấm bay trên không phận thủ đô của Libya.
Truyên hinh Al-Arabiya TV thuộc sở hữu của Saudi Arabia cho biêt, các lực lượng của ông đã chiếm được vùng ngoại ô Ain Zara, cũng như một căn cứ dân quân dưới sự kiểm soát của các lực lượng trung thành với chính phủ Tripoli của Thủ tướng Fayez al-Sarraj.
Truyên thông Thô Nhi Ky dân lơi Bô trương Nôi vu cua chinh quyên GNA – ông Fathi Bashaga cho răng, cac lưc lương LNA nhân đươc sư trơ giup đăc lưc, bao gôm nhưng toan linh đanh thuê cua Nga, Ai Câp va Cac tiêu Vương Quôc A-râp thông nhât.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ kiêm Người phát ngôn, ông David Schenker cho răng, linh đanh thuê Nga tai Libya đa thưc hiên vu tân công pha huy may bay không ngươi lai vũ trang MQ-9 Reaper cua My đang hoat đông tai Libya. Trong khi đo, tơ New York Time trươc đo nói răng co khoang 200 linh đanh thuê Nga đang hiên diên tai Libya.
Trươc nhưng tuyên bô nay, Moscow khăng đinh ho không gưi toan linh đanh thuê nao đên Libya ca.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nhân đinh răng, thay vi sư xuât hiên cua Nga hay quân đôi Nga ơ bât cư điêm nong nao trên thê giơi, thê giơi nên đăt câu hoi ca vơi nhưng lưc lương phương Tây hiên diên ơ đo trươc.
“Đối với những tin đồn (về lính đánh thuê Nga) đang được các đồng nghiệp ở Mỹ lan truyền, tôi tự hỏi tại sao những người lính phục vụ trong quân đội của các nước NATO lại có thể hiện diện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, kể cả ở Địa Trung Hải và Syria, dù thực tế là không ai mời họ. Sao không ai đặt câu hỏi về họ?” – Ngoai trương Lavrov nhân đinh.
Hai Lâm
Theo baodatviet.vn
Mỹ bất lực tố Nga gây bất ổn kinh ngạc Libya
Mỹ mô tả sự hiện diện của Nga là "gây bất ổn đáng kinh ngạc", rằng "làm dấy lên nỗi ám ảnh về số lượng lớn thương vong trong dân chúng".
Mỹ bất ngờ lo cho dân Libya
Ngày 26/11, David Schenker, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Cận Đông, lên tiếng cáo buộc Nga triển khai một lực lượng quân sự đáng kể tới Libya để hỗ trợ Tướng Khalifa Haftar, người đã chỉ đạo Quân đội Quốc gia Libya (LNA) phát động một cuộc tấn công hồi tháng 4/2019 để giành quyền kiểm soát Tripoli từ tay Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA). Quan chức Mỹ cũng chỉ trích động thái của Nga "gây bất ổn" cho đất nước Bắc Phi này.
Trước đây, hãng tin CNN của Mỹ từng dẫn lời các quan chức nước này cho rằng có hàng trăm lính đánh thuê Nga liên kết với Tập đoàn Wagner, một tổ chức bán quân sự có quan hệ với Điện Kremlin, đã có mặt ở Libya, hoạt động thay mặt Moscow và giúp Tướng Haftar chiếm giữ Tripoli.
Tướng Khalifa Haftar (phải) trong một cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu
Đến nay, đích thân một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ như ông Schenker đưa ra lời cáo buộc đích danh Nga đang triển khai quân đội thường xuyên tại đó. Quan chức Mỹ nói: "Lực lượng quân đội thường trực của Nga đang được triển khai với số lượng đáng kể để hỗ trợ LNA".
Ông này đồng thời mô tả sự hiện diện của người Nga là "gây bất ổn đáng kinh ngạc", rằng "làm dấy lên nỗi ám ảnh về số lượng lớn thương vong trong dân chúng".
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 25/11 cho biết một phái đoàn cấp cao của Mỹ đã gặp gỡ Tướng Haftar hôm 24/11 để "thảo luận những bước đi nhằm đạt được một sự đình chiến và một giải pháp chính trị đối với cuộc xung đột ở Libya". Phái đoàn bao gồm Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ về các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi Victoria Coates, các đại diện cấp cao của Bộ Ngoại giao, Bộ Năng lượng và quân đội Mỹ.
Tuyên bố cho biết thêm: "Các quan chức nhấn mạnh sự ủng hộ hoàn toàn của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Libya, đồng thời bày tỏ quan ngại nghiêm trọng đối với việc Nga lợi dụng cuộc xung đột, và từ đó khiến cuộc sống của người dân Libya bất ổn".
Trong khi công kích việc Nga hợp tác với Tướng Hafta, ông Schenker lại biện minh cho các cuộc họp giữa các quan chức Mỹ với nhân vật này, cho rằng các cuộc họp như vậy đã diễn ra từ lâu. Ông Schenker: "Điều quan trọng là chúng tôi giao thiệp với ông ấy ở cấp cao hơn. Chúng tôi đang cố gắng tìm một giải pháp ngoại giao".
Mỹ và các đồng minh không thể chối bỏ trách nhiệm khi tàn phá Libya và tạo ra hỗn loạn tại đất nước này
Thời gian qua, Mỹ ngày càng lớn tiếng phản đối sự hiện diện của Nga ở Libya, cho rằng Moscow đang tìm cách thiết lập một ví trị ở quốc gia Bắc Phi này nhằm thách thức sườn phía Nam của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ tin rằng lực lượng lính đánh thuê Nga có thể là bên chịu trách nhiệm cho việc bắn hạ một máy bay không người lái của quân đội Mỹ hôm 21/11 khi nó bay qua Tripoli hồi tuần trước.
Khi được hỏi liệu lính đánh thuê Nga có phải là bên chịu trách nhiệm cho vụ việc, người phát ngôn Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Phi (AFRICOM) Nate Herring nói: "Chúng tôi không thể bình luận thêm vì vụ việc này đang được điều tra".
Sự khôn khéo của người Nga
Trước khi trách người Nga, có lẽ Mỹ nên trách bản thân vì chính Washington đóng vai trò then chốt trong quá trình tạo ra một Libya hỗn loạn như hiện nay. Trong khi đó, giới phân tích cho rằng Nga đã quá khôn khéo trong cách tiếp cận của mình.
Nga đã gia nhập với các đồng minh của Mỹ bao gồm Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Ai Cập và Pháp trong việc ủng hộ ông Haftar vì ông nắm giữ các nguồn dầu mỏ của Libya và nhấn mạnh rằng người Hồi giáo chi phối chính phủ Tripoli. Nga đồng thời phản đối dự thảo nghị quyết của Anh vì đổ lỗi cho sỹ quan nổi dậy này gây ra cuộc nội chiến ở Lybia.
Nga thể hiện tầm nhìn xa ở Libya
Nga đặt Mỹ vào tình huống khó xử vì không thể phản đối và rõ ràng không muốn phá vỡ quan hệ với một số đồng minh Trung Đông gần gũi nhất của mình.
Sự ủng hộ của Nga đối với Tướng Haftar cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Moscow coi Trung Đông và Bắc Phi như một khu vực trong đó Nga có thể thách thức Mỹ thành công.
Học giả an ninh quốc gia Nga Stephen Blank lập luận rằng chiến lược của Nga bắt nguồn từ tư tưởng của Yevgeny Primakov, một chuyên gia Nga về Trung Đông, một nhà ngôn ngữ và cựu trùm phản gián, ngoại trưởng và là phó thủ tướng Nga.
Ông Primakov coi Trung Đông như một khu vực quan trọng để đối chọi với Mỹ mà sẽ giúp Nga giành lại vị thế cường quốc toàn cầu và khu vực, và sẽ trở thành một cực trong thế giới đa cực.
Cũng theo chuyên gia này, tại Trung Đông, Syria đã cho Nga cơ hội thể hiện sức mạnh quân sự mà không vấp phải sự thách thức của Mỹ. Nga đã sử dụng đòn bẩy kinh tế và chính trị của mình để thúc đẩy quan hệ liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ và quan hệ đối tác với Iran. Cách tiếp cận này làm suy yếu ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Caucasus và Trung Á.
Mỹ vẫn đủ dũng cảm để lên tiếng bày tỏ lo lắng cho người dân Libya
Theo giới phân tích, Nga vẫn chứng minh đủ khôn khéo hơn nhiều so với Trung Quốc hay Mỹ trong việc thúc đẩy chủ nghĩa hòa bình ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Về phần mình, Moscow luôn nhất quán quan điểm ủng hộ độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi, trong đó có Syria và Libya.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng nói: "Chúng tôi tin rằng tương lai của Libya phải được định đoạt bởi chính người dân Libya. Chúng tôi chắc chắn rằng không có sự thay thế cho một cuộc đối thoại nội bộ của tất cả các bên ở Libya.
Công việc của chúng ta là cổ vũ tinh thần với niềm tin rằng Libya xứng đáng có được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ".
Đông Triều
Theo baodatviet.vn
Ngoại trưởng Lavrov bác tin lính đánh thuê Nga hiện diện ở Libya Ông Lavrov nói rằng "không ai đặt câu hỏi" khi các binh sỹ NATO xuất hiện bất hợp pháp ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Các tay súng ủng hộ Chính phủ được Liên hộ quốc bảo trợ xung đột với lực lượng nổi dậy Quân đội quốc gia Libya (LNA) tại Tripoli ngày 20/8/2019. (Ảnh: THX/TTXVN) Bộ trưởng Ngoại...