Lý thuyết khoa học mới về các ngoại hành tinh biến mất một cách khó hiểu
Năm 2004, kính viễn vọng Hubble đã phát hiện ra một sự vật giống như một ngoại hành tinh (hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta) khổng lồ và NASA đặt tên nó là Fomalhaut b.
Hình ảnh ánh sáng do kính viễn vọng không gian Hubble thu được, cho thấy một vành đỏ bụi và mảnh vụn bao quanh ngôi sao Fomalhaut và hành tinh mới phát hiện ra có tên Fomalhaut b.
Khám phá thú vị này là một trong những lần đầu tiên các nhà khoa học có thể thu được hình ảnh của một ngoại hành tinh.
Tuy nhiên, trong những bức ảnh mới đây, dường như hành tinh này đã biến mất. Hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng hành tinh này chưa từng tồn tại ngay từ đầu.
Thay vào đó, ngoại hành tinh mà chúng ta vẫn gọi là Fomalhaut b vốn là một đám mây bụi tán sắc, được sinh ra từ một vụ va chạm mạnh giữa hai vi thể hành tinh (thiên thể đá rất nhỏ). Lý thuyết này được đưa ra trong một nghiên cứu đăng trên Kỷ yếu Viện hàn lâm Khoa học quốc gia, Mỹ.
Nói cách khác, nó có thể chỉ là rác vũ trụ.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu trình bày những điều họ cho là đã xảy ra đối với hành tinh đã biến mất từ lâu này. Trong nhiều năm, nó xuất hiện trên những bức ảnh như một khối mờ xoay quanh một ngôi sao cách dải Ngân Hà 25 năm ánh sáng.
Nhưng thời gian trôi qua, các hình ảnh này càng mờ dần. Đến năm 2014, không còn hình ảnh nào của nó trên bất kỳ kính viễn vọng nào nữa. Các nhà nghiên cứu tin rằng những gì mà kính viễn vọng Hubble đã ghi nhận được chỉ là 2 vật thể băng giá va chạm với nhau, sinh ra một khối bụi khổng lồ trông giống như một hành tinh.
Các nhà thiên văn học nghiêng về ý kiến cho rằng ngoại hành tinh này chưa từng bắt đầu tồn tại, nhưng ít nhất cách giải thích ban đầu khi nó bắt đầu xuất hiện để cho rằng nó là một hành tinh cũng rất thú vị.
Nhà nghiên cứu Andras Gaspar ở Đài quan sát Steward của Trường đại học Arizona nói rằng những vụ va chạm này cực kỳ hiếm và vì thế rất đáng để chúng ta tìm hiểu bằng chứng của việc gì đã xảy ra.
Phạm Hường
Bí ẩn những hành tinh ma trong vũ trụ, vừa nghe đã thấy "rợn người"
Trong nhiều năm, các nhà thiên văn học đã "tóm" được không ít những hành tinh ma bí ẩn trong vũ trụ. Từ một cánh cửa địa ngục đáng sợ, đến hành tinh "đào tẩu" kỳ lạ khác xa mọi thiên thể trong Hệ Mặt Trời.
Cánh cổng địa ngục: Hành tinh HD 189733b liên tục phát ra một vòm cổng năng lượng đốt cháy cách Trái Đất khoảng 60 năm ánh sáng. Người ta gọi đó là cánh cổng địa ngục trong không gian bởi bất kỳ thiên thể nào đến gần cũng bị thiêu rụi.
Hành tinh ma trong vũ trụ: Các nhà thiên văn học từng phát hiện được hành tinh có tên Kepler-19, cách Trái Đất 650 năm ánh sáng. Hành tinh này quay quanh một ngôi sao rất giống Mặt Trời, đôi lúc nó chuyển động nhanh lên và đôi lúc lại chậm hơn 5 phút để hoàn thành quỹ đạo.
Nồi đun sôi của vũ trụ: Ngoại hành tinh Gliese 1214 b chứa nhiều nước và có áp lực "tử thần" Nó có nhiệt độ cực cao khiến nước ở đây luôn trong trạng thái plasma, tạo ra những đại dương đặc quánh.
Hành tinh "hai mặt": Ngoại hành tinh già CoRoT-2a có hai mặt tan chảy trông vô cùng đáng sợ. Điều này xảy ra bởi mỗi ngày hành tinh này phải chịu sự tác động khủng khiếp từ tia X khiến mỗi giây, 5 triệu tấn vật chất bề mặt của nó lại bị tan chảy.
Con của "người mẹ ma": Một trong những hành tinh ma bí ẩn trong vũ trụ được phát hiện qua Kính viễn vọng không gian Kepler được xem là "siêu khủng". Nó nặng gấp 4.134 lần Trái Đất, có 2 ngôi sao mẹ, là một cặp nhị phân tên KIC 10544976, nhưng chỉ có... 1 mẹ còn sống.
Hành tinh liên quan đến lỗ đen quái vật: Nghiên cứu bởi Đại học Kagoshima (Nhật Bản) đã chứng minh sự tồn tại của một "hệ mặt trời" quái dị, có thể có tới... 10.000 hành tinh. Tuy nhiên trung tâm của nó là một "lỗ đen quái vật" - tên mà các nhà thiên văn học dùng để chỉ dạng lỗ đen siêu khối cực kỳ to lớn và mạnh mẽ.
Hành tinh "đào tẩu": Tháng 6-2019, các nhà khoa học "tóm" được một dạng hành tinh được đặt biệt danh là "ploonets". Chúng là những mặt trăng... bỏ trốn, rời khỏi hành tinh của chúng và lao với tốc độ lớn về phía sao mẹ của hệ hành tinh mới.
Hành tinh ma lúc ẩn lúc hiện: Kính viễn vọng Hubble của NASA đã từng phát hiện một ngoại hành tinh có tên TMR-1C khoảng 15 năm trước. Sau một thời gian biến mất, tới năm 2009, kính viễn vọng Canada-France-Hawaii lại nhìn thấy hành tinh "ma" này.
Các sự thật đáng kinh ngạc về Hệ mặt trời của chúng ta | Soi Sáng. Nguồn: Youtube
Mộc Nhiên
Phát hiện sao lùn trắng đầu tiên trong hệ sao nhị phân Ngôi sao lùn trắng này có khối lượng bằng khoảng 0,325 lần Mặt Trời, có thành phần chủ yếu là helium. Các nhà thiên văn học từ Đại học Sheffield của Anh hôm 16/3 công bố trên tạp chí Nature Astronomy, cho biết, lần đầu tiên phát hiện một ngôi sao lùn trắng bên trong hệ sao đôi, còn được gọi là sao...