Lý sự
Anh chàng nọ khinh khỉnh nhìn bức tượng nhà thơ Goethe rồi nói:
- Ông này đáng gì mà được dựng tượng nhỉ? Không phải một ông vua, cũng chẳng phải một ông tướng! Ông này chỉ làm mỗi một việc, là viết được tác phẩm “Những tên cướp”.
- Anh nhầm rồi – người đứng bên cạnh nói, – tác giả của “Những tên cướp” là Schille cơ mà
- Đấy, thấy chưa, ngay cả “Những tên cướp” cũng không phải do ông ta viết.
Theo Trí Thức Trẻ
Danh ca Mộc Lan: Cuộc đời chìm nổi của họa mi gắn với những ông vua không ngai
Mộc Lan là nữ ca sĩ nổi tiếng nhan sắc lộng lẫy, giọng ca mượt mà đã giúp cô gái gốc Hải Phòng trở thành biểu tượng của làng giải trí một thời.
Thế nhưng, ông trời không cho ai tất cả, mặc dù cái tên Mộc Lan thường được sánh đôi cùng các "ông vua", "ông hoàng" nhưng những ngày cuối đời, bà phải sống với nhiều những nhọc nhằn, vất vả và cả nỗi ưu tư chất chứa.
Video đang HOT
Cô gái nghèo trở thành biểu tượng
Ca sĩ Mộc Lan tên thật là Phạm Thị Ngà, sinh năm 1931, ở Hải Phòng trong một gia đình có 8 anh em. Sau khi cha mất, vì gia cảnh khó khăn nên đầu những năm 1940, bà cùng anh lớn vào Sài Gòn tha phương cầu thực. Tại Sài Gòn phồn hoa, cô gái sở hữu nhan sắc lộng lẫy này may mắn gặp được nhạc sĩ Lê Thương. Ông chính là người đã dìu dắt bà trở thành ca sĩ và trao cho nghệ danh rất đẹp Mộc Lan.
Danh ca Mộc Lan.
Ca khúc giúp cái tên Mộc Lan tỏa sáng là Đi chơi chùa Hương (nhạc sĩ - GS Trần Văn Khê phổ từ bài thơ Chùa Hương (hay Cô gái chùa Hương) của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp). Ca khúc này kén người hát vì xen kẽ giữa những đoạn hát là phần ngâm thơ và không phải ai cũng có thể thể hiện được nó. Thế nhưng, Mộc Lan đã thể hiện rất thành công Đi chơi chùa Hương. Giọng hát của bà đã chinh phục mọi khán giả và nhanh chóng chiếm trọn trái tim của công chúng.
Ngoài Đi chơi chùa Hương, Mộc Lan còn thể hiện thành công các bản: Tiếng thời gian, Hình ảnh một buổi chiều (Lâm Tuyền); Gởi gió cho mây ngàn bay, Chuyển bến (Đoàn Chuẩn); Thoi tơ (Đức Quỳnh); Nhớ nhung (Thẩm Oánh); Phố buồn (Phạm Duy)...
Trong những năm 1950, Mộc Lan là cái tên nổi tiếng khắp làng giải trí với biệt danh họa mi. Không chỉ sở hữu giọng hát vi vút như tiếng hót của họa mi, Mộc Lan còn là cô gái sở hữu nhan sắc "đẹp như tranh vẽ". Mộc Lan không chỉ là nữ ca sĩ có mặt ở mọi đại nhạc hội, quán bar mà còn là gương mặt tràn ngập các kệ đĩa. Ngày ấy, cái tên Mộc Lan là bảo chứng doanh thu của mọi đêm nhạc, các đĩa hát có tên bà luôn trong tình trạng cháy kệ.
Trong ký ức của nhà văn Trần Áng Sơn - em ruột ca sĩ Mộc Lan - bà có giọng hát thiên phú và vẻ đẹp toàn diện từ "chân tơ đến kẽ tóc", "da trắng như trứng gà bóc, răng đều tựa như hạt cườm, tay cứ như tay tiên". Giọng hát mượt mà, mềm mại như liễu rủ, tiếng hát ấy không chỉ phủ sóng Sài Gòn phồn hoa mà còn khuấy đảo các sân khấu ca nhạc lẫn trong Nam, ngoài Bắc.
Tài năng, nhan sắc, Mộc Lan có tất cả, thế nhưng,... ông trời chẳng cho ai mọi điều và với nữ danh ca nức tiếng này cũng vậy. Khi trở thành nữ ca sĩ của mọi nhà, Mộc Lan đã làm say mê biết bao chàng trai, nhưng cũng vì quá được say, quá được mê mà cuộc đời của bà phải trải qua những đoạn trường.
Đường tình truân chuyên
Hoa Mộc Lan là một loài hoa đẹp. Nó mang vẻ đẹp kiêu sa, thanh thoát và thường có màu trắng hoặc màu tím. Ấy thế nhưng, những cánh hoa ấy lại dễ bị giập và khi giập thì chuyển sang màu nâu. Nói về hoa, ngẫm đến chuyện đời, đặc trưng của loài hoa ấy dường như đã vận vào cuộc đời của người ca sĩ hương sắc, tài danh Mộc Lan.
Nói đến những người đàn ông đã bước vào cuộc đời của họa mi Mộc Lan có lẽ phải nhắc đến nhạc sĩ Châu Kỳ đầu tiên. Đây là người đàn ông yêu bà tha thiết và cũng đau đớn đến tận cùng vì tình yêu đó. Gặp nhau ở chốn Sài Gòn phồn hoa, cặp trai tài gái sắc nhanh chóng bén duyên và tạo nên hiện tượng của làng nhạc. Khi ấy, Châu Kỳ là nhạc sĩ tài hoa còn Mộc Lan là chim họa mi có giọng ca vang khắp Bắc - Trung - Nam. Không chỉ là tình nhân trong âm nhạc, họ còn khiến người ta nức lòng khi nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên, hôn nhân của họ lại chẳng thể bền lâu vì chú chim họa mi kia dù là hoa đã có chủ nhưng sự mỏng manh của đóa Mộc Lan vẫn khiến nhiều chàng trai mê đắm.
Sau nhiều sóng gió, hôn nhân của "vua nhạc trữ tình" Châu Kỳ và họa mi Mộc Lan tan vỡ trong sự tiếc nuối của nhiều người. Sau đổ vỡ, Châu Kỳ chìm đắm trong khổ đau, chông chênh suốt một thời gian dài. Với Mộc Lan, cuộc hôn nhân không trọn vẹn này cũng đã để lại trong bà những khoảng trống và có lẽ, chẳng thể nào lấp đầy.
Nữ danh ca Mộc Lan cùng những giọng ca nổi danh thời ấy.
Người đàn ông thứ hai thường được người ta nhắc tới khi nói đến nữ ca sĩ Mộc Lan chính là "ông hoàng slow" Đoàn Chuẩn. Trong một lần hát ca khúc Đi chơi chùa Hương ở Nhà hát Lớn, nữ ca sĩ Mộc Lan đã khiến chàng nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ngây ngất. Khi ấy, Đoàn Chuẩn nổi tiếng vì đẹp trai, tài hoa và phong lưu bậc nhất. Đoàn Chuẩn là con của chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng thơm ngon và giàu có ở Hải Phòng nên "cái nết" ăn chơi của ông nổi tiếng từ Hải Phòng đến Hà Nội. Người ta nói rằng, nói về độ ăn chơi có lẽ Đoàn Chuẩn chỉ thua bậc tiền bối là công tử Bạc Liêu.
Ngay từ lần gặp đầu tiên, Đoàn Chuẩn đã say mê giọng hát, nhan sắc rực rỡ của Mộc Lan và quyết tâm chinh phục người đẹp. Tuy nhiên, vì thời gian Mộc Lan ở Hà Nội quá ngắn nên ông không có dịp giãi bày. Khi chim họa mi xinh đẹp quay về Sài Gòn, ông cũng đáp máy bay vào theo. Thế nhưng, khi đến nơi ông mới biết, nàng là hoa đã có chủ. Mặc dù bẽ bàng nhưng nhạc sĩ họ Đoàn vẫn chi một khoản tiền lớn cho một tiệm hoa và yêu cầu ông chủ ngày nào cũng mang hoa đến tặng nàng. Trước những cánh hoa bí ẩn, Mộc Lan rất tò mò và sau đó thì biết, nó đến từ nhạc sĩ ăn chơi nức tiếng ở miền Bắc Đoàn Chuẩn.
Một ngày nọ, bà nhận được cánh thư từ phương Bắc. Lá thư ấy là một bài hát với những lời tỏ tình đầy yêu thương: "Gởi gió cho mây ngàn bay. Gởi bướm đa tình về hoa. Gởi thêm ánh trăng, màu xanh lá thư về đây với thu trần gian...". Sau này, Đoàn Chuẩn còn viết bài Gởi người em gái (tựa cũ Gởi người em gái miền Nam) tặng cho Mộc Lan.
Một "ông vua" khác cũng đã bước vào cuộc đời của nữ danh ca Mộc Lan là "ông vua tango" Hoàng Trọng - Trưởng ban nhạc Tiếng Tơ Đồng mà Mộc Lan đang là ca sĩ chính.
Nhà văn Trần Áng Sơn nói về Hoàng Trọng như sau: "Trong con mắt tôi, anh không phải là mẫu người phụ nữ thích. Người tầm thước nhưng hơi nặng nề, nước da ngăm bì bì, gương mặt không có cá tính. Tuy nhiên, tính anh lại rất hiền, củ mỉ cù mì, ít nói, thuộc loại tán gái bằng cách ngồi lì, chẳng nói và có lẽ cũng chẳng liếc mắt đưa tình. Anh rất thường đến thăm chị tôi, mỗi lần anh đến, anh ngồi một đống. Đến âm thầm khi về cũng lặng lẽ. Lối tán này hình như làm chị tôi... hết chịu nổi! Có vẻ như anh không phải là kẻ đi chinh phục, lại không biết gì về tâm lý phụ nữ và thế là anh bị "knock- out" ngay ngưỡng cửa nhà tôi" (Những trang sách khép mở).
Một điều đặc biệt mà không nhiều người biết chính là Châu Kỳ và Hoàng Trọng có một tình bạn thâm giao. Họ từng đứng tên chung trong vài tác phẩm (nhạc Hoàng Trọng, lời Châu Kỳ) như: Nhắn người giang hồ, Tiếng nhạc trong sương, Hững hờ.
Cuộc đời của nữ danh ca Mộc Lan gắn liền với các "ông vua", "ông hoàng" không ngai của làng nghệ thuật. Ai cũng yêu bà tha thiết, yêu đến cháy bỏng, nhưng rồi cuối đời nữ danh ca nức tiếng ngày nào phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, lặng lẽ với những nỗi đau thầm kín. Bà mất năm 2015 tại Sài Gòn.
Theo doisongphapluat
Chùm ảnh hài hước không thể bỏ qua: Anh chàng háo sắc sung sướng ngắm 'dàn người đẹp' bên bể bơi Chiếc xe của bác tài xế vui tính; Biển báo gây hoang mang... Cùng điểm qua chùm ảnh hài hước không thể bỏ qua nhé! Xin chào các cô em xinh đẹp! Lỡ mạnh chân ga một chút mà giờ phải khổ sở thế này đây. Làm gì vậy người đẹp, buông tay tui ra đi, tui không phải là người dễ dãi....