Lý Sơn tan hoang nhà cửa, hàng loạt tàu thuyền bị đánh chìm
Bão số 9 quét qua đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trước khi đổ bộ vào đất liền khiến nhà cửa, tàu thuyền trên đảo tan tành, đổ nát.
Người dân tìm dây neo của thuyền – Ảnh: CHÍ TÂM
Trưa nay 28-10, bão số 9 đã đổ bộ. Lúc 12h, tâm bão trên đất liền Đà Nẵng – Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 12-13 (115-135km/h), giật cấp 15.
Trước đó, bão đã cuồng nộ trên khu vực biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên và ảnh hưởng trực tiếp đến đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi cơn bão này quét qua, hòn đảo xinh đẹp trở nên tan hoang, đổ nát.
“Đã hơn 30 năm mới hứng chịu một cơn bão khủng khiếp đến như vậy. Trước đây vào năm 2009 cũng có bão lớn nhưng thiệt hại không bằng bão số 9 này. Có khu vực 2/3 nhà cửa tại đây bị hư hỏng, tan hoang sau khi bão qua” – anh Tâm, người dân trên đảo, cho biết.
Vào thời điểm bão gần đổ bộ, người dân trên đảo đã được đưa xuống các hầm do quân đội quản lý để trú ẩn, đảm bảo an toàn.
Tàu thuyền bị bão đánh chìm – Ảnh: CHÍ TÂM
Các tàu bị sóng nước đánh chìm – Ảnh: CHÍ TÂM
Tường của một căn nhà cấp 4 bị đổ – Ảnh: CHÍ TÂM
Video đang HOT
Tan hoang khu vực bờ biển – Ảnh: CHÍ TẤM
Nhà dân bị hư hại nặng – Ảnh: CHÍ TÂM
Một căn nhà bị tốc mái – Ảnh: CHÍ TÂM
Khung cảnh tan hoang sau bão – Ảnh: CHÍ TÂM
Đêm trong những khu sơ tán tránh bão Molave
Trong đêm tránh bão Molave, người dân miền Trung ở các khu sơ tán không ngủ được vì lo cho nhà cửa, tài sản.
Tối 27/10, Nhà chống bão đa năng Lộc Phước 1, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp với 16 hộ dân (46 người) được đưa đến tránh bão. Nhà chống bão có sức chứa khoảng 100 người. Đêm trước khi bão đổ bộ, khu vực này có một cán bộ phường, một cảnh sát khu vực, cùng dân phòng, tổ dân phố để bảo vệ và hỗ trợ người dân.
Cách đó khoảng 1,5 km, chị Trần Thị Tâm, 30 tuổi, cùng con trai 2 tháng tuổi di dời từ nhà cấp 4 đến điểm tránh bão trường Tiểu học Nguyễn Phan Vinh (quận Sơn Trà). Chị Tâm cho biết chồng là lính hải quân, đang trực 100% quân số để sẵn sàng đi cứu hộ, cứu nạn. Ở nhà cấp 4 không an toàn nên chị chủ động đi trú tránh.
Trường THCS Kim Đồng, phường Sơn Phong, TP Hội An, Quảng Nam là một trong hai điểm sơ tán dành cho dân cư các vùng sạt lở của phường Cửa Đại. Trường gồm 15 phòng, mỗi phòng 45 m2, có sức chứa 25- 30 người.
Theo ông Lê Viết Phúc, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hội An, tính đến đêm 27/10, điểm sơ tán này có 99 người, với 36 trẻ dưới 10 tuổi, và 22 người trên 65 tuổi. Tại đây có 20 cán bộ địa phương, gồm lực lượng công an, y tế, thanh niên, dân phòng, hội phụ nữ túc trực.
Bữa tối đầu tiên tại nơi sơ tán, mỗi người nhận hai chiếc bánh chưng, một gói bánh quy và một chai nước, riêng trẻ em có thêm bánh bao nhân thịt đề phòng đói đêm. Toàn bộ lương thực cùng chiếu, chăn, gối được chính quyền địa phương chuẩn bị sẵn một ngày trước.
16h ngày 27/10, chị Phạm Tiền cùng chồng con lên xe máy đi sơ tán, chỉ kịp mang theo hai bộ quần áo cho hai con nhỏ và gói bánh ngọt. Cô con gái nhỏ mới 5 tuổi, đã biết phải rời nhà vì có bão, ôm mặt mẹ, nhắc "mẹ đừng buồn, mai mình được về nhà".
33 năm sống ven biển, 6 lần chứng kiến bão phá nát nhà cửa của cha mẹ và của chính mình, chị Tiền chỉ mong sau cơn bão lần này, người dân quê mình toàn mạng trở về làm lại mọi thứ từ đầu.
Bà Nguyễn Thị Bảy, 50 tuổi, một mình tới khu sơ tán. Chồng mất 18 năm trước, bà Bảy từ Sơn Trà, Đà Nẵng vào làm phục vụ tại quán ăn và thuê nhà ở lại TP Hội An. Hai ngày trước khi Molave vào đất liền, chủ khu trọ thông báo sẽ đóng cửa đi tránh bão. Bà Bảy ôm bọc quần áo đi lang thang hỏi chỗ trú nhờ, đến chiều 27/10 thì được UBND phường Sơn Phong tiếp nhận vào nơi sơ tán. "Tôi không có gì để mất cả, chỉ thấy người ta sum vầy, tủi thân nên không ngủ được", bà Bảy khóc tâm sự.
22h, nhiều người dân vẫn chưa đi ngủ vì lo cho nhà cửa, tài sản. Đèn được bật sáng xuyên đêm để tiếp nhận những người có nhu cầu đến đây sơ tán, đồng thời để người già, trẻ nhỏ thức dậy đi vệ sinh cá nhân. Chính quyền địa phương chuẩn bị sẵn một máy phát điện để phục vụ sinh hoạt cho người tdân tại điểm sơ tán, trong trường hợp bị cắt điện.
Ở Quảng Ngãi, khoảng 25.000 người dân ở huyện Bình Sơn đã sơ tán đến các điểm tránh bão an toàn. Đây là một trong những huyện miền biển nơi tâm bão dự kiến quét qua.
Tại khu nhà nghỉ dưỡng của Bộ công an ở xã Bình Hải, gần 1.000 người dân trong khu vực đã được chính quyền vận động đến đây trú bão. Người dân trải chiếu nằm nghỉ ngơi trong phòng tập thể rộng gần 100 m2.
Trong phòng tập thể không có quạt, lại đông người, bà Đỗ Thị Y (65 tuổi) vừa quạt cho cháu vừa nói: "Đây là lần đầu tiên bé đi tránh bão. Ở nơi đông người, điều kiện khác hoàn toàn so với ở nhà nên bé hơi khó ngủ và quấy khóc xíu".
Bà Trương Thị Có, 83 tuổi, được con cháu chở vào nơi trú bão nghỉ ngơi từ chiều nay. Do chân bị đau, bà Có phải nằm một chỗ.
Lúc 20h, khu sơ tán mất điện tạm thời, gia đình ông Nguyễn Văn Tiến ăn tối dưới ánh đèn pin. Trước giờ di tản, cả nhà chỉ kịp nấu bữa cơm chiều và dọn chút quần áo, chăn mền, nước uống rời khỏi nhà, cách nơi di tản khoảng 3 km.
"Tôi chỉ mang thực phẩm đủ cho hai ngày nên mong bão tan nhanh để còn về nhà. Cuộc sống ở đây cũng khá đầy đủ, miễn sao có nơi trú ẩn an toàn là trên hết", ông Tiến nói.
Do có con mới sinh được 20 ngày, chị Phùng Thị Thúy cùng gia đình được bố trí phòng riêng để tiện chăm sóc bé. Ngoài gia đình chị, một hộ khác có trẻ sơ sinh cũng ở trong phòng này.
Theo quy định của khu sơ tán, những gia đình đến tránh bão sớm hoặc có con nhỏ được bố trí trong các phòng riêng. Mỗi phòng rộng khoảng 40 m2, có nhà vệ sinh bên trong, chứa từ 2 đến 4 hộ gia đình.
Dưới hành lang khu sơ tán, bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó trạm y tế xã Bình Sơn chuẩn bị các loại thuốc hạ sốt, huyết áp, đau đầu, bông băng y tế... để kịp xử lý các trường hợp khẩn cấp trong đêm.
Bão Molave hình thành hôm 25/10 ở phía Đông Nam thủ đô Manila, Philippines. Sau khi quét qua Philippines, gây mưa lớn và gió giật khiến hàng chục nghìn người dân phải sơ tán, bão tiếp tục mạnh thêm và đi vào Biển Đông, dự kiến vào miền Trung Việt Nam ngày 28/10.
Bão số 9 sắp đổ bộ đất liền, Bình Định cấm tàu thuyền xuất bến Lãnh đạo tỉnh Bình Định vừa ký lệnh cấm tàu thuyền tỉnh này xuất bến và cho học sinh nghỉ học vì bão số 9 sắp đổ bộ vào đất liền. Trước tình hình bão số 9 sắp đổ bộ vào đất liền, ngày 26/10, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng ký lệnh cấm tàu thuyền...