lý sơn (Quảng Ngãi): Nan giải việc xử lý đất thải nông nghiệp
Những năm qua, sau mỗi vụ hành, tỏi trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bà con trồng tỏi, hành trên đảo này sẽ thay mới lớp đất để chuẩn bị xuống giống cho vụ mùa sau. Tuy nhiên, việc xử lý đất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đảo ngày càng khó khăn.
Người dân đảo Lý Sơn đang xuống giống vụ tỏi.
Bà Huỳnh Thị Tuyết (trú thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) cho biết: “Hằng năm, cứ vào mùa vụ tỏi, hành bà con trên đảo Lý Sơn đều cải tạo, thay đất cát, vì nếu không thay đất cát để gieo tỏi, hành thì năng suất sẽ thấp hơn. Do đó, mỗi mùa tỏi, hành tôi và nhiều người dân khác đều thuê người lấy đất cát dưới biển để trồng tỏi, để cây tỏi, hành sinh trưởng phát triển tốt”.
Theo bà Tuyết, mới đây, chính quyền huyện Lý Sơn có tổ chức buổi tiếp xúc với người dân trên đảo Lý Sơn, về việc chính quyền huyện sẽ thành lập một tổ thu gom đất thải nông nghiệp trên đảo này, với số tiền 25 ngàn đồng/1 sào, tỏi, hành, nhưng chưa đưa vào triển khai thực hiện.
Video đang HOT
Mới đây, vào ngày 1/10/2019, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản số 2645/SNNPTNT về việc xử lý đất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đảo Lý Sơn. Cụ thể, do tập quán sản xuất tỏi, hành của nông dân huyện Lý Sơn còn sử dụng nhiều loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, nên khả năng tồn lưu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong đất thải là rất lớn, nếu để nông dân tự ý đổ ra biển không có sự kiểm soát sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng đến các sinh vật thủy sinh.
“Vì vậy, để đảm bảo đất thải khi đổ xuống không làm ảnh hưởng đến môi trường biển, Sở NN&PTNT tỉnh đề nghị sau mỗi lần thay đất, chính quyền địa phương cần tổ chức thu gom lượng đất thải nông nghiệp về một đầu mối và kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng phân bón hóa học trong lượng đất thải trên, nếu đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thì đổ ra biển, còn nếu các chỉ tiêu trên vượt mức giới hạn cho phép thì cần phải có biện pháp xử lý trước khi thải ra biển”, trích văn bản số 2645/SNNPTNT.
Cũng về sự việc này, Sở xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản số:2902/SXD-ĐT&HT. Theo đó, sở xây dựng đề nghị nên nghiên cứu theo hướng tận dụng phục vụ thi công san lấp mặt bằng các công trình xây dựng trên địa bàn huyện Lý Sơn. Nếu quy hoạch vị trí đổ thải riêng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 huyện Lý Sơn được phê duyệt.
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Quốc Việt – Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Chính quyền huyện vẫn đang chờ ý kiến của lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi. Hiện nay, trên đảo Lý Sơn có 26 điểm tập kết để đổ đất chất thải nông nghiệp”.
Tấn Thành – Chí Đại
Theo ĐĐK
Phục dựng bộ xương cá Voi lớn nhất Việt Nam trên đảo Lý Sơn
Đây được xem là bộ xương cá Ông (hay còn gọi là cá Voi ) lớn nhất Việt Nam đang được lưu giữ, thờ cúng tại Dinh lăng Tân, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: Huyện đang xúc tiến mời các chuyên gia chuyên ngành để tiến hành phục dựng bộ xương cá voi tại Dinh lăng Tân.
Tổng kinh phí để thực hiện phục dựng bộ xương cá voi và xây dựng nhà trưng bày khoảng 14 tỷ đồng do ngân sách tỉnh bố trí. "Việc phục dựng bộ xương cá voi hay còn gọi là Đồng đình Đại vương sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của cư dân địa phương, đồng thời phục vụ khách du lịch tham quan.
Các bô lão trong làng đang kiểm tra bộ xương cá voi để chuẩn bị cho công tác phục dựng.
Theo ngư dân địa phương, bộ xương cá ông này có chiều dài khoảng từ 24 -26 mét, chiều dài mỗi rẻ xương sườn từ 4-5 mét, đường kính khoảng 15 - 20 cm, riêng đốt xương sống phải 2 người khiêng và có niên đại trên 250 năm tuổi.
Cá Ông hay còn gọi cá Voi được cư dân miền Trung và đảo Lý Sơn ví như vị thần Nam Hải cứu người giữa biển khơi, bởi vậy khi phát hiện ông "lụy" các vạn chài đều tổ chức nghi lễ chôn cất, thờ cúng long trọng để tỏ lòng tri ân.
Theo Danviet
Giáo viên tố cáo chủ tịch huyện vì "chống lưng" cho hiệu trưởng Một giáo viên đã gửi đơn tố cáo đích danh vị chủ tịch UBND huyện vì cho rằng đã bao che, chống lưng cho 1 hiệu trưởng sai phạm. Ngày 1-10, các sở, ngành tỉnh Đắk Lắk phải thành lập 2 đoàn công tác xử lý đơn thư tố cáo, khiếu nại của 2 giáo viên tại Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân,...