Ly ‘rượu không cồn’ được sản xuất theo kỹ thuật cách đây 1 thế kỷ
Hạn chế đồ uống có cồn là xu hướng mà giới trẻ hiện đại đang nhắm đến để bảo vệ sức khỏe.
Xu hướng này đã được một cơ sở sản xuất rượu vang ở Đức quyết tâm theo đuổi để sản xuất ra những chai rượu vang không cồn với kỹ thuật từ hơn 100 năm trước.
Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong khi nhu cầu về bia không cồn tăng mạnh thì rượu không cồn vẫn là cái tên khá xa lạ trên thị trường đối với nhiều người tiêu dùng. Một doanh nghiệp gia đình ở Đức đang đặt cược vào sự tăng trưởng về rượu vang không cồn thông qua một kỹ thuật đã sử dụng cách đây hơn một thế kỷ.
Ông Bernhard Jung, người điều hành đồn điền rượu vang Carl Jung tại thị trấn Ruedesheim am Rhein của Đức cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến nhu cầu tăng trưởng và nhu cầu này đang tăng mạnh”.
Từ lâu, nước Đức được biết đến là thiên đường với nhiều loại bia có thương hiệu nổi tiếng với xuất xứ từ lâu đời. Điều này dường như phần nào không phù hợp để ngành công nghiệp rượu vang không cồn phát triển, nhưng gia đình ông Jung đã bắt đầu và có một khởi đầu thuận lợi.
Trở lại năm 1907, Tiến sĩ Carl Jung – ông nội của ông Bernhard Jung, đã phát minh ra một quy trình chiết xuất rượu ‘nhẹ’ từ rượu vang mà vẫn giữ nguyên hương vị ban đầu. Sau đó, ông đã được cấp bằng sáng chế cho hệ thống này, thiết lập nên tiêu chuẩn của ngành rượu vang không cồn.
Nhà sản xuất rượu vang này đã bắt đầu ý tưởng sản xuất loại rượu vang không cồn từ quy trình, kỹ thuật của ông nội để lại. Ông Bernhard Jung kể lại đã từng mất đi một lượng khách hàng trung thành khi những người này phải ngừng uống rượu vì lý do sức khỏe. Do đó, ông càng quyết tâm xây dựng nên thương hiệu rượu vang không cồn của riêng mình.
Từ lâu, rượu không cồn đã chiếm được thị phần tại nhiều khu vực, trong đó có nhiều quốc gia Hồi giáo và ngay cả nước Mỹ trong giai đoạn cấm rượu 1920-1933. Tuy nhiên, những năm gần đây, người tiêu dùng mới ngày càng ưa chuộng các loại bia, rượu vang và thậm chí cả loại rượu Gin không cồn vì muốn bảo vệ sức khỏe, tránh được tình trạng say xỉn.
Công ty phân tích và dữ liệu đồ uống IWSR cho biết xu hướng trên chắc chắn sẽ tiếp tục và thị trường Mỹ có mức tăng trưởng cao nhất với mức 11% hàng năm và một mức tăng đáng kể ở Anh, Pháp và Đức.
Sự thay đổi trong thái độ này đặc biệt rõ rệt ở những người tiêu dùng trẻ tuổi và nhiêu nghiên cứu cho rằng không có khái niệm “uống rượu có chừng mực”. Bên cạnh đó, vào năm ngoái, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra kết luận rằng khi nói đến việc tiêu thụ rượu, không có lượng rượu nào an toàn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Jung cho biết hiện công ty sản xuất khoảng 17 triệu chai rượu vang không cồn mỗi năm, với doanh số tăng khoảng 35% mỗi năm. Hiện nay, khoảng 2/3 sản lượng rượu do nhà máy rượu Carl Jung sản xuất được cung cấp cho các doanh nghiệp khác không muốn đầu tư phát triển kỹ thuật này.
Để sản xuất rượu không cồn, nhà máy này đã đun nóng rượu trong chân không và cồn sẽ bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn. Phần còn lại sẽ là rượu không cồn và vẫn được giữ phần lớn đặc tính ban đầu vốn có. Rượu sau đó còn được trải qua quá trình “phục hồi hương thơm” nhằm khôi phục một số đặc tính đã mất trong quá trình khử cồn.
Video đang HOT
Tại một quán bar ở Frankfurt của Đức, chủ quán Sandra Beimfohr cho biết nhiều khách hàng đã lựa chọn rượu vang trắng và rượu vang hồng không cồn. Ông nói rằng: “Chúng tôi bắt đầu cung cấp dịch vụ này cách đây khoảng 4 năm. Khi đó, khách hàng vẫn còn ngần ngại. Nhưng hiện tại nhu cầu đang tăng mạnh từ khoảng 2-3 năm trở lại đây và nhu cầu ngày càng tăng.”
Hiện tại, rượu vang không cồn vẫn còn một chặng đường dài phía trước khi theo dữ liệu của IWSR, loại rượu này hiện nay mới chỉ chiếm 0,5% thị trường toàn cầu về rượu vang.
Ông Jung thừa nhận rằng ngành sản xuất này vẫn cần phải giành được sự quan tâm lớn hơn từ các nhóm khách hàng mới.
Một số nhà nhà phê bình cho rằng rượu vang không cồn chỉ là nước ép nho hoặc tệ hơn. Nhưng ông Jung khẳng định rằng cơ sở của ông bây giờ đã sản xuất được loại rượu vang khử cồn tốt hơn so với nhiều năm trước.
Bên cạnh đó, loại rượu này còn gặp khó khi tiếp cận thị trường do giá thường cao hơn các loại thông thường. Một số người không thực sự có đánh giá cao vì xem nó không thay thế được “hàng thật”. Một số người khác thì cho rằng rượu vang không cồn quá ngọt, quá nhân tạo hoặc thậm chí ví von là “nước tẩy rửa”.
Tìm hiểu những khác biệt giữa cơn đói và sự thèm ăn
Mặc dù cả hai đều được điều khiển bởi hoócmôn nhưng cảm giác thèm ăn và cơn đói là khác nhau và được quyết định bởi nhu cầu và mong muốn.
Bạn cần cảm giác thèm ăn để khơi dậy cơn đói, nhưng cảm giác thèm ăn và cơn đói lại khác nhau. (Nguồn: Getty Images)
Chuyên gia nói rằng mặc dù bạn cần cảm giác thèm ăn để khơi dậy cơn đói, nhưng cảm giác thèm ăn và cơn đói lại khác nhau.
Cơn đói là nhu cầu muốn có thức ăn thuộc về sinh lý, là cơ chế tự nhiên do các tín hiệu từ bên trong như lượng đường trong máu thấp, hoặc tình trạng bụng rỗng gây nên. Khi đó não của chúng ta báo tín hiệu về "nhu cầu nhiên liệu" và cơ thể của chúng ta phản ứng với tín hiệu đó như bụng cồn cào hoặc chân tay bủn rủn thiếu thức ăn.
Mặt khác, thèm ăn là sự ham muốn chứ không phải là nhu cầu ăn. Nó có thể liên quan đến cảm giác đói nhưng cũng có thể liên quan đến căng thẳng, buồn chán hoặc mùi hương hoặc hình ảnh của thức ăn.
Thèm ăn là mong muốn được ăn bắt nguồn từ các kích thích hay tác động từ bên ngoài như nhìn thấy đồ ăn mình thích, ngửi thấy mùi hấp dẫn của thức ăn.
Cả cảm giác đói và thèm ăn đều được điều khiển bởi hoócmôn. Leptin do tế bào mỡ tạo ra, làm giảm cảm giác thèm ăn và ghrelin, được sản xuất trong ruột và có biệt danh là hoócmôn gây đói, làm tăng cảm giác đói.
Máu mang những hoócmôn này đến vùng dưới đồi trong não của bạn. Nó giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, ham muốn tình dục, cơn khát, chu kỳ giấc ngủ, cơn đói - và nói rộng ra là giúp kiểm soát cân nặng.
Khi bạn ăn, lượng chất béo trong cơ thể tăng lên và do đó nồng độ leptin cũng tăng theo. Leptin được gọi là hoócmôn tạo cảm giác no vì nó là sứ giả gửi tín hiệu đến não rằng bạn đã no. Mức độ leptin cũng tăng lên khi lượng mỡ trong cơ thể một người tăng lên.
Người ta có thể tưởng tượng rằng điều này sẽ giúp ngăn chặn sự thèm ăn vì leptin là một chất ức chế sự thèm ăn.
Tuy nhiên, nồng độ leptin rất cao có thể gây ra tình trạng kháng leptin - giống như chế độ ăn nhiều đường có thể gây ra tình trạng kháng insulin - có nghĩa là mặc dù có rất nhiều leptin trong hệ thống nhưng não của họ không phản ứng với nó như bình thường.
Bởi vì điều này, nó không nhận được thông báo rằng chúng đã no. Đây là lý do tại sao mức leptin rất cao có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều và béo phì.
Sau khi ăn xong, bạn nên đợi 20 phút để xem liệu bạn có còn cảm thấy muốn ăn thêm lần thứ hai hay không. Cần có thời gian để mức ghrelin ổn định và thông điệp rằng bạn đã no được ghi vào não bạn.
Nếu bạn ăn quá nhanh, não của bạn sẽ không có thời gian để nhận thông báo và bạn có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết và cảm thấy quá no.
Chuyên gia dinh dưỡng Sandra Carvajal ở Hong Kong cho biết chìa khóa để kiểm soát cơn thèm ăn và cơn đói là sự cân bằng.
"Khi chúng ta tuân theo một lối sống cân bằng, một lối sống mang lại cân nặng ổn định và thích hợp, phản ứng thèm ăn sẽ hoạt động một cách tự nhiên," cô nói.
Đôi khi bệnh tật giết chết sự thèm ăn. Nếu bạn không khỏe, rất có thể một số hệ thống cơ thể của bạn không hoạt động tốt như bình thường và điều đó có thể bao gồm cả hệ thống tiêu hóa của bạn. Bộ não cảm nhận được điều đó và tắt cảm giác thèm ăn để hệ tiêu hóa của bạn có thời gian hồi phục.
Thèm ăn là mong muốn được ăn bắt nguồn từ các kích thích hay tác động từ bên ngoài như nhìn thấy đồ ăn mình thích, ngửi thấy mùi hấp dẫn của thức ăn. (Nguồn: Getty Image/Shutterstock)
Thèm - ham muốn mãnh liệt được ăn một thứ cụ thể, thường là thứ có nhiều đường hoặc muối - thường làm ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và có thể bị hiểu nhầm là đói.
Carvajal nói: "Nếu chúng ta có một chế độ ăn uống cân bằng với đủ chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, chúng ta cảm thấy hài lòng và cảm giác thèm ăn được cân bằng." Khi chúng ta làm đảo lộn sự cân bằng dinh dưỡng - ví dụ như thông qua chế độ ăn kiêng khắc nghiệt - chúng ta sẽ thèm ăn hơn và cảm thấy đói hơn.
Để phân biệt giữa cảm giác đói và thèm ăn, hãy nghĩ đến việc ăn thứ gì đó rất tốt cho sức khỏe mà bình thường bạn có thể không thích lắm.
Nếu bạn buộc phải ăn món đặc biệt đó thì có lẽ bạn đang thực sự đói. Nếu trường hợp này không xảy ra nhưng bạn vẫn vui vẻ với lấy một túi khoai tây chiên hoặc bánh quy sôcôla thì đó có lẽ là lúc bạn thèm ăn.
Năm cách để tăng sự thèm ăn của bạn
1. Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên. Nếu bạn không thèm ăn, những bữa ăn đầy đặn sẽ khiến bạn choáng ngợp. Hãy cám dỗ chính bản thân bằng những phần nhỏ và thường xuyên hơn.
2. Ăn sáng. Nghiên cứu cho thấy rằng việc bỏ bữa sáng có nghĩa là lượng calo hàng ngày của bạn giảm, điều này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn.
Nếu bạn không thèm ăn, những bữa ăn đầy đặn sẽ khiến bạn choáng ngợp. Hãy cám dỗ chính bản thân bằng những phần nhỏ và thường xuyên hơn. (Nguồn: Getty Images)
3. Hãy biến bữa ăn thành một dịp để mong chờ. Tập trung vào thức ăn - không phải điện thoại hay tivi mà là những gì trên đĩa của bạn. Hoặc ăn cùng bạn bè - điều đã được chứng minh là tốt cho sự thèm ăn của chúng ta.
4. Trong khoảng thời gian ngắn, hãy cắt giảm chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ làm no và khiến chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Nếu muốn tăng cảm giác thèm ăn, bạn cần phải cảm thấy đói. Nhưng hãy nhớ, chỉ cắt giảm chất xơ trong ngắn hạn bởi chất xơ là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh.
5. Hạn chế đồ uống trong khi ăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước ngay trước hoặc trong bữa ăn sẽ hạn chế sự thèm ăn.
Năm cách để quản lý sự thèm ăn của bạn
1. Ăn thực phẩm giàu chất xơ: bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn. Một nghiên cứu cho thấy ăn các loại đậu giàu chất xơ có thể làm tăng cảm giác no lên 31%.
2. Thêm protein vào chế độ ăn uống của bạn. Một nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành thừa cân ăn trứng thay vì ngũ cốc vào bữa sáng sẽ cảm thấy no lâu hơn và các xét nghiệm cho thấy mức độ hoócmôn gây đói thấp hơn.
3. Uống nước. Chúng ta thường hiểu khát là đói.
4. Ăn chậm thôi. Hoócmôn đói của bạn cần thời gian để bắt kịp với dạ dày của bạn. Ăn nhanh thường dẫn đến tiêu thụ nhiều calo hơn.
5. Sử dụng một đĩa, bát nhỏ hơn. Sử dụng một đĩa ăn lớn hay chiếc bát lớn sẽ khiến phần ăn của bạn trông ít đi. Nghiên cứu khoa học cho thấy hãy sử dụng cái nhỏ hơn và về mặt tâm lý bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn./.
Uống bia không cồn có bị thổi phạt khi lái xe? Một số loại bia không cồn vẫn có nồng độ cồn lên tới 0,5%. Khi uống nhiều, bạn vẫn có nguy cơ bị thổi phạt nếu lái xe. Bia không cồn có vị tương tự bia thông thường. Tuy nhiên, một số loại không như quảng cáo, vẫn chứa một lượng cồn nhất định nhưng rất thấp. Theo luật ở một số nước,...