Lý Quang Diệu và ảnh hưởng đối với Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Sau khi cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua đời, nhiều học giả tại Trung Quốc đã có những bài phân tích về tầm ảnh hưởng của ông với quá trình phát triển của Trung Quốc trong những năm qua.

Lý Quang Diệu và ảnh hưởng đối với Trung Quốc - Hình 1

Cựu Thủ tướng Lý Quang DiệuChủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc gặp (Ảnh: StraitTimes)

Ngày 23/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông báo “bày tỏ thương tiếc sau khi biết tin cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua đời”. Thông báo ca ngợi ông Lý là “một nhân vật có tầm ảnh hưởng đặc biệt tại châu Á và là chiến lược gia đã hài hòa được những giá trị phương Đông với tầm nhìn thế giới”.

Theo giới quan sát, những lời ca ngợi trong thông báo nêu trên được nói ra như một lời mà Bắc Kinh muốn gửi tới cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu về những ảnh hưởng và những lần tư vấn của ông cho giới lãnh đạo nước này trong nhiều năm qua.

Giáo sư Jin Canrong tới từ Đại học Nhân Dân cho rằng ảnh hưởng lớn nhất của ông Lý với Trung Quốc chính là “đã chia sẻ kinh nghiệm thành công với chính quyền trung ương”. Còn trong cuốn tự truyện viết về Đặng Tiểu Bình, Giáo sư Ezra Vogel của Đại học Havard từng viết rằng thành công rực rỡ của Trung Quốc được truyền cảm hứng từ nguyên mẫu Singapore dưới thời Lý Quang Diệu.

Những ý kiến trên được đưa ra càng có cơ sở khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng thừa nhận quá trình hiện đại hóa của nước này trở nên mạnh mẽ hơn là nhờ “hàng trăm nghìn viên chức Trung Quốc” có dịp tới Singapore học hỏi mô hình phát triển đất nước của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, ông Lý cũng từng tới Trung Quốc hơn 30 lần và đã từng gặp các nhà lãnh đạo cấp cao của nước này từ thời của Mao Trạch Đông cho tới Tập Cận Bình.

Ngoài ra, tầm ảnh hưởng của ông Lý Quang Diệu tới Trung Quốc không dừng lại ở việc truyền cảm hứng cho chương trình cải cách kinh tế mà Đặng Tiểu Bình từng thực hiện mà nó còn cả việc tiếp cận cũng như ý tưởng thực hiện. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times hồi năm 2007, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của quá trình áp dụng thực tiễn các chính sách hơn là quảng bá các tư tưởng. Ông từng nói: “Chính sách đó có hiệu quả không? Nếu hiệu quạ, hãy thử làm. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, hãy tiếp tục. Nếu không hiệu quả, hãy dừng lại, thử cách khác”. Câu nói này được nhiều người so sánh với câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình rằng: “Không quan trọng là mèo trắng hay mèo đen, miễn là nó bắt được chuột”.

Cùng với quá trình cải cách nền kinh tế, cả ông Lý Quang Diệu và Trung Quốc đều có chung quan điểm về dân chủ với “những giá trị châu Á”. Cựu Thủ tướng Singapore từng cho rằng Trung Quốc sẽ “sụp đổ” nếu nước này đi theo con đường phát triển dân chủ tự do. Tuyên nố này lý giải tại sao Trung Quốc đã ca ngợi ông Lý là người đã kết hợp hài họa những “giá trị phương Đông và tầm nhìn thế giới”.

Chính việc hiểu Trung Quốc cũng giúp cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu được giới lãnh đạo phương Tây tìm đến xin tư vấn trong các vấn đề liên quan tới Bắc Kinh. Từ cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tới cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, ông Lý Quang Diệu đã đưa ra tư vấn cho biết bao chính trị gia trong hàng chục năm qua. Các học giả trên thế giới mới đây còn tham dự một cuộc tọa đàm về tầm nhìn của ông Lý Quang Diệu trong vấn đề điều hướng phát triển khi Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Mỹ.

Năm 1993, ông Lý Quang Diệu từng nhận định rằng sự nổi lên của Trung Quốc sẽ làm thay đổi cán cân trật tự trên thế giới. “Không thể phủ nhận rằng Trung Quốc đang trở thành một thế lực mới. Đó có thể là một thế lực lớn nhất trong lịch sử loài người”, cựu Thủ tướng Singapore khẳng định.

Tuyên bố trên đã làm hài lòng các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người luôn tin vào sức mạnh độc đáo của lịch sử và nền văn hóa Trung Hoa cũng như quá trình trỗi dậy tất yếu của nước này. Trong nhiều năm, giới lãnh đạo Trung Quốc luôn phân tích những gì mà cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu nhận xét về nước này. Tờ China Daily nhận định: “Khi Trung Quốc gặp vấn đề khó khăn trong trường quốc tế, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu lại đóng vai trò rất quan trọng trong làm trung gian và giải thích cho Trung Quốc”.

Ngọc Anh

Theo Diplomat

Video đang HOT

Quan hệ Mỹ - Trung qua nhãn quan của ông Lý Quang Diệu

Trong cuốn sách "Lý Quang Diệu: Hiểu biết bậc thầy về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới", cựu Thủ tướng Singapore đã đưa ra các kiến giải về vấn đề địa chính trị nổi bật của thế giới vào lúc này: đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ - Trung qua nhãn quan của ông Lý Quang Diệu - Hình 1

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu

Ông Lý cho rằng thay vì tìm cách cản trở sự vươn lên của Trung Quốc trở thành siêu cường toàn cầu, Mỹ nên tìm cách làm việc một cách tích cực với Trung Quốc để định hình nên một trận tự thế giới mới.

Dưới đây là trích lược bài phỏng vấn của nhiều chuyên gia với cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu.

- Ông hình dung thế nào về mâu thuẫn chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc?

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu: Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là điều không tránh khỏi, nhưng xung đột thì không. Đây không phải là Chiến tranh Lạnh. Liên Xô cạnh tranh với Mỹ vì vị thế tối ưu toàn cầu. Còn Trung Quốc chỉ hành động đơn thuần vì lợi ích của nước họ. Họ không quan tâm tới việc thay đổi thế giới.

Sẽ có một cuộc cạnh tranh về ảnh hưởng [giữa Mỹ và Trung Quốc]. Tôi nghĩ nó sẽ dịu dần vì Trung Quốc cần Mỹ, cần các thị trường của Mỹ, công nghệ Mỹ và sinh viên của họ cần tới Mỹ để học các cách thức và phương tiện để học kinh doanh, từ đó cải thiện vận mệnh của mình. (...)

Không như quan hệ Mỹ - Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh, ở đây không có xung đột về mặt ý thức hệ đến mức không thể nhân nhượng giữa Mỹ và một nước Trung Quốc nhiệt tình theo đuỏi thị trường. Quan hệ Trung - Mỹ bao gồm cả hợp tác và cạnh tranh. Cạnh tranh giữa họ là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột thì không. (...)

Nguy cơ xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ rất thấp. Lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng vị thế độc tôn của Mỹ là áp đảo và sẽ còn như vậy trong vài thập kỷ tới. Họ sẽ hiện đại hóa lực lượng của mình không phải để thách thức với Mỹ mà là nếu cần, thì có thể gây sức ép với Đài Loan bằng cách phong tỏa hoặc cách khác là gây bất ổn kinh tế.

Việc Trung Quốc tăng cường quân sự đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ rằng Trung Quốc rất nghiêm túc về vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, họ không muốn đụng độ với bất kỳ ai - ít nhất là trong 15-20 năm tới.

Trung Quốc tự tin rằng trong 30 năm tới thì quân đội của họ sẽ chủ yếu bắt kịp với quân đội Mỹ về mức độ tinh vi. Còn về lâu dài, họ không coi mình bất lợi trong cuộc chiến này.

Trung Quốc sẽ không để cho phiên tòa quốc tế nào phân xử tranh cãi biển đảo ở biển Đông, nên sự hiện diện của hỏa lực Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương là cần thiết nếu như Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc không chiếm ưu thế.

- (Cựu) Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố về tư tưởng cân bằng quyền lực lỗi thời trong thế kỷ 21 như sau: "Cả hai [Mỹ và Trung Quốc] đều không thể tiếp tục nhìn thế giới bằng lăng kính cũ nữa, cho dù đó là di sản của chủ nghĩa đế quốc, Chiến tranh Lạnh, hay là thuyết cân bằng quyền lực. Lối nghĩ một mất một còn sẽ chỉ dẫn đến các kết cục tiêu cực". Vậy theo ông thì việc cân bằng quyền lực sẽ đóng vai trò gì trong chiến lược của Mỹ đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc?

Lối nghĩ thận trọng cho thấy nên có một sự cân bằng về quyền lực ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này phản ánh trong một sự đồng thuận rộng rãi rằng nên duy trì sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này.

Hiện diện quân sự không phải lúc nào cũng hữu ích. Sự hiện diện của Mỹ mang lại một điều khác biệt và vì hòa bình, ổn định của khu vực. Còn sự ổn định này lại vì lợi ích của tất cả các bên, bao gồm cả của Trung Quốc. (...)

Thế giới phát triển chính vì sự ổn định mà Mỹ thiết lập. Nếu như sự ổn định đó bị lung lay, chúng ta sẽ có một bối cảnh khác.

Trong vòng 20-30 năm tới thì phần còn lại của châu Á - kể cả Nhật và Ấn Độ - cũng không thể sánh ngang Trung Quốc về trách nhiệm cũng như công suất. Do đó chúng ta cần Mỹ để tạo ra thế cân bằng.

Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có thể tiếp tục vai trò là người chơi then chốt về mặt an ninh và kinh tế tại Thái Bình Dương hay không. Nếu có, tương lai của Đông Á sáng lạn. Nhưng nếu kinh tế Mỹ không khôi phục khả năng cạnh tranh thì đó sẽ là rắc rối.

Tổng thống Nixon là một nhà chiến lược thực dụng. Ông chủ trương làm việc với Trung Quốc chứ không kiềm chế, nhưng ông cũng có thể lặng lẽ tạo dựng cho mình một thế cờ nếu như Trung Quốc không chơi theo luật như một công dân toàn cầu tử tế.

Trong bối cảnh đó, với các quốc gia sẽ buộc phải lựa chọn về phe một nào đó, ông sẽ thu xếp để lôi kéo Nhật, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga về phe của mình.

- Theo ông, các lãnh đạo Trung Quốc có suy nghĩ nghiêm túc về việc thay thế Mỹ để trở thành cường quốc số một tại châu Á và trên thế giới không?

Tất nhiên rồi. Tại sao lại không chứ? Bằng phép thần kỳ kinh tế, họ đã chuyển biến một xã hội nghèo nàn giờ đây thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - mà như Goldman Sachs đã dự đoán, họ sẽ còn trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Họ đã theo chân Mỹ đưa người vào không gian, và b.ắn hạ các vệ tinh bằng tên lửa. Những gì họ có là một nền văn hóa hơn 4000 năm cùng với 1,3 tỉ dân và với nguồn vốn khổng lồ và rất nhiều tài năng để sử dụng. Vậy thì làm sao họ lại không mong muốn trở thành số một ở châu Á và cả thế giới?

Ngày nay, Trung Quốc đang tăng trưởng với tỉ lệ mà 50 năm trước không thể tưởng tượng ra, một sự chuyển mình mạnh mẽ tới mức không ai dự đoán nổi. Người dân Trung Quốc cũng nâng cao các kỳ vọng và tham vọng của mình. Mỗi người Trung Quốc đều muốn có một nước Trung Quốc giàu và mạnh, một quốc gia thịnh vượng, tân tiến và công nghệ cao như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Sự thức tỉnh về vận mệnh chính là một sức mạnh không thể cưỡng lại được.

Không giống như các quốc gia đang nổi khác, Trung Quốc muốn trở thành chính Trung Quốc và được chấp nhận với tư cách như vậy chứ không phải là thành viên danh dự của phương Tây. Trung Quốc sẽ muốn chia sẻ thế kỷ này với Mỹ một cách ngang bằng.

- Vậy Mỹ cần điều chỉnh chính sách và hành động như thế nào để đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc?

Đối với Mỹ, về mặt cảm xúc thì họ không thể nào chấp nhận việc để cho một người châu Á hất cẳng mình khỏi tây Thái Bình Dương, chứ không phải toàn thế giới, nhất là khi người đó từ lâu đã coi thường và xua đuổi họ với một sự miệt thị như là kẻ suy đồi, bạc nhược, bê tha và lạc lõng.

Ý thức về tính siêu việt của văn hóa của Mỹ sẽ khiến cho sự điều chỉnh này trở nên khó khăn nhất. Người Mỹ tin rằng các tư tưởng của họ là phổ quát - tính siêu việt của việc thể hiện cá nhân, tự do và giải phóng. Nhưng thực tế thì họ không phải và cũng chưa bao giờ như vậy.

Xã hội Mỹ quá thành công trong một thời gian dài như vậy không phải nhờ các tư tưởng và nguyên tắc trên, mà bởi vì một số may mắn về mặt địa chính trị: một nguồn tài nguyên dồi dào và năng lượng từ người nhập cư, dòng vốn và công nghệ rất lớn đổ về từ châu Âu, và hai đại dương rộng lớn ngăn các xung đột trên thế giới không lan tới đất Mỹ.

Mỹ không ngăn được Trung Quốc trỗi dậy. Họ buộc phải chung sống với một Trung Quốc lớn hơn và điều này hoàn toàn lạ lẫm đối với Mỹ vì chưa từng có quốc gia nào đủ lớn để thách thức vị thế của Mỹ. Trung Quốc sẽ có thể làm được điều này trong vòng 20-30 năm tới. Rốt cuộc, Mỹ buộc phải chia sẻ vị thế vượt trội của mình với Trung Quốc.

Trong cán cân thế giới, Trung Quốc sẽ chiếm một quy mô rất lớn, đến mức thế giới buộc phải tìm ra một cán cân mới. Không thể nào giả bộ rằng đây chỉ là một người chơi lớn khác. Đây thực sự là người chơi lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Quốc hội Mỹ đang phản đối bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mới nào. Nếu như Quốc hội mới tiếp tục phản đối FTA, họ sẽ lãng phí thời gian quý báu và có thể sẽ là quá muộn để làm lại. Quốc hội Mỹ phải nhận thức được mức độ rủi ro tới mức nào, và viễn cảnh cho một mối quan hệ cân bằng và vô tư giữa Mỹ và các thị trường Trung Quốc đang ngày càng trở nên ngặt nghèo.

Mỗi năm, Trung Quốc thu hút xuất nhập khẩu từ các nước láng giềng nhiều hơn những gì Mỹ làm từ cả khu vực này. Nếu không có FTA, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các quốc gia ASEAN sẽ hòa nhập vào với nền kinh tế Trung Quốc - đó là một kết cục không thể tránh khỏi.

- Theo ông Mỹ nên tránh các chính sách và hành động gì khi đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc?

Đừng coi Trung Quốc là kẻ thù. Nếu không họ sẽ phát triển một chiến lược chống đối để đ.ánh đổ Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Thực tế, họ cũng đang thảo luận về một chiến lược như vậy. Đua tranh giữa hai quốc gia để tìm thế độc tôn ở tây Thái Bình Dương là điều không tránh khỏi, nhưng không nhất thiết dẫn tới xung đột.

Các nhóm nhân quyền Mỹ moi móc Trung Quốc mà phớt lờ các khác biệt về văn hóa, giá trị và lịch sử, coi các cân nhắc chiến lược trong quan hệ Mỹ - Trung còn không quan trọng bằng một nghị trình đối nội của Mỹ. Cách tiếp cận bừa bãi này có nguy cơ biến Trung Quốc trở thành kẻ thù truyền kiếp của Mỹ. Hiểu thực tế văn hóa Trung Quốc hơn sẽ có thể tạo ra mối quan hệ ít đối đầu hơn. (...)

Chính Mỹ chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác có thể khiến Trung Quốc hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Nhưng việc Mỹ bày tỏ mong muốn khiến Trung Quốc dân chủ hơn đã khiến khó khăn nảy sinh. Trung Quốc bực bội và phản kháng, coi điều này là một sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ.

Các cường quốc bên ngoài không thể nhào nặn lại Trung Quốc theo đúng hình ảnh của họ. Xã hội Mỹ quá đa nguyên, lợi ích của họ quá đa dạng để có thể có một quan điểm duy nhất hoặc đồng nhất về Trung Quốc. Đôi khi, câu chữ trong lối nói ở Mỹ khiến cho Trung Quốc ngờ ngợ rằng khi Mỹ nói &'tham gia' thì đó không phải là tham gia vào một cuộc chiến. Trung Quốc cần phải tin rằng Mỹ không muốn cắt đứt với Trung Quốc trước khi họ sẵn sàng thảo luận các vấn đề về an ninh và ổn định của thế giới.

Theo Lê Thu/Atlantic

Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024

Tin đang nóng

Vì sao dâu hào môn Midu chọn hoa cưới cầm tay có 1 loại dây leo quen thuộc trong vườn nhà?
19:07:36 29/06/2024
Đám cưới Midu: Lan Ngọc bất ngờ lộ diện, Mai Phương Thúy hối hả, vợ chồng Trường Giang và nửa showbiz tề tựu
20:37:23 29/06/2024
Bất ngờ với thực đơn cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt kém t.uổi
21:07:39 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục đồng ý ly hôn, vẫn trách móc vợ, tự tin công khai "vợ 4"?
21:35:34 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt khóc nức nở thề nguyện với Midu: Anh hứa nhường em, cho em làm "nóc nhà"!
22:45:00 29/06/2024
Bị "giật" chú rể Minh Đạt ngay giữa đám cưới, Midu có thái độ thế nào?
22:35:02 29/06/2024
Full clip Midu bước vào lễ đường: Thiếu gia Minh Đạt nhìn vợ nghẹn ngào, lời phát biểu của cô dâu cực xúc động
23:44:33 29/06/2024
Do ghen tuông, đi c.hém nhiều người, một nạn nhân t.ử v.ong
20:41:27 29/06/2024

Tin mới nhất

Đại sứ quán Israel tại Serbia bị tấn công

20:18:38 29/06/2024
Đầu tháng 6 vừa qua đã xảy ra vụ n.ém b.om xăng vào Đại sứ quán Israel ở thủ đô Bucharest của Romania song không gây thiệt hại hay thương vong. Nhà chức trách Romania đã bắt giữ một nghi phạm dường như là người gốc Syria .

Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD

20:10:42 29/06/2024
Hàng nghìn cảnh sát có mặt để đảm bảo an ninh cho các cuộc biểu tình. Một số chính trị gia AfD trong Quốc hội Đức cho biết cảnh sát đã đón họ tại khách sạn và đưa đến địa điểm tổ chức họp để không bị người biểu tình cản trở.

Diễn biến bầu cử tổng thống Iran

19:57:05 29/06/2024
Iran đang tập trung vào việc lựa chọn một người ít nhiều có thể đoán trước được, người có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Vụ bê bối 'Hồ sơ Panama': 28 bị cáo được tuyên trắng án

18:11:02 29/06/2024
Sau vụ bê bối trên, Panama đã thông qua luật mới nhằm minh bạch tài chính, nhưng quốc gia Trung Mỹ này vẫn nằm trong danh sách đen của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến trốn thuế.

Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng

17:30:55 29/06/2024
Ông Lý Thượng Phúc cũng bị phát hiện đã đưa t.iền cho người khác để trục lợi, cấu thành tội đưa hối lộ. Cuộc điều tra cũng tìm ra manh mối về những vi phạm khác của ông Lý Thượng Phúc.

IMF phê duyệt khoản vay 2,2 tỷ USD cho Ukraine

17:25:30 29/06/2024
Tuyên bố của IMF nêu rõ khoản t.iền trên sẽ được sử dụng để hỗ trợ ngân sách cho Ukraine. Số t.iền này nâng tổng số t.iền giải ngân theo thỏa thuận cho vay 48 tháng lên khoảng 7,6 tỷ USD.

Israel tìm cách thiết lập ra 5 km 'vùng c.hết' ở miền Nam Liban

17:24:35 29/06/2024
Về phần mình, IDF phủ nhận việc họ đang tạo ra vùng đệm. IDF tuyên bố họ chỉ đẩy lùi Hezbollah nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công liên tục vào cư dân Israel ở miền Bắc.

Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa

15:00:29 29/06/2024
Theo báo Le Monde, hội đồng điều hành EUMETSAT đã yêu cầu ban giám đốc đại diện cho tổ chức gồm 30 quốc gia thành viên này sử dụng tên lửa Falcon 9 của SpaceX để phóng vệ tinh thời tiết MTG-S1.

Nga không bình luận về cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump

14:32:09 29/06/2024
Nga là một chủ đề lớn trong cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Biden khi cả hai đều cố gắng chứng tỏ ai là người cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại.

Có thể bạn quan tâm

Cách làm gà rán sốt cay đơn giản

Ẩm thực

23:12:14 29/06/2024
Món gà rán sốt cay có lớp vỏ bên ngoài giòn tan, vị cay cay và độ mặn ngọt vừa phải cùng với thịt gà mềm ngọt bên trong chắc hẳn sẽ là một món ăn hoàn hảo.

Xót xa với hình ảnh tàn tạ của Celine Dion khi chiến đấu với bệnh nan y

Sao âu mỹ

23:04:21 29/06/2024
Mắc bệnh hiểm nghèo, ngày ngày chiến đấu với những cơn đau dữ dội và đối diện với nguy cơ vĩnh viễn không hát được, Celine Dion vẫn cho thấy sức mạnh phi thường.

Thiếu gia Minh Đạt liên tục lau nước mắt sau màn thổi sáo trong đám cưới cùng Midu

Sao việt

22:54:29 29/06/2024
Có lẽ vì quá xúc động trong ngày vui của chính mình nên anh đã liên tục phải lấy khăn giấy để lau đi những giọt nước mắt hạnh phúc.

GG Live mang đến "phép lạ" ở APL 2024, dù thua nhưng vẫn đ.ánh hay đến mức "lỗi game"?

Mọt game

22:35:56 29/06/2024
Sau chiến thắng tuyệt đối trướcOne Star Esports,GG Liveđã trở thành đại diện cuối cùng của Việt Nam thi đấu tạiAPL 2024. Tuy nhiên, đội tuyển này lại không thực sự được lòng quá nhiều fan Liên Quân Mobile ở thời điểm hiện tại.

Tụ tập tại nhà riêng "mở tiệc" ma tuý

Pháp luật

22:26:08 29/06/2024
Chiều 29/6, Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết vừa bắt quả tang Chu Quang Nam (SN 1979, ngụ phường 9, TP Sóc Trăng) đang tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý.

Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn

Tin nổi bật

22:18:18 29/06/2024
Buồn chán chuyện gia đình, sau một hồi thẫn thờ đi vài vòng quanh hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô gái trẻ lao mình xuống dòng nước đen thẫm tại đây. Rất may mắn, cô gái nhanh chóng được người dân phát hiện, c...

Cô dâu Midu diện váy cưới lộng lẫy, giá hơn 3 tỷ chuẩn dâu hào môn

Phong cách sao

22:03:53 29/06/2024
Chiều ngày 29/6, lễ cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt đã chính thức diễn ra. Trong những hình ảnh đầu tiên được chia sẻ trên MXH, cô dâu Midu xuất hiện vô cùng long lanh với layout makeup tông hồng.

Bích Trâm: Ca sĩ Thanh Hà là người mẹ thứ hai của tôi

Nhạc việt

21:42:10 29/06/2024
Sau chương trình Giọng hát Việt 2019 , Diêu Ngọc Bích Trâm vẫn giữ liên hệ với ca sĩ Thanh Hà và đàn chị cho nhiều lời khuyên về cách để nâng cao kỹ năng thanh nhạc cũng như phát triển con đường sự nghiệp.

Minh Dự: Vì không phải diễn viên ngôi sao nên tôi càng cố gắng

Hậu trường phim

21:27:51 29/06/2024
Nam diễn viên Minh Dự tiết lộ từng tổn thương sau thất bại của một dự án nên lơ khi đạo diễn Vũ Khắc Tuận mời đóng phim.

12 lý do nên ăn quả óc chó mỗi ngày

Sức khỏe

21:11:48 29/06/2024
Quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như acid béo omega-3 và chất chống oxy hóa. Loại hạt tốt cho sức khỏe này cũng dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống.

Đây là loài tôm 'khó ăn' nhất hành tinh!

Lạ vui

20:59:41 29/06/2024
Nằm sâu trong lòng đại dương, nơi ánh sáng mặt trời không thể len lỏi, tồn tại một loài tôm có khả năng thích nghi phi thường và sở hữu ngoại hình kỳ dị: tôm núi lửa biển sâu - Rimicaris hybisae.