Lý Quang Diệu dùng “phép” gì phủ cây xanh kín Singapore?
Mặc cho những hạn chế về khí hậu và thổ nhưỡng, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu vẫn quyết tâm cải thiện các điều kiện tự nhiên để xây dựng nên thành phố vườn Singpore.
Ảnh chụp trên cao công viên tự nhiên “Garden by the Bay” nổi tiếng của Singapore
Trong một phần của cuốn sách “Hồi ký Lý Quang Diệu: Từ Thế giới thứ Ba lên Thế giới thứ Nhất” do Công ty Sách Omega (Omega ) liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vào tháng 4/2017, cựu Thủ tướng Singapore đã chia sẻ về quá trình biến đất nước của ông thành một đảo quốc xanh. Từ việc trồng cây, chống ô nhiễm và xây dựng văn minh đô thị, những câu chuyện của ông cung cấp nhiều bài học cho chúng ta tham khảo.
Vẻ đẹp xanh của đất nước Singapore được tạo nên không chỉ bởi vệ sinh sạch sẽ, mà còn nhờ khối lượng lớn cây xanh phủ khắp hòn đảo.
Trong những năm tháng cầm quyền, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu luôn coi trọng việc trồng cây và biến nó thành việc làm của cả chính quyền và người dân. Nhờ đó, Singapore ngày nay đã trở thành một thành phố vườn nhiệt đới đúng như mong muốn ban đầu của ông Lý.
Cựu Thủ tướng Singapore đã nói rõ về quá trình “trồng cây tạo vườn” của ông trong chương “Singapore xanh” của cuốn sách “Hồi ký Lý Quang Diệu – Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất”. Dưới đây là một số đoạn lược trích trong cuốn sách của ông.
Trồng và chăm cây
“Để đạt được những tiêu chuẩn của Thế giới Thứ nhất trong một khu vực thuộc Thế giới Thứ ba, chúng tôi bắt đầu biến đổi Singapore thành một thành phố vườn nhiệt đới. Tôi đã trồng rất nhiều cây tại buổi khai trương các khu cộng đồng, trong suốt những chuyến viếng thăm của tôi đến những tổ chức khác nhau và các bùng binh.
Một số cây lớn rất mau, nhưng số khác thì không. Khi thăm lại một khu cộng đồng, tôi thấy có nhiều cây non mới trồng, nhưng dường như nó chỉ được trồng để dành cho chuyên viếng thăm của tôi. Tôi kết luận rằng, chúng tôi cần một văn phòng có đầy đủ chuyên môn để chăm sóc các cây sau khi đã trồng chúng. Tôi thiết lập một văn phòng như thế trong Bộ Phát triển Quốc gia.
Lý Quang Diệu muốn biến đổi Singapore thành một thành phố vườn nhiệt đới
Sau một vài xúc tiến, tôi gặp tất cả các quan chức cấp cao trong chính phủ và các ban lập pháp để kêu gọi họ tham gia vào phong trào “sạch và xanh”. Tôi cũng kể lại rằng tôi đã viếng thăm gần 50 nước và đã ở lại gần như bằng đó số nhà khách chính phủ của họ như thế nào. Điều gây ấn tượng đối với tôi không phải là quy mô của tòa nhà mà là các tiêu chuẩn của nó.
Tôi biết rằng một đất nước mà các nhà cầm quyền của đất nước đó sẽ trở nên thiếu tự tin khi các nhà khách của họ bị bỏ bê – các bồn rửa mặt bị rạn vỡ, các vòi nước rò rỉ, nhà vệ sinh không đủ các chức năng, một tình trạng đổ nát chung và chắc hẳn sẽ có những khu vườn bị bỏ hoang. Các chính khách sẽ đánh giá Singapore theo cách đó.
Chúng tôi đã trồng hàng triệu cây cối: cọ, và các cây bụi. Màu xanh đã làm tăng thêm tinh thần của mọi người và họ tự hào với các khu vực lân cận. Chúng tôi cũng dạy họ cách chăm sóc mà không phá hoại cây cối. Chúng tôi cũng không phân biệt các khu vực của giai cấp trung lưu và giai cấp công nhân.
Anh Quốc cũng có một vùng đất dành cho người da trắng gọn gàng hơn, sạch sẽ hơn và xanh hơn khu vực của người bản xứ ở Tanglin và bao quanh Government House (tòa nhà Quốc hội). Điều này cũng trở thành thảm khốc chính trị cho chính phủ được bầu. Chúng tôi hạn chế ruồi muỗi, và tẩy uế các cống rãnh cũng như kênh mương. Trong vòng một năm, những nơi công cộng đã có sự thay đổi đáng kể.
“Chúng tôi đã trồng hàng triệu cây cối: cọ, và các cây bụi. Màu xanh đã làm tăng thêm tinh thần của mọi người”
Video đang HOT
Tính kiên trì và sức chịu đựng là những đức tính cần thiết để đánh đổ các thói xấu cũ: Người ta bước lên cây, giẫm lên cỏ, hái hoa, ăn cắp cây non, hoặc dựng xe đạp hay xe gắn máy dựa lên những chiếc lớn hơn khiến chúng bị đổ. Và không chỉ những người nghèo khổ phạm tội.
Một bác sĩ bị bắt quả tang khi đang chuyển một giống cây thông Norfolk Island có giá trị mà ông ta yêu thích về vườn nhà của ông ta. Để vượt qua thái độ dửng dưng ở nơi công cộng, chúng tôi giáo dục trẻ em trong trường bằng cách dạy chúng trồng cây, chăm sóc cây, và trồng vườn. Chúng cũng phải mang thông báo về nhà cho cha mẹ chúng.”
Làm xanh thành phố không đơn giản
“Thiên nhiên đã không ưu đãi chúng tôi với những vạt cỏ xanh mướt như ở New Zealand và Ireland. Năm 1978, theo yêu cầu của tôi, một chuyên gia về cây trồng người Úc và một chuyên gia nghiên cứu đất miền New Zealand đã đến để nghiên cứu tình trạng đất đai ở đây. Các báo cáo của họ khiến tôi quan tâm và tôi yêu cầu được học hỏi.
Họ giải thích rằng, Singapore nằm trong khu vực vành đai rừng mưa nhiệt đới gần xích đạo, nắng gắt và mưa lớn suốt năm. Khi cây cối bị tàn phá, mưa lớn sẽ xói mòn lớp đất trên và lọc đi hết các chất dinh dưỡng. Để có những vạt cỏ xanh và tươi tốt, chúng tôi phải bón phân thường xuyên, tốt nhất là phân trộn (com pốt) vì loại phân này không dễ dàng bị xói mòn, và rắc vôi bởi vì đất của chúng tôi có quá nhiều axít.
Một góc trong công viên “Garden by the bay”
Người phụ trách Istana thử nghiệm điều này trên các bãi cỏ. Tự nhiên chúng trở nên xanh hơn. Chúng tôi áp dụng điều này vào tất cả các trường học và các khu thể thao khác cũng như các sân vận động. Các mảnh đất nhỏ quanh cột gôn trước đây lơ thơ vài cọng cỏ vàng trông thật chán mắt nay nhanh chóng trở thành một thảm cỏ xanh mượt. Dần dần, cả thành phố xanh dần lên. Bộ trưởng Pháp, một khách mời tại tiệc chiêu đãi nhân dịp lễ Quốc khánh của chúng tôi trong thập niên 70, đã ngây ngất khi chúc mừng tôi. Tôi không nói, nhưng tôi hiểu ý nghĩa từ “tươi tốt”. Ông ta đã bị quyến rũ bởi màu xanh của thành phố.
Không có một dự án nào mang lại những phần thưởng phong phú hơn cho khu vực này. Các nước láng giềng của chúng tôi cố gắng thi đua lẫn nhau để làm xanh hơn thành phố của họ. Việc làm xanh là một cuộc thi đua tích cực giúp ích cho mọi người – nó tốt cho tinh thần, cho ngành du lịch, và cả những nhà đầu tư. Điều tốt nhất là chúng tôi đã thi đua để trở thành nước xanh và sạch nhất châu Á. Tôi có thể nghĩ về nhiều khu vực nơi mà cuộc thi đua sẽ trở nên có hại, thậm chí chết.
Vào chủ nhật đầu tiên của tháng 11 năm 1971, chúng tôi khai mạc liên kết trồng cây hàng năm có mặt tất cả các nghị sĩ, các khu cộng đồng, và các nhà lãnh đạo của họ. Từ đó trở đi chúng tôi không hề bỏ lỡ một dịp tốt trồng cây nào. Trồng cây non vào tháng 11 cần rất ít nước tưới bởi vì mùa mưa sẽ bắt đầu ngay sau đó.
Mặc cho những hạn chế về khí hậu và thổ nhưỡng, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu vẫn quyết tâm cải thiện các điều kiện tự nhiên để xây dựng nên thành phố vườn Singpore
Bởi vì các loại cây, cây bụi, và dây leo phù hợp với thổ nhưỡng của chúng tôi rất hạn chế, nên tôi đã gửi nhiều đội nghiên cứu đến thăm vườn bách thảo, các công viên, và vườn cây gỗ trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới để chọn nhiều loại mới từ các nước có cùng khí hậu trong khu vực châu Á, châu Phi, Caribê và Trung Mỹ. Họ đã mang về rất nhiều loại hoa và cây để trồng thử nghiệm trên đất và khí hậu của chúng tôi.
Nhưng thật không may những cây hoa thật đẹp từ Caribê không nở hoa ở Singapore bởi vì chúng tôi không có những mùa đông lạnh. Những cây đến từ Ấn Độ và Myanmar (trước đây là Burma) hiếm khi ra hoa ở Singapore bởi vì chúng cần một khoảng mùa khô dài giữa các mùa mưa hàng năm trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Các nhà thực vật học của chúng tôi mang về 8.000 loại cây khác nhau nhưng chỉ có 2.000 loại sống được ở Singapore. Họ nhân giống thành công một loại cây và bổ sung nó vào nhà kính.
Nhân vật chủ chốt nhất trong chính sách làm xanh thành phố của tôi là một nhân viên có năng lực, Wong Yew Kwan. Là một người Malaysia, anh ta học lâm nghiệp và dự định làm cho các đồn điền cao su và dầu cọ ở Malaysia. Anh ta đã mang nhận thức và cả những kiến thức của mình áp dụng vào công việc trồng các loại cây, cây bụi, và nhiều loại cây cỏ khác trồng bên đường và các công viên nhân tạo tại Singapore.
Singapore xanh đẹp lung linh về đêm
Tôi đưa cho anh ta những cuốn sổ ghi nhớ, những danh sách yêu cầu vô tận và anh ta cần mẫn đáp lại, thực thi thành công nhiều điều trong số đó. Người kế vị của anh ta, Chua Sian Eng, là một nhà nông học, người đã tự biến mình thành một nhà nghiên cứu cây trồng và tiếp tục công việc một cách thành công.
Mỗi khi tôi trở về Singapore sau một vài tuần vắng mặt, và thấy các cây, cây cọ, những thảm cỏ xanh, và những bụi hoa khi tôi đi dọc theo đại lộ Bờ Tây từ sân bay vào thành phố, tinh thần tôi phấn chấn hẳn lên. Việc làm xanh là dự án mang lại kết quả nhiều nhất mà tôi đã từng phát động.”
* Tiêu đề bài viết và các tít phụ do chúng tôi đặt
_______________
Mời độc giả đón đọc phần ba: “Lý Quang Diệu “cứu sống” nguồn nước Singapore thế nào?” xuất bản sáng 18.4.2017
Theo Danviet
Lý Quang Diệu dẹp vỉa hè bát nháo ở Singapore thế nào?
Di dời người bán hàng rong, cấm ăn kẹo cao su và cấm hút thuốc nơi công cộng là những chính sách đã giúp hình thành nên một Singapore xanh của ngày hôm nay.
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu
Trong một phần của cuốn sách "Hồi ký Lý Quang Diệu: Từ Thế giới thứ Ba lên Thế giới thứ Nhất" do Công ty Sách Omega (Omega ) liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vào tháng 4/2017, cựu Thủ tướng Singapore đã chia sẻ về quá trình biến đất nước của ông thành một đảo quốc xanh. Từ việc trồng cây, chống ô nhiễm và xây dựng văn minh đô thị, những câu chuyện của ông cung cấp nhiều bài học cho chúng ta tham khảo.
Mỗi du khách đến Singapore dường như đều choáng ngợp trước sự xanh, sạch, đẹp của đảo quốc này. Để có được một Singapore xanh như ngày hôm nay, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng và gìn giữ vẻ đẹp thân thiện với môi trường.
Trong chương "Singapore xanh" của cuốn "Hồi ký Lý Quang Diệu - Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất", ông Lý đã nhắc tới quá trình dọn dẹp vỉa hè của thành phố. Cụ thể, di dời người bán hàng rong, cấm ăn kẹo cao su và cấm hút thuốc nơi công cộng... là một vài chính sách đất nước châu Á đã và đang sử dụng để tạo nên một cảnh quan đô thị trong sạch và văn minh.
Dưới đây, chúng tôi xin được lược trích một số đoạn trong cuốn sách của cựu Thủ tướng Singapore.
Cách lâu bền làm sạch bóng hàng rong
"Chúng tôi bắt đầu từ một nền tảng thấp. Trong những năm 60, hàng ngàn người xếp hàng dài tại các buổi tiếp dân của chúng tôi, nơi các Bộ trưởng và các Nghị sĩ giúp giải quyết các vấn đề về quyền bầu cử của họ. Những người thất nghiệp, cùng với vợ và con của họ đi xin việc, như giấy phép lái xe tắc xi hoặc bán hàng rong, hoặc quyền bán thức ăn trong căn tin trường học.
Đây là khía cạnh nhân quyền đằng sau các con số thống kê thất nghiệp. Hàng ngàn người bán thức ăn trên lề đường không đếm xỉa gì đến giao thông, sức khỏe, và các lý do khác. Rác rưởi, mùi hôi của các thức ăn đã bị thối rữa, và các âm thanh hỗn loạn đã khiến nhiều khu vực của thành phố biến thành những khu ổ chuột.
Mỗi du khách đến Singapore dường như đều choáng ngợp trước sự xanh, sạch, đẹp của đảo quốc này
Một vài thương nhân cho nhiều người mướn các xe hơi tư nhân cũ kỹ để trở thành "những tài xế cướp tắc xi", không bằng lái và không bảo hiểm. Giá đi loại xe này chỉ đắt hơn một chút so với xe buýt nhưng lại rẻ hơn rất nhiều so với các loại xe tắc xi có đăng ký. Họ dừng lại mà không hề báo hiệu, đón và trả khách vô tội vạ và đã trở thành mối đe dọa cho nhiều người đi đường khác. Hàng trăm, hoặc thậm chí hàng nghìn các tắc xi kiểu này đã làm kẹt cứng đường phố và phá hủy hệ thống xe buýt.
Chúng tôi không thể làm sạch thành phố bằng cách di dời những người bán hàng rong và những tắc xi bất hợp pháp trong nhiều năm. Chỉ sau năm 1971, khi đã tạo ra nhiều việc làm, chúng tôi mới có thể thi hành luật pháp và làm sạch đường phố. Chúng tôi cấp giấy phép kinh doanh cho những người bán hàng rong và chuyển họ từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống nước cống rãnh và chỗ đổ rác.
Mãi đến đầu những năm 80, chúng tôi mới tái ổn định tất cả những người bán hàng rong. Một vài người trong số đó làm những món ăn tuyệt hảo hấp dẫn khách du lịch. Một vài trong số đó trở thành những nhà triệu phú đi làm bằng xe Mercedes-Benz và thuê người phục vụ. Đây là sự táo bạo, nỗ lực, và tài năng của những người tạo nên Singapore. Những tài xế tắc xi bất hợp pháp đã bị trục xuất khỏi đường phố chỉ sau khi chúng tôi tái tổ chức lại hệ thống xe buýt phục vụ và tạo cho họ những việc làm khác."
Để có được một Singapore xanh như ngày hôm nay, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng và gìn giữ vẻ đẹp thân thiện với môi trường
Những lệnh cấm khắt khe
"Từ thập kỷ 70, để cứu lấy kẻ nghiện ngập và hư hỏng, chúng tôi ra lệnh cấm quảng cáo thuốc lá. Dần dần, chúng tôi ban hành lệnh cấm hút thuốc ở những nơi công cộng - trong thang máy, xe buýt, trong các trạm và trên xe lửa MRT (Mass Rapid Transit) và cả trong các văn phòng có gắn máy lạnh cũng như các nhà hàng. Tôi đi theo người tiên phong: Canada. Người Mỹ thực hiện điều này rất lâu sau này bởi vì hành lang thuốc lá của họ quá mạnh.
Chúng tôi có "một tuần tự do hút thuốc" mỗi năm. Như một phần của chiến dịch này, tôi thuật lại trên ti vi kinh nghiệm cá nhân của tôi. Tôi đã từng hút khoảng 20 điếu thuốc một ngày như thế nào mãi cho đến năm 1957, trong cuộc tuyển cử hội đồng thành phố, sau khi chiến dịch này diễn ra 3 tuần, tôi bị mất giọng và thậm chí không thể cám ơn các cử tri.
Bởi vì không thể giới hạn được việc nghiện ngập của mình, tôi bỏ thuốc. Tôi phải chịu dựng trong hai tuần. Vào thập kỷ 60, tôi trở nên dị ứng với khói thuốc và không cho phép hút thuốc trong phòng làm việc có gắn máy lạnh của tôi và các phòng nội các. Trong vòng vài năm, hầu hết các bộ trưởng đều đã bỏ thuốc lá ngoại trừ hai người nghiện là Raja và Eddie Barker. Cứ mỗi 10 phút, họ lại đi ra khỏi phòng họp để đốt thuốc và thỏa mãn cơn thèm ở ngoài hành lang.
Singapore cũng cấm ăn kẹo cao su và hút thuốc nơi công cộng
Đây là một trận chiến không ngừng mà chúng tôi vẫn tiến hành. Sự thịnh vượng của nền công nghiệp thuốc lá ở Mỹ và sức mạnh quảng cáo đã khiến nó trở thành kẻ thù ghê gớm. Số lượng những người hút thuốc cao tuổi đã giảm nhưng giới trẻ, bao gồm cả nữ giới, vẫn tiếp tục chìm sâu vào nghiện ngập. Chúng tôi không thể có đủ khả năng trong trận chiến này.
Lệnh cấm ăn kẹo cao su đã khiến chúng tôi bị nhạo báng rất nhiều ở Mỹ. Đầu năm 1983, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia đã đề nghị chúng tôi cấm điều này vì các lý do gây ra bởi việc kẹo cao su bị nhét vào các lỗ khóa và các hộp thư cũng như trong các nút điều khiển của thang máy. Việc nhổ kẹo cao su lên sàn nhà và các hàng lang chung làm tốn tiền lau rửa và hư hỏng các dụng cụ vệ sinh.
Đầu tiên, tôi nghĩ rằng lệnh cấm này quá khắt khe. Nhưng sau khi những kẻ phá hoại các công trình văn hóa nhét kẹo cao su vào bộ cảm biến của các cửa ra vào của hệ thống xe lửa MRT khiến cho hệ thống bị trục trặc. Lúc này, tôi không còn là Thủ tướng nữa nhưng Thủ tướng Goh và các đồng sự của ông đã quyết định ban hành luật cấm này vào tháng 1 năm 1992.
Một vài nghị sĩ đã từng du học ở các trường đại học Mỹ kể lại rằng bên dưới các ghế trong hội trường bẩn thỉu như thế nào với từng mảng kẹo cao su dính dai như đỉa. Lệnh cấm đã làm giảm đáng kể sự khó chịu, sau khi thanh toán hết các hàng tồn trong các cửa hàng, vấn đề kẹo cao su ở các trạm MRT và trên xe lửa đã giảm đáng kể."
* Tiêu đề bài viết và các tít phụ do chúng tôi đặt
____________
Mời độc giả đón đọc phần hai: "Lý Quang Diệu dùng 'phép' gì phủ cây xanh kín Singapore?" xuất bản sáng 17/4/2017
Theo Danviet
Tài năng toán học của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long Ông Lý Hiển Long từng đạt danh hiệu xuất sắc về toán học ở Đại học Cambridge và được giảng viên hết lời ca ngợi. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: Washington Post Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 21/3 đến 24/3 nhằm tăng cường mối quan hệ Đối tác chiến lược và hợp...