Ly kỳ vụ mua nhà 2,8 tỉ bán liền tay 1,6 tỉ
Nữ giám đốc công ty bất động sản bị khởi tố vì ra giá mua nhà 2,8 tỉ đồng, sau đó không trả tiền mà bán liền cho người thứ ba lấy 1,6 tỉ đồng.
TAND tỉnh Cà Mau vừa xét xử vụ bị cáo Cao Thị Hằng, giám đốc một công ty bất động sản ở phường 5, TP Cà Mau, bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4 Điều 174 BLHS (mức án cao nhất đến tù chung thân). Đây là vụ án liên quan đến việc mua bán nhà siêu tốc khi bị cáo mua nhà 2,8 tỉ đồng chưa trả tiền nhưng bán liền tay cho người khác để chiếm đoạt 1,6 tỉ đồng.
Mua nhà tiền tỉ, chỉ trả 250 triệu
Theo cáo trạng, bị cáo Hằng lập công ty cổ phần bất động sản vào giữa năm 2018 và giữ chức chủ tịch HĐQT. Tháng 5-2019, bà Hằng hỏi mua nhà, đất có diện tích 155,3 m 2 của bà Nguyễn Thị Lan ở phường 1, TP Cà Mau.
Sau khi thỏa thuận giá cả, ngày 16-5-2019, hai bên đến phòng công chứng làm thủ tục mua bán nhà, đất với giá 2,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, tại đây, bị cáo Hằng yêu cầu và được bà Lan đồng ý là không làm hợp đồng mua bán mà làm giấy ủy quyền cho Võ Yến Ly toàn quyền quyết định căn nhà. Lý do bị cáo Hằng nói với bà Lan là vì bản thân đã đứng tên nhiều nhà, đất nên nhờ bà Ly đứng tên giùm.
Chiều tối cùng ngày, thay vì chuyển trả đủ tiền 2,8 tỉ đồng cho bà Lan như đã cam kết thì bị cáo Hằng chỉ trả bà Lan 250 triệu đồng, nói là tiền cọc. Số tiền mua nhà bà có chuyển rồi nhưng khác hệ thống ngân hàng nên bà Lan chưa nhận được.
Tuy nhiên, những ngày sau đó bà Lan vẫn không nhận được tiền. Lúc này bị cáo Hằng thừa nhận là chưa chuyển và sau đó hẹn nhiều lần nhưng không trả thêm đồng nào.
Ngày 28-5-2019, bà Ly có đơn tố cáo cho rằng bị cáo Hằng đã lừa dối mình đứng tên giùm trên giấy ủy quyền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Lan. Đến ngày 10-6-2019, bà Lan tố cáo bị cáo Hằng và bà Ly câu kết lừa đảo nhằm chiếm đoạt nhà, đất của bà.
Mấy ngày sau, ông Đỗ Duy Linh (là nhân viên của bị cáo Hằng) có tham gia làm giấy tờ vụ mua bán nhà cũng làm đơn tố cáo Hằng lừa đảo mình để chiếm đoạt tài sản của bà Lan.
Video đang HOT
Mượn tay người khác bán nhà
Sau đó cơ quan điều tra vào cuộc, kết luận ngày 16-5-2019 bị cáo Hằng đã mua đất của bà Lan với giá 2,8 tỉ đồng, nhờ bà Ly đứng tên giao dịch. Ngay trong ngày, sau khi được bà Lan ký tên ủy quyền cho bà Ly, bị cáo Hằng đã bán nhà, đất của bà Lan cho vợ chồng ông Lê Hồng Sơn với giá 1,6 tỉ đồng.
Theo cơ quan điều tra, việc mua bán này diễn ra ở một văn phòng công chứng khác. Bà Ly và ông Linh là người trực tiếp thực hiện giao dịch, nhận tiền của ông Sơn và đem về trụ sở công ty cho bị cáo Hằng.
Cơ quan điều tra xác định hợp đồng mua bán nhà giữa bà Ly và vợ chồng ông Sơn là giả cách, bản chất là cho vay tiền thế chấp tài sản. Bà Hằng bị khởi tố nhưng do đang nuôi con nhỏ nên được tại ngoại để điều tra.
Tại phiên tòa sơ thẩm, vợ chồng ông Sơn không đồng ý với cáo trạng của VKS, cho rằng việc mua nhà với giá 1,6 tỉ đồng là có thật, không phải là giao dịch giả cách. Ông Sơn đề nghị tòa tuyên công nhận hợp đồng này để ông được nhận nhà như hợp đồng mua bán.
Bị cáo Hằng cũng phủ nhận vai trò của mình, cho rằng bản thân không tham gia vụ mua bán nhà, đất và không nhận tiền bán nhà từ bà Ly và ông Linh như cáo trạng mô tả.
Trong khi những người được tòa xác định là liên quan trong vụ án như bà Ly, ông Linh, bà Lan và một số nhân chứng thì đều thừa nhận cáo trạng đúng với thực tế diễn biến của vụ việc.
Sau phần xét hỏi, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung với lý do cần làm rõ nhiều tình tiết trong vụ án.
Luật sư nói chưa có thiệt hại (!?)
Tại tòa, luật sư bảo vệ cho bị cáo Hằng cho rằng đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cấu thành vật chất, tức tài sản của nạn nhân phải bị chuyển dịch sang người lừa đảo.
Theo luật sư, lúc tố cáo bà Ly, ông Linh không bị mất tài sản nào. Bà Lan chỉ bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất, thực tế bà này vẫn quản lý, sử dụng căn nhà đến nay, chưa kể bà này đã nhận 250 triệu đồng của bị cáo. Về giấy chứng nhận chủ quyền nhà, đất, vị luật sư cho rằng pháp luật không xem nó là tài sản.
Về chứng cứ buộc tội bị cáo Hằng, luật sư này cho rằng hồ sơ chỉ có lời khai mà phần lớn là của những người đã có đơn tố cáo Hằng. Trong khi các chứng cứ vật chất đều thể hiện bà Ly được bà Lan ủy quyền rồi bà Ly bán tài sản ủy quyền này lại cho vợ chồng ông Sơn…
Kẻ cầm đầu băng nhóm đánh bom trụ sở công an bị xử 24 năm tù
Tại tòa, các bị cáo đánh bom trụ sở công an khai nhận, do hoàn cảnh khó khăn nên mới nghe theo lời dụ dỗ của tổ chức phản động để...kiếm tiền.
Sau hai ngày xét xử, ngày 22/9, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Khanh và 19 đồng phạm.
Được nói lời sau cùng, các bị cáo đều bày tỏ thái độ ăn năn, hối cải. Các bị cáo cho rằng, do hoàn cảnh khó khăn nên mới nghe theo lời dụ dỗ, lôi kéo đi theo tổ chức phản động của Khanh để kiếm tiền. Các bị cáo mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để được sớm trở về với gia đình.
Theo HĐXX, căn cứ vào các tài liệu chứng cứ, xét thấy quá trình điều tra, truy tố và thẩm vấn tại phiên tòa, Cơ Quan điều tra, VKS đã thực hiện theo đúng trình tự pháp luật.
Qua xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận tòa bộ hành vi phạm tội của mình. Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai tại CQĐT, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ.
Theo HĐXX, tổ chức Triều đại Việt đã lôi kéo nhiều người trong và ngoài nước tham gia vào việc chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân. Theo đó, các bị cáo đã gây ra hàng loạt vụ nổ tại TP.HCM, Đồng Nai, Kiên Giang, Hậu Giang.
Từ đó có đủ cơ sở kết luận, các bị cáo đã phạm vào tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" và "Chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ". Cáo trạng truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Hành vi phạm tội của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, hủy hoại nhiều tài sản, xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng của cán bộ.
Xét thấy, đây là hành vi phạm tội có tổ chức nên cần phải xử lý nghiêm khắc nhằm răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.
Sau khi xem xét, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Khanh 20 năm tù về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân", 4 năm tù về tội "Chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ". Tổng hợp hình phạt là 24 năm. Phạt bổ sung quản chế 5 năm sau khi mãn hạn tù
Dương Bá Giang 18 năm tù; Nguyễn Minh Tấn (người nhận chỉ đạo đặt quả nổ ở Công an tỉnh Hậu Giang) 18 năm tù; Vũ Hoàng Nam (người đặt 2 quả nổ ở trụ sở Công an phường 12) 17 năm; Dương Khắc Minh; 17 năm tù; Phạm Trần Phong Vũ 17 năm. Các bị cáo còn bị phạt bổ sung quản chế 5 năm sau khi mãn hạn tù
Các bị cáo còn lại cũng phải lãnh từ 2 tới 12 năm tù về các tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân", "Chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ". Phạt bổ sung quản chế từ 3-5 năm sau khi mãn hạn tù.
Về dân sự, buộc bị cáo Khanh, Nam, Minh liên đới bồi thường cho Công an phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM số tiền hơn 349 triệu đồng. Bồi thường cho 2 nạn nhân trong vụ nổ gần 15 triệu đồng.
Theo truy tố, sau khi tham gia vào tổ chức phản động Triều đại Việt của Ngô Văn Hoàng Hùng (68 tuổi, tức Ngô Hùng, ở Canada), Khanh được đối tượng này gửi tiền về để chiêu mộ thêm thành viên và mua vật liệu nổ, chế tạo trái nổ để ném vào các trụ sở cơ quan Nhà nước, trụ sở công an...
Sau khi chế tạo ra 10 quả nổ điều khiển từ xa, Khanh đã giao cho các "cấp dưới" trong tổ chức đi đặt tại trụ sở Công an phường 12 quận Tân Bình, Công an tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang.
Vụ nổ tại trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình đã khiến một cảnh sát và một người dân bị thương.
Xét xử nguyên Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài: Bị cáo Thúy khóc sụt sùi tại toà Sáng 18/9, phiên tòa xét xử nguyên Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài và các đồng phạm tiếp tục. Vụ án liên quan đến giao đất, cho thuê đất tại số 8 - 12 Lê Duẩn (phường Bến Nghé, quận 1), gây thất thoát hơn 1.927 tỷ đồng. Trong phần tự bào chữa cho mình, bị cáo Lê Thị Thanh Thúy đã...