Ly kỳ nữ phóng viên ‘đóng vai’ tín dụng, tiếp cận tội phạm truy nã
Trinh sát PC45 (Công an TP.HCM) nhờ phối hợp để “dụ” tên tội phạm bị truy nã tiết lộ nơi trú ẩn, lập tức nữ phóng viên đóng giả là nhân viên ngân hàng để tiếp cận.
Ngày 3/7, Đội cảnh sát hình sự đặc nhiệm (PC45) Công an TP.HCM đã bàn giao Trương Thanh Nam (25 tuổi) cho Công an huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang để di lý về nơi gây án phục vụ công tác điều tra.
Hai ngày trước khi Nam tra tay vào còng, phóng viên nhận được đề nghị của trinh sát Đội 3 (thuộc PC45) cùng tham gia phá án. Các trinh sát cho biết, tội phạm cần bắt tên là Trương Thanh Nam. Vào đầu năm 2009, Nam đã chém người trọng thương ở Kiên Giang rồi bỏ trốn lên TP.HCM trú ẩn.
Phóng viên nói chuyện với tội phạm đang bị truy nã.
Tháng 7/2010, anh ta đã bị công an huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang phát lệnh truy nã về hành vi cố ý gây thương tích theo Điều 104 của bộ Luật Hình sự.
Cơ quan điều tra chỉ xác định Nam đang trốn ở quận Gò Vấp (TP.HCM). Quận này có 16 phường, hàng ngàn con đường lớn nhỏ nên nhiệm vụ đặt ra là phải xác định được tên đường nơi Nam đang ở.
Sau khi nghe kế hoạch bắt tội phạm truy nã của trinh sát Đội 3, phóng viên nhận lời tham gia và được cung cấp 1 nick chat và hướng dẫn nhập vào một phần mềm, chờ Nam truy cập rồi làm quen.
Khi nick sáng lên, phóng viên chào hỏi và Nam lập tức “ăn mồi”. Anh ta cho biết mình đang kinh doanh. Khi được hỏi kinh doanh gì, thì Nam trả lời đang bán giầy. Nhưng địa điểm ở đâu thì thanh niên này không tiết lộ và hỏi tại sao biết nick của mình?
Biết được tâm lý tội phạm trốn truy nã rất đề phòng, phóng viên trả lời là nhân viên tín dụng ngân hàng, đang đi tìm khách hàng vay vốn trên mạng xã hội. Nam trả lời không có nhu cầu vay tiền. Sợ hỏi nhiều thì bị lộ kế hoạch nên phóng viên phải dừng cuộc nói chuyện để tạo niềm tin.
Sau khi tường trình cuộc nói chuyện trinh sát Đội 3, mọi người phán đoán rất có thể Nam đang bán giầy trong chợ Hạnh Thông Tây. Vì đây là chợ đêm, đông người, thuận lợi cho tội phạm trà trộn vào buôn bán, tránh bị công an phát hiện.
Video đang HOT
Tội phạm tiết lộ nơi bán hàng.
Trong đêm 1/7, các trinh sát vào khu vực chợ đêm Hạnh Thông Tây để rà soát. Tuy nhiên, khi đi vào chợ, trinh sát liền gọi điện báo cho phóng viên tại đây quá đông, khó tìm ra Nam và yêu cầu tiếp tục tìm cớ nói chuyện để giữ liên lạc.
Làm theo lời đề nghị của trinh sát, phóng viên tiếp tục chat hỏi Nam sắp đi ngủ chưa? Anh ta trả lời đang bán hàng, tới 2h sáng mới ngủ. Biết Nam đã giảm sự nghi ngờ nên “nữ nhân viên tín dụng” tiếp tục hỏi: “Anh bán giầy nam hay nữ? Có giầy nữ nào đẹp không để hôm nào em qua mua”.
Mất cảnh giác, anh ta nói bán đủ loại giầy dép, muốn mua thì đi qua. Vừa chat với Nam, phóng viên vừa dùng điện thoại liên tục báo cáo tình hình cho trinh sát đang có mặt tại quận Gò Vấp.
Sau khi nghe báo cáo, trinh sát đề nghị phóng viên đến nơi bán của Nam để mua giầy. Lúc này là 22h45. Tuy nhiên, vì phóng viên đã nói với Nam thường ngủ vào lúc 23h nên nếu đi gặp đột ngột thì hung thủ sẽ nghi ngờ, kế hoạch bại lộ.
Do đó, phóng viên tiếp tục hỏi Nam đang bán giầy ở đường nào? Mở shop hay ngoài lề đường? Thanh niên này vẫn không nghi ngờ nên trả lời bán ở trong shop đường Quang Trung gần ngã 5.
Có được địa chỉ, lập tức trinh sát có mặt tại shop giầy trên đường Quang Trung. Tấp vào quán nước trước nhà số A6 đường Quang Trung (phường 3, quận Gò Vấp), trinh sát ngồi quan sát mọi hành động, cử chỉ của nhân viên bán giầy này.
Để khẳng định đây đúng là tội phạm đang truy tìm, trinh sát gọi cho phóng viên đề nghị nhắn tin nói chuyện với Nam để xác tín và không bắt nhầm người.
Nam bị bắt vào 23h10 ngày 1/7.
Phóng viên tiếp tục gợi chuyện để Nam rút điện thoại ra nhắn tin. Để có thêm thông tin chắc chắn về nghi can, một trinh sát gọi điện vào số của Nam, thì thấy anh ta nghe máy.
Không chần chừ, 2 trinh sát bước vào shop giả vờ là khách mua giầy rồi bất ngờ áp sát, khóa tay Nam. Một trinh sát hỏi họ tên đầy đủ là gì? Quá bất ngờ, Nam quỵ xuống trả lời là Trương Thanh Nam, quê ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
23h10 cùng ngày, các trinh sát báo tin cho phóng viên đã hoàn thành nhiệm vụ, đưa Nam về công an phường 3 lập biên bản bắt giữ, đồng thời báo cho công an tỉnh Kiên Giang lên di lý về địa phương phục vụ công tác điều tra.
Theo Zing News
Thuê "cha, mẹ" đi ăn xin
Xin được bao nhiêu tiền đều phải nộp hết cho "chủ".
LTS: Trên đường phố Biên Hòa (Đông Nai), người dân không khó bắt gặp cảnh người già, con nít ngửa tay xin tiền và trong chúng ta ai cũng động lòng trắc ẩn, sẵn lòng giúp họ. Sự thật, hoàn cảnh của những người này rất đáng thương, chấp nhận làm cái nghề mạt vận trong xã hội. Thế nhưng họ lại là nạn nhân, là công cụ kiếm tiền của những kẻ giấu mặt... Sau nhiều ngày theo chân những người ăn xin, PV bao Phap Luât TP.HCM đa vach măt những kẻ sống bám vào người già, trẻ em... ở Biên Hòa.
Đều đặn chúng tôi luôn gặp một cu ông và một cụ bà đi ăn xin tại cây xăng trên đường Nguyễn Ái Quốc, thuộc khu phố 1, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa (Đồng Nai) và một cây xăng trên đường Đồng Khởi (phường Tân Hiệp). Nhìn dáng dấp khổ hạnh của hai cụ, ai cũng động lòng trắc ẩn...
Bị lừa vào đương ăn xin
Sáng 24-6, chưa đến 5 giờ, một người đàn ông chừng khoảng 50 tuổi chạy xe máy 74F6-6370 chở hai người già tấp vào lề đường Nguyễn Ái Quốc. Xe dừng, ông già xuống xe. Sửa lại tay áo, ông lê bước về hướng cây xăng Tân Phong cách đó chừng 100 m. Đến nơi, ông bắt đầu công việc hằng ngày của mình.
Ông Chung đang đợi để chở những người ăn xin về nha tro. Anh: TD
Tại cây xăng, thấy người nào vào đổ xăng là ông chìa cái mũ lưỡi trai, chờ đợi bố thí và rất ít người từ chối cho tiền. Khách đổ xăng bỏ tiền vào chiếc mũ, ông lại đến xin tiền người khác...
Sau khi bỏ ông già, người đàn ông tiếp tục chạy xe máy về ngã tư Tân Phong rồi rẽ vào đường Đồng Khởi, tấp vào lề cho bà cụ xuống xe. Cũng tương tự như ông già, bà đi đến cây xăng Tân Hiệp cách nơi bà xuống xe chừng 100 m để xin tiền.
Tiếp cận ông già để hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình, ông già ăn xin cho biết: Ông tên T., quê ở Triệu Sơn, Thanh Hóa. Ở quê mất mùa, cuộc sống rất khó khăn nên khi ông Chung (người chạy xe chở ông đi ăn xin hằng ngày - PV) đề nghị vào miền Nam làm thuê, mỗi tháng trả lương 3 triệu đồng, nuôi cơm nên ông nhận lời ngay. "Sau tết 2014, vào đến Biên Hòa tôi mới biết công việc mà ông Chung thuê tôi làm là đi ăn xin. Sống giữa nơi xa lạ, lại không có tiền nên tôi phải chấp nhận công việc mà ông Chung yêu cầu" - ông T. nói.
Theo ông T., hằng ngày xin được bao nhiêu tiền ông phải giao nộp lại hết cho vợ chồng ông Chung. "Cứ 5 giờ sáng, ông Chung chở tôi và một bà già đi xin tiền. Đến 11 giờ trưa thì họ chạy xe ra đón về nhà ăn cơm và lấy tiền. Đến 2 giờ chiều, ông Chung lại chở chúng tôi ra các cây xăng ăn xin cho đến 23 giờ đêm lại đến đón về. Vợ chồng ông Chung giao chỉ tiêu là mỗi ngày tôi phải xin được ít nhất 250.000 đồng. Nếu ít hơn sẽ bị họ chửi bới thậm tệ. Đi ăn xin suốt ngày vừa mệt vừa xấu hổ nên tôi muốn về quê. Tuy nhiên, vợ chồng ông Chung không cho, bảo đợi đến tết" - ông T. cho biết.
Bà T., ông T. bị ông Chung lừa đi ăn xin thuê. Ảnh trong bài: TIẾN DŨNG
Tiếp cận kẻ "chăn dắt"
Tương tự, cụ bà ăn xin tại cây xăng Tân Hiệp tên T. cho biết bà đã 68 tuổi, quê ở Triệu Sơn (Thanh Hóa) và cũng là người "làm thuê" cho vợ chồng ông Chung được hơn hai tháng nay. "Mỗi tháng tôi được vợ chồng ông Chung trả 2 triêu đồng, ít hơn so với ông T. vì tôi lành lặn, trông khỏe mạnh nên ông Chung trả công ít hơn... Khi đến Biên Hòa, ông Chung bắt đi ăn xin. Không muốn nhưng đành chịu vì không biết đường, tôi cũng chẳng có tiền để về quê và ông Chung không cho về" - bà nói.
Theo chân người đàn ông qua những con hẻm ngoằn ngoèo, chúng tôi tiếp cận một ngôi nhà cấp bốn, không số tại khu phố 2, phường Tân Biên. Tại đây, người đàn ông chở hai ông bà ăn xin cho biết ông ta tên Chung (50 tuổi, quê Quảng Xương, Thanh Hóa).
"Gia đình tôi thuê căn nhà ở hơn một năm nay. Gia đình đang sống cùng hai con trai, hai con dâu, hai cháu nội và bố mẹ" - ông Chung nói. Vợ ông Chung nói thêm về hoàn cảnh gia đình: "Con cái tôi đi làm ăn nên hai vợ chồng ở nhà lo cơm nước, chăm cháu chứ không đi làm". Khi chung tôi hoi thăm vê cha me ho, vơ ông Chung cho biêt: "Hiện cha mẹ chúng tôi đang đi chơi ở nhà người bà con nên không có ở nhà" - vợ ông Chung noi trong cảnh giác.
Và sự thật, người mà hai vợ chồng ông Chung nhận là cha mẹ chẳng có quan hệ máu mủ gì và khi hai người già này đang ăn xin thuê, họ nói dối là đi chơi ở nhà bà con...
Theo Tiến Dũng
Báo Pháp luật TP HCM
Phiên xử đầu tiên vụ gây rối ở Bình Dương: Tòa tuyên 12 tháng tù giam Trong phiên xử đối tượng trộm cắp tài sản vụ gây rối tại Bình Dương, luật sư nêu 4 tình tiết giảm nhẹ án cho bị cáo Châu Minh Tường. Đại diện công ty bị trộm tài sản cũng xin tòa giảm án cho bị cáo. Tòa tuyên án 12 tháng tù giam. 9h55, kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử...