Ly kỳ cuộc trốn nã 8 năm ròng của đứa cháu “kết liễu” mạng sống chú họ
Tám năm trôi qua, Hưng đã thay tên đổi họ, lấy vợ sinh con, tự gây dựng được một cuộc sống đề huề. Nhưng lưới trời lồng lộng, tội ác nào rồi cũng phải trả giá…
Đối tượng Nguyễn Quang Hưng
Xuất phát từ mâu thuẫn vặt vãnh trong cuộc sống mà Nguyễn Quang Hưng (SN 1983, trú tại thôn Xuân Tràng, xã Xuân Tràng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đã bột phát đâm chết chú họ là ông Nguyễn Văn Sự (SN 1963, cùng thôn) vào năm 2005.
Sau khi gây án xong, Nguyễn Quang Hưng bỏ trốn khỏi nơi cư trú ở địa phương, biết Cơ quan Công an phát lệnh truy nã toàn quốc về tội “Giết người”, Hưng vẫn không ra đầu thú. Tám năm trôi qua, Hưng đã thay tên đổi họ, lấy vợ sinh con, tự gây dựng được một cuộc sống đề huề. Nhưng lưới trời lồng lộng, tội ác nào rồi cũng phải trả giá…
Đứa cháu mất đạo lý
Vào buổi tối ngày 16/7/2005, làng quê Xuân Tràng, huyện Yên Mỹ yên bình bỗng một phen náo loạn bởi tiếng la hét, tiếng kêu cứu thất thanh của ông Nguyễn Văn Sự. Khi mọi người kéo nhau chạy tới nơi đều kinh hoàng khi thấy ông Sự đang thoi thóp trên vũng máu do bị gã cháu họ Nguyễn Quang Hưng xỉa cho một nhát dao chí mạng vào ngực. Mọi người vội vàng đưa ông Sự đến bệnh viện đa khoa huyện Yên Mỹ cấp cứu. Nhưng do vết đâm quá hiểm, gây mất máu cấp nên ông Sự đã tử vong trước khi tới bệnh viện.
Nguyên nhân vụ án mạng sau đó được làm rõ là do xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống nên giữa Hưng và ông chú họ xảy ra cãi vã. Sau cuộc đấu “võ mồm”, thằng cháu 22 tuổi vốn “ngựa non háu đá” đã không kiềm chế cơn được nóng giận nên xông vào tấn công ông chú họ của mình. Trong lúc ẩu đả, Hưng chụp con dao đâm ông Sự khiên nạn nhân gục xuống. Ngay trong đêm gây án, Hưng bỏ trôn nhưng cũng kịp biết được tin ông chú của mình đã tử vong.
Tuy vậy, hắn không ra đầu thú mà tiếp tục lẩn trốn. Trong lúc lẩn trốn, Hưng không quên nghe ngóng tình hình. Hưng cũng biết gia đình hắn đã chủ động thu xếp đền bù đầy đủ cho gia đình nạn nhân trên tinh thần tình cảm họ hàng nên hắn có phần yên tâm. Đến ngày 19/7/ 2005, sau nhiều lần gọi Hưng lên để lấy lời khai nhưng không được, Cơ quan Điều tra đã đến tận nhà Hưng mục đích bắt khẩn cấp đối tượng thì mới biết Hưng đã bỏ trốn ngay sau khi gây án. Trước tình huống đó, Công an tỉnh Hưng Yên đã phải phát lệnh truy nã toàn quốc đối với Nguyễn Quang Hưng về tội “ Giết người“.
Ông chủ cửa hàng có uy tín
Sau khi trốn khỏi địa bàn, Hưng bắt xe khách ngược ra thị xã Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh). Sở dĩ Hưng chọn mảnh đất địa đầu này làm nơi ẩn náu bởi đây là thị xã cửa khẩu, đông người nên rất dễ trà trộn; chưa kể nếu thấy “có biến” hắn có thể dễ dàng đánh bài chuồn sang bên kia biên giới nước bạn.
Tại đây, với tấm chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Quang Hưng, hắn khéo léo tẩy xóa tên Hưng thành Khương, còn quê quán và các thông tin khác vẫn giữ nguyên. Với cái tên mới, Hưng xin vào làm thuê cho một xưởng cơ khí nhỏ, vừa làm vừa học nghề, ăn ở tại nhà chủ với khoản tiền công không đáng kể.
Video đang HOT
Thấy hắn còn trẻ mà hiền lành, chịu khó làm ăn lại không đặt nặng tiền công sá nên nhà chủ rất quý mến, truyền nghề cho hắn tận tình. Nhờ vậy, sau thời gian làm thuê, Hưng đã có tay nghề hàn xì khá vững, có thể mở hiệu riêng cho mình.
Trong khoảng thời gian làm thuê ở thị xã Móng Cái, Hưng quen môt cô gái quê Nam Định tên Duyên cũng ra cửa khẩu mưu sinh. Duyên làm nghề buôn bán trái cây tươi từ Trung Quốc mang về bỏ mối cho các thương lái ở Móng Cái. Tuy tiền lãi không cao nhưng được cái mối hàng ổn định nên cũng “năng nhặt chặt bị”. Duyên thấy Hưng khỏe mạnh, hiền lành, ngoại hình cũng khá bảnh trai nên cô gái này “mết” Hưng ngay sau khi gặp nhau vài lần.
Nghe Hưng tâm sự bản thân hắn ta là trẻ mồ côi, ở quê không còn ai thân thích nên Duyên tin ngay và càng thương hắn ta hơn. Sau một thời gian yêu, cả hai quyêt định xây dựng gia đình . Đám cưới của Hưng và Duyên được tổ chức khá linh đình tại nhà cô dâu ở Nam Định vào năm 2006. Sau khi cưới, vợ chồng Hưng đưa nhau đến TP. Lào Cai sinh sống. Lý do Hưng chọn mảnh đất cửa khẩu Lào Cai để làm ăn sinh sống lâu dài cũng tương tự như khi hắn chọn thị xã Móng Cái. Bởi đây có cửa khẩu nên vừa dễ trà trộn, vừa dễ bề đào tẩu sang đất bạn nếu bị công an truy lùng ráo riết.
Thời gian mới đến lập nghiệp tại TP. Lào Cai, vợ chồng Hưng thuê nhà ở tô 3 phường Bắc Cường để mở cửa hàng gia công cơ khí, làm khung nhôm, cửa kính. Với tay nghê khá, lại cẩn thận, chu đáo tận tình nên cửa hàng của Hưng đông khách, ăn lên làm ra. Thời gian đầu Duyên vẫn làm nghề buôn hoa quả, nhưng từ khi hai đứa con lần lượt ra đời, phần vì bận con mọn, phần vì công việc ở cửa hàng cơ khí bận rộn nên Duyên ở nhà phụ giúp công việc cho chồng và chăm sóc các con.
Cả hai đứa trẻ sinh ra đều được Duyên về Nam Định khai sinh vì Hưng nói lý do nghe rất “hoàn cảnh” rằng: “Anh bỏ quê đi từ lâu, ở quê lại chẳng còn ai thân thiết nên sợ về khai sinh cho con người ta lại gây khó dễ”.
Duyên cũng chẳng mảy may nghi ngờ vì thấy từ trước đến giờ tình cảm của Hưng rất chân thành, yêu vợ thương con hết lòng. Người ngoài nhìn vào đôi vợ chồng trẻ biết làm ăn, đối xử hiền hòa, tử tế với nhau nên ai cũng có thiện cảm. Thậm chí nhiều người hàng xóm còn coi gia đình Hưng là hình mẫu lý tưởng cho các cặp vợ chồng trẻ. Khi thấy Hưng làm ăn có uy tín, môt sô cơ quan Nhà nước trên địa bàn cũng thuê anh ta tới làm cửa, công và hàng rào với các hợp đồng lớn.
Chạy trời không khỏi nắng
Về phía các các trinh sát Phòng 6 Cục Cảnh sát truy nã tội phạm, Bộ Công an, vào đầu năm 2013, qua rà soát các đối tượng truy nã trên toàn quốc, các trinh sát đã phát hiện tại TP. Lào Cai có một người có đặc điểm tương đối giống đối tượng truy nã Nguyễn Quang Hưng (quê quán Hưng Yên) can án “ Giết người” tại tỉnh Hưng Yên nhưng lại mang tên Nguyễn Quang Khương.
Quá trình xác minh, nguồn tin trinh sát thu thập được về đặc điểm nhận dạng, quê quán cho tới tên bố mẹ giữa người mang tên Nguyễn Quang Khương và đối tượng Nguyễn Quang Hưng hoàn toàn trùng khớp. Điều đáng ngờ nữa là mặc dù đã có vợ và hai đứa con nhưng vợ con người tên Khương không biết quê chồng ở đâu và chưa từng về quê chồng, cả hai đứa con đều khai sinh theo mẹ.
Vào buổi sáng ngày 20/3/2013, sau khi chở con đi học, Hưng rẽ vào một hàng phở điểm tâm sáng. Hưng đang ăn ngon lành thì có một ông khách lạ tình cờ đến ngồi ăn chung bàn.
Người khách thân thiện nhận ra Hưng chính là chủ cửa hàng cửa kính khung nhôm “Quang Khương” nên chủ đông bắt chuyên rất thân thiện và ngỏ ý muốn hợp đồng thuê hắn làm cửa cho công trình nhà mới của mình. Trong câu chuyện, vị khách hỏi Khương quê ở đâu, nghe Khương trả lời quê Nam Định, vị khách nhìn xoáy vào mặt hắn rôi phán một câu chắc nịch: Nói dối.
Sau đó, ông khách chìa bức ảnh Hưng chụp tại thời điêm bị truy nã ra và hỏi: “Có biêt ai đây không?”. Lúc này mặt Hưng hoàn toàn biến sắc, hắn khẽ nói: “Em biêt rôi” và ngoan ngoãn đưa tay vào còng. Hưng theo “ông khách” áp giải đi, không hề dám phản kháng như thể hắn biết ngày này sớm muộn gì cũng sẽ đến. Chỉ tội nghiệp cho vợ con Hưng, họ khóc ngất vì không hề biết hắn chính là sát thủ bị truy nã toàn quốc.
Ngay trong buổi sáng 20/3/2013, đối tượng Nguyễn Quang Hưng đã được di lý vê TP. Hà Nôi, bàn giao cho Công an tỉnh Hưng Yên điêu tra xử lý theo thâm quyên. Tại Cơ quan Điều tra Hưng thú nhận hoàn toàn hành vi giết người mà hắn đã thực hiện vào năm 2005. Tuy nhiên, Hưng lại cố ngụy biện cho hành vi trốn nã của mình rằng, “tưởng gia đình ở quê đã bồi thường ổn thỏa cho gia đình bị hại là hết tội”. Hiện công an tỉnh Hưng Yên đã phục hồi điều tra vụ án “Giết người” và khẩn trương đẩy nhanh các biện pháp tố tụng để sớm đưa đối tượng ra truy tố, xét xử trước pháp luật.
Theo xahoi
18 năm truy bắt "bà trùm" buôn tiền
Đặng Thị Ba
Hơn 1 năm trước, tại phiên tòa xét xử bị cáo Đặng Thị Ba (SN 1953, trú tại số 3, phố Hòa Bình, TP Lạng Sơn) về tội "Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" có một người đặc biệt lặng lẽ đến dự tòa theo dõi phiên xử. Đó chính là người đã cùng đồng đội 18 năm đeo đẳng truy tìm bị cáo. Kết thúc phiên tòa, người đó lại lặng lẽ ra về với tiếng thở dài bởi bị cáo không ai khác chính là cô giáo cũ của mình...
"Bà trùm"
Năm xưa, Đặng Thị Ba là một cô giáo. Ngoài chất giọng dễ nghe lại có tài khéo ăn khéo nói, đặc biệt là khuôn mặt trông phúc hậu khiến nhiều người dễ tin tưởng. Với uy tín của bản thân nên khi hay tin cô giáo Ba nghỉ dạy để kinh doanh dịch vụ chuyển tiền thu cước và cho vay tiền với lãi suất "hấp dẫn" đã có rất nhiều người tìm đến nhờ cậy cô. Chỉ trong vòng 2 năm kể từ ngày "buông phấn bỏ lớp", tiếng của cô giáo Ba về mức độ giàu có đã nhanh chóng lan truyền khắp xứ Lạng. Cũng chính từ đấy, người ta không còn gọi Đặng Thị Ba là cô giáo Ba như ngày nào mà là "bà trùm" buôn tiền với biệt danh Ba "xé".
Thời điểm đó, ai cần tiền gấp đều tìm tới bà Ba "xé" để nhờ giúp đỡ. Ngược lại, nghe tiếng bà Ba "xé" "nhập" tiền với lãi suất "hấp dẫn", từ người giàu tới người nghèo ùn ùn "đổ" tiền cho "bà trùm" vay để hàng tháng nhận lãi suất "chợ đen". Trong vòng 2 năm đầu, Ba "xé" chứng tỏ mình là người có chữ nghĩa, từng là giáo viên nên làm ăn rất uy tín, trả lãi cao đúng hẹn không sai một ngày nên chẳng khiến ai nghi ngờ gì.
Rồi đến một ngày Ba "xé" bỏ trốn, tất cả các khu vực đổi tiền ở Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng đã náo loạn cả lên vì có quá nhiều người là nạn nhân. Thời ấy đồng tiền có giá trị khi vàng chỉ khoảng gần 5 triệu đồng/cây. Người ta bàn tán rằng Ba "xé" đã "cuỗm" khoảng gần 2.000 cây vàng của rất nhiều nạn nhân rồi "cao chạy xa bay". Sau này tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn, Ba "xé" khai rằng bà cũng nạn nhân trong một đường dây cho vay nặng lãi quy mô lớn, số tiền bà chiếm đoạt được lớn như vậy chủ yếu là do bà cho vay để hưởng lãi nhưng cũng bị "chạy" mất không thu hồi được.
Cho đến thời điểm Ba "xé" bị Phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm, Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ sau 18 năm thì mọi cách thức, thủ đoạn lẫn quy mô của những vụ vỡ "tín dụng đen" xảy ra hàng loạt trên tất cả các tỉnh thành trên cả nước vẫn không có nhiều đổi khác nhưng nhiều người vẫn không thể rút ra bài học xương máu về "tín dụng đen" từ những hệ quả của nó.
Đội lốt bà lão bán xôi
Sau khi bỏ trốn, Ba "Xé" đã chọn TP Hồ Chí Minh làm nơi tá túc một thời gian. Ngày đó không ít con nợ của Ba "Xé" không cam tâm nhìn tiền không cánh mà bay đã lùng sục khắp nơi tìm kiếm nhưng tuyệt nhiên không có một chút manh mối nào về cựu giáo viên lừa đảo này. Hồ sơ của Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Lạng Sơn thể hiện, cuối thập kỷ 90, khoảng những năm 1998 - 1999, Ba "xé" đã trốn ra nước ngoài nhưng sau đó lại quay trở về nước. Ngày trở về Ba "xé" ẩn tích sống trong một căn nhà nhỏ khu vực ngoại thành TP Hồ Chí Minh.
Để ẩn danh, "bà trùm" buôn tiền chấp nhận sống trong vỏ bọc của một bà lão bán xôi hiền lành, tần tảo. Mới sớm, công nhân các khu công nghiệp thấy một người phụ nữ trung niên xếp 2 thúng xôi ngồi bán ở đầu một ngõ nhỏ bên cạnh ông chồng chạy "xe ôm" đứng đợi khách. Cuộc mưu sinh mai danh ẩn tích, sống qua ngày nuôi con ăn học của Ba "xé" cứ lẳng lặng trôi qua như vậy cho đến một ngày có 3 vị khách đặc biệt đến trước mặt thông báo: "Đặng Thị Ba, bà đã bị bắt". Tính đến ngày hôm đó, Ba "xé" đã bỏ trốn được gần 18 năm.
Vị khách đặc biệt
1 trong 3 vị khách đặc biệt hôm đó, người mà đã nhiều lần trong nhiều năm lặn lội vào miền Nam truy tìm tung tích của Ba "xé" chính là Đại tá, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Triệu Văn Điện, Trưởng phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm, Công an tỉnh Lạng Sơn. Ngày "bà trùm" Ba "xé" bỏ trốn khỏi Lạng Sơn, Đại tá Triệu Văn Điện khi ấy đang là Phó phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Lạng Sơn với nhiều chiến công trong sự nghiệp bảo vệ biên giới phía Bắc và phá tan hàng loạt các băng cướp nổi tiếng ở xứ Lạng.
Đại tá Triệu Văn Điện chia sẻ: "Truy bắt tội phạm trốn nã chưa bao giờ là một thách thức dễ vượt qua cả". Đặc biệt trong vụ án này, đối tượng Ba "xé" lại chính là cô giáo dạy bộ môn Vật lý của anh cách đây 20 năm. Đại tá Triệu Văn Điện nhớ lại: "Tôi là học trò của cô Ba từ thời cô còn dạy học ở thị trấn Đồng Mỏ, khi ấy tôi đang ôn thi với quyết tâm sẽ đỗ bằng được vào Đại học Cảnh sát, vốn là ao ước bấy lâu. Tôi vẫn gặp nhiều khó khăn với môn Vật lý nên đã quyết định cắp sách vở đến học lớp bồi dưỡng của cô giáo Ba mở. Tôi vẫn nhớ như in trong đầu mình ngày ấy rằng, cô giáo Ba dạy chúng tôi là một cô giáo nghèo. Cô ít nói, hiền lành và tận tâm với học trò, chỉ bảo rất tận tình cho chúng tôi cách giải các bài tập khó... Vậy mà cô giáo đã từ bỏ sự nghiệp cao quý ấy để trở thành một người phạm tội. Biết trước sẽ có cuộc hội ngộ không mong muốn này, nhưng không ngờ nó dài đến thế".
Nhớ lại ngày 10/3/2011, khi Đại tá Điện cùng đồng đội dẫn giải Ba "xé" về tới thành phố Lạng Sơn, lúc này anh mới chào lại cố nhân: "Cô còn nhớ em không?". Ngước nhìn khuôn mặt của người cán bộ cảnh sát sạm đen vì sương gió, bà Ba ngơ ngác lắc đầu không thể nào nhận ra nổi. Một cuộc hội ngộ trớ trêu của cuộc đời. Một người dành một phần không nhỏ của cuộc đời mình sống trong sự trốn chạy và chui lủi để bỏ mặc những hậu quả do mình gây ra một người dành toàn bộ thời gian ấy để bắt cái ác phải lộ diện trước ánh sáng pháp luật.
Khi hỏi về hành trình truy bắt đối tượng Ba "xé", Đại tá Điện trầm ngâm, chắc hẳn chất chứa nhiều cảm xúc. Trong câu chuyện của mình, anh luôn gọi đối tượng mà mình cùng đồng đội phải vất vả lắm mới bắt được này bằng ngôn ngữ trân trọng. Anh chia sẻ: "Một ngày là thầy thì mãi mãi vẫn là thầy, cái nghĩa ấy không bao giờ thay đổi. Còn về hành trình truy bắt cô Ba, nhiều ly kỳ và cũng không ít kỉ niệm. Cứ có tin báo về từ cơ sở là chúng tôi lập tức lên đường truy tìm đối tượng ngay, bất kể ngày đêm hay thời gian nào. Có lúc biết tin cô Ba đang ở Tây Ninh, chúng tôi tìm vào nhưng thông tin kiểm tra là của 2 tháng trước đó. Rồi nhiều lần khác, lần theo dấu vết của cô Ba không khác gì bóng chim tăm cá, khó khăn vô cùng"...
Trả giá
Khi biết tin đích xác Đặng Thị Ba đang trú ngụ tại một con ngõ nhỏ nằm ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh, giáp với tỉnh Bình Dương Đại tá Triệu Văn Điện cùng hai trinh sát khác đã lẳng lặng lên đường và bí mật xác định mục tiêu. "Khi biết đúng là đối tượng bị truy nã bấy lâu nay, chúng tôi ập vào bắt giữ. Khi nhận ra các chiến sĩ truy nã tội phạm đang đứng trước mặt, Đặng Thị Ba tỏ ra rất bình tĩnh, bà ta dừng tay bán xôi và xin cho chuẩn bị một ít đồ dùng, thuốc uống mang theo. Đặng Thị Ba chỉ nói một câu, biết trốn ngần ấy năm rồi mà các anh vẫn tìm ra được thì trốn làm gì" - Đại tá Điện cho biết - "Cho đến ngày tra tay vào còng, cô Ba đã gần 60 tuổi và bị căn bệnh tiểu đường hành hạ đã nhiều năm. Có lẽ niềm tự hào duy nhất của cô đến lúc này đó là 2 người con đều ngoan và học hành tử tế, cháu lớn đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc cho công ty liên doanh nước ngoài. Nghe cô Ba kể đến đây, tôi đã nói với cô rằng, có lẽ đó chính là những may mắn và chút phúc mà những tháng ngày cô đứng trên bục giảng làm nghề giáo đã để lại cho cô"...
Gần 1 năm sau ngày bị bắt, Đặng Thị Ba đã được đưa ra xét xử trước pháp luật. Căn cứ vào hồ sơ vụ án, Tòa án đã tuyên phạt Đặng Thị Ba 16 năm tù vì tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 18 năm trốn chạy khắp nơi trong sự nơm nớp lo sợ để rồi vẫn phải đối diện với chính những tội lỗi năm nào 16 năm tiếp theo để trả nợ trước bản án của pháp luật là một cái giá quá đắt cho một đời người.
Sau khi bị bắt, kể lại những năm tháng đã qua cuộc đời mình, trong 18 năm lẩn trốn, Đặng Thị Ba chưa lúc nào thôi giật mình bởi sự xuất hiện của một ai đó là người lạ đó có thể là bất cứ ai trong số những người mà bà đã chiếm đoạt tiền vô tình nhận ra, đó có thể là ánh mắt của lực lượng cảnh sát truy nã tội phạm... Nhưng trong sự khốn khổ của cuộc sống chui lủi, Đặng Thị Ba lại hào hứng nhất khi nhớ về những năm tháng cùng chồng đồ xôi, tằn tiện kiếm từng đồng qua ngày nuôi con ăn học. Những đồng tiền tuy ít ỏi ấy mà Đặng Thị Ba kiếm được chắc chắn sẽ giúp đối tượng này cảm thấy thanh thản cho lòng mình hơn qua những ngày trả án trong trại giam khi ngẫm về quá khứ, bởi đó là những đồng tiền chân chính được làm ra từ mồ hôi, nước mắt chứ không phải là những đồng tiền phi pháp mà Đặng Thị Ba đã lừa của không biết bao nhiêu người.
Theo 24h
Trốn truy nã sang Việt Nam làm phiên dịch Cho KangMin Đầu tháng 3/2013, thông qua kênh hợp tác quốc tế Interpol, Cảnh sát Hàn Quốc đã đề nghị Cảnh sát Việt Nam phối hợp xác minh hoạt động, truy bắt đối tượng Cho KangMin. Thông tin ban đầu của Cảnh sát Hàn Quốc cho thấy, tháng 10/2011, đối tượng này đã đột nhập vào nhà một số bị hại, trộm cắp...