Ly kì lặn sông tìm… cá giống
Muốn có con giống, đến mùa cá sinh sản, dân chài phải lặn xuống đáy sông, bắt cá từ sông đưa vào lồng.
Vài năm nay, ngư dân vạn chài Tân Phong, xã Cẩm Phong, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) rộ nghề nuôi cá ké lồng. Đây là loại cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, với giá bán ra tại gốc từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. Nhiều gia đình ở Tân Phong đã thoát khỏi đói nghèo nhờ loài cá đặc biệt này.
Vậy nhưng, hành trình tìm giống cá đặc sản này vẫn mãi là câu chuyện kỳ lạ.
Đặc sản thượng nguồn
Lồng nuôi cá của người dân Tân Phong.
Tân Phong có nghề truyền thống là đánh bắt và nuôi cá lồng. Năm 2007, các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở và nhiều nhà từ thiện phối hợp đã kéo hơn 100 hộ dân vạn chài lên bờ sinh sống. Tân Phong nhận được nhiều chương trình hỗ trợ, nhất là việc mở các lớp tập huấn cách chăm sóc và phòng chống bệnh cho cá, sửa chữa thuyền bè…
Xưa nay, cá nuôi lồng ở Thanh Hóa nói chung và Tân Phong nói riêng chủ yếu là trắm cỏ. Vậy nhưng “mấy năm nay nước sông ô nhiễm, thức ăn cho cá khan hiếm, cỏ đồng bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu, trừ cỏ… cá trắm sinh nhiều bệnh lắm! Có năm dịch tụ huyết trùng bùng phát, cá chết sạch dân chúng tôi lại trắng tay” – một lão ngư tên Bình của xóm chài Tân Phong cho biết.
Cái khó ló cái khôn! Một số dân chài đã tự lần mò, tìm giống cá mới từ tự nhiên có thể thích ứng điều kiện sống ở khúc sông này. Họ đã tìm ra một loại cá đặc sản có tên là cá ké. Loài cá này đã được các ngư dân thuần hóa để nuôi lồng và trở thành đặc sản, có giá trị kinh tế cao.
Lặn, mò đáy sông tìm… giống
Video đang HOT
Nghề nuôi cá ké lồng giúp dân chài Tân Phong thoát đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống.
Cá ké có đặc thù riêng là chỉ sống ở nơi nước chảy xiết. Loài cá này cư ngụ ở các gầm đá, bám sát đáy sông, chỉ có dân chài chuyên nghiệp mới đánh bắt được. Các lão ngư dạn dày kinh nghiệm cho hay, ở Thanh Hóa giống cá này chỉ sống tại thượng nguồn sông Mã, sông Chu, còn trên các sông khác của cả nước, cá ké rất hiếm.
“Nhiều khi đi cả tháng trời, lên tận thượng nguồn sông Chu, phía trên đập Bái Thượng, khó lắm mới bắt được con giống cô ạ!”, ông Trần Quang Vinh – một trong những người đầu tiên nuôi cá ké ở Tân Phong cho biết.
Tuy nhiên, cá ké khi nuôi lồng lại không có khả năng sinh sản. Nhiều người cho rằng có lẽ do điều kiện tự nhiên, nước chảy xiết lại sạch sẽ hơn nên cá mới đẻ. Hiện tại cũng chưa cơ quan nông, thủy sản nào đứng ra nhân giống.
Muốn có con giống, mỗi năm đến mùa cá sinh sản, dân chài đều phải lặn xuống đáy sông, bắt cá từ sông đưa vào lồng. Họ tự nhân giống bằng việc dùng chài, lưới, câu… để đánh bắt cá giống. Cá ké sinh sản theo mùa thường từ tháng 3 – 9 hàng năm, khi mùa nước hoa mơ về mới bắt được, mùa nước trong đố mà nhìn thấy cá ké nào xuất hiện. Ông Vinh cho biết: “Cá ké bà con đang nuôi hoàn toàn là giống tự nhiên. Đầu tiên là một vài người đánh cá ở sông rồi thả lồng nuôi thử. Thấy cá có khả năng thích nghi, phát triển tốt, bà con theo nhau lặn ngụp đáy sông bắt giống về nuôi”.
Với một số dân chài đánh cá chuyên nghiệp và có kinh nghiệm, ngoài nguồn thu từ nuôi cá ké, họ còn có thêm khoản thu nhập khá lớn từ việc bán giống cho những gia đình không đánh bắt được.
Mãi vẫn là… tự phát
Ở khúc sông này chỉ có cá ké nuôi lồng sống đảm bảo. Ở tự nhiên, cá sinh trưởng, phát triển nhanh. Khi đưa vào lồng, cá sinh trưởng chậm hơn, khoảng 1kg/năm nhưng giá bán cao tính ra vẫn có lãi. Từ vài người, nay nhà nào ở Tân Phong cũng có vài lồng cá ké.
Để phát triển nghề, mở rộng mô hình nuôi cá ké cần có vốn đầu tư làm lồng, thức ăn cho cá. Hầu hết các gia đình có thể bắt được con giống nhưng đặc tính cá ké sống môi trường rộng, mỗi lồng chỉ nuôi khoảng chục con. Đây là giống cá chỉ ăn đồng loại nên chi phí thức ăn rất cao.
Theo ông Trần Quang Vinh: “Hiện nay cả nước chưa có cơ quan nào nghiên cứu nhân giống cá ké. Chưa có nơi nào ngoài Tân Phong nuôi cá này. Vậy nhưng, đến nay tất cả chỉ nuôi theo mô hình gia đình theo kinh nghiệm nghề sông nước, chứ cả thôn cũng chưa có gia đình nào nuôi theo hệ thống trang trại”.
Có nghĩa là việc nuôi cá cũng đang “thủ công”, tự phát như việc tìm và nhân giống cá!
Từ khi bán ra thị trường, nghe tiếng cá đặc sản, nhiều nơi đặt mua. Hiện nay, nhiều nhà hàng đặt mua cá ké, tự tìm về Tân Phong nhập hàng, các lồng cá luôn trong tình trạng khan hiếm hàng cung cấp ra thị trường.
Ông Vũ Xuân Vường, Chủ tịch UBND xã Cẩm Phong tự hào: “Cách đây không lâu, Tân Phong rất khó khăn. Với sự nỗ lực vươn lên, khẳng định mình của bà con Tân Phong đã tìm tòi, phát hiện nghề nuôi cá ké đặc sản. Vài năm lại đây, đời sống bà con thay đổi vượt bậc, không còn hộ đói, hộ nghèo”.
Được biết, tới đây các chủ lồng cá sẽ mở rộng quy mô phát triển nghề nuôi cá ké lồng và sẽ là nguồn thu chính của bà con Tân Phong.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người thắc mắc là không hiểu vì sao, một loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như vậy, được bà con dân chài “thuần chủng” và thử nghiệm thành công việc nuôi lồng nhưng vẫn chưa có cơ quan chuyên môn nào tìm đến để nghiên cứu, phát triển?Nghề nuôi các ké lồng ở Tân Phong vẫn phát triển rất tự phát. Và sẽ còn mờ mịt lắm, người dân Tân Phong mới tính đến chuyện thôi nghề lặn đáy sông để bắt… cá giống!
“Nuôi cá lồng vốn là nghề truyền thống của người dân vạn chài Cẩm Thủy. Huyện đang có chủ trương khôi phục nghề nuôi cá lồng, đặc biệt là các giống cá đặc sản từ tự nhiên như cá ké, cá lăng… Huyện sẽ hết sức tạo điều kiện đầu tư cho dân vay vốn mở rộng mô hình, phát triển nghề nuôi cá lồng”. Ông Phạm Quốc Bảo, Chánh văn phòng UBND huyện Cẩm Thủy
Theo GiađinhNet
Bắt cá... nhiều tay, chẳng sung sướng gì!
Thật đấy! Cứ phải căng đầu "ủ mưu", lên lịch ngày giờ chia ca, tốn tiền đi các quán mới để khỏi bị "đụng hàng"... Lo lắng, e dè đủ thứ, nơm nớp bị "tóm gọn", thật chẳng sung sướng gì!
Khổ vì "ủ mưu"
Dạo gần đây, bạn bè thấy H.Nam (sn1991) gầy hẳn đi, mặt mũi phờ phạc, tuy vẫn đẹp trai ngời ngời, nhưng phong độ đã có phần sút giảm. Không phải "đi xa" đợt World Cup, cũng không bị gia đình cắt "viện trợ", mà là vì... yêu nhiều quá. Nghe thật vô lý, yêu càng nhiều thì càng phải yêu đời, tươi trẻ hơn chứ! Thực ra, ai không ở trong cuộc thì nghĩ vậy.
Chứ cứ thử bắt cá lấy vài tay xem. Mệt không khác gì "đi đánh trận", Nam bảo thế. Đó là lý do mà từ khi chuyển "chài lưới 2 tay" lên level tới 3,4 cô một lúc, cậu công tử bỗng phờ phạc mệt mỏi hẳn. Vốn đẹp trai, lại khéo ăn nói, số bạn gái từng làm "người yêu chính thức" của Nam chắc phải xấp xỉ 2 con số. Nhưng anh chàng này lại bị tính lăng nhăng "hành hạ", cứ phải trong tay có hơn 1 cô thì mới "yên tâm".
Thế mà chơi trò ú tim một thời gian, yên tâm đâu chẳng thấy, chỉ thấy có mệt mỏi, căng thẳng đầu óc. Số là các nàng mà Nam yêu đều thuộc dạng "gái chảnh", không hot girl trường này thì cũng là teen model cho báo nọ, ai cũng xinh xắn dễ thương hết biết. Vì thế mà các nàng chẳng hiền lành, cam chịu gì, hay nghi ngờ và quản lý người yêu lắm. Để cho bão tố khỏi "cập bờ", Nam đã phải căng đầu ra nghĩ đủ "mưu hèn kế bẩn" cho yên ổn.
Trong máy điện thoại của cậu đều có số của cả 3 cô người yêu. Cứ đi với cô nào là Nam đổi tên cô ấy thành "Vợ iu", còn các số còn lại chuyển thành "Hưng, Bi, Huy, Hùng"... Việc đổi tên tuy nhỏ, nhưng nếu lỡ quên 1 cái thì ôi thôi... Tai nạn lắm! Có lần vừa đưa nàng người yêu thứ 2 về nhà thì phải phi đến đưa nàng thứ 3 đi ăn kem, vội nên chưa kịp đổi nàng 1 thành "Huy", chỉ mới đổi nàng 2 từ "Hưng" thành "Vợ iu". Cô thứ 2 cũng thuộc dạng đa nghi, hay mượn điện thoại kiểm tra. Thấy 2 cái tên "Vợ iu" trong máy mà số thì lại khác nhau, khỏi phải nói nàng choáng cỡ nào...
Đó là chưa kể đến trên FB thì không thể để bất cứ Relationship với ai. Cũng đừng hòng để ava đang tình tứ với nàng nào. Lý do để chiều lòng các em là"Anh không thích bô bô chuyện tình cảm cho người khác biết, yêu em thế nào em cũng biết rồi đấy cần gì phải trưng lên FB cho mệt, mạng mẽo rách việc!". Lý do có phần hơi vô lý vì Nam cũng là loại "nghiện" FB, nhưng chắc vì yêu quá nên cả 3 cô đều đồng ý cho qua, chẳng quan tâm đến.
...chưa chắc đã vui! (Ảnh minh họa)
Từ ngày yêu 3 em xinh đẹp, số tiền "cúng" cho các nàng cũng tăng lên gấp 3. Tiền son phấn, nước hoa, guốc dép mua tặng nàng, đó là chưa kể các ngày kỷ niệm đều phải tặng quà, tổ chức hoành tráng. Nam thuộc như lòng bàn tay các quán xá ở Hà Nội, để mỗi lần đưa các cô người yêu đi thì khỏi bị "đụng hàng". Có lần đang đánh bi-a với bạn cùng cô người yêu, thì anh chị của cô khác cũng bước chân vào quán. Đang dở ván, nhưng Nam đành phải dắt người yêu đi "cửa sau" ra về, lý do là "Anh có việc cần tránh đám kia". Bạn bè lắc đầu "Yêu mà cứ như đánh trận, mệt thế!".
Ấy vậy mà bảo thôi chỉ chung thủy với 1 nàng cho nó lành, thì cậu lại nhất định không chịu. "Yêu nhiều công nhận mệt, nhưng mà thích. Em nào cũng xinh chẳng nỡ bỏ ý!", lý do của anh chàng đa tình thật... hết đỡ!
Nơm nớp bị... "tóm gọn"
Với những cô nàng bắt cá nhiều tay, thì khả năng xoay sở tuy có khéo léo nhưng cũng không thể chủ động như con trai được. Nhiều khi đi chơi với anh này, cứ nơm nớp sợ bị bắt quả tang với các anh khác, sợ bị bạn bè người ta nhìn thấy. Thậm chí cầm điện thoại trên tay, cũng sợ tự dưng tin nhắn tình củm cứ "rơi ầm ầm" vào máy, và chỉ cần vài giây kiểm tra, chàng hoàn toàn có thể "dựng đứng" với khả năng chài lưới của người yêu mình. Biết là nhiều chuyện có thể xảy ra khi bị phát hiện thói lăng nhăng, nhưng bảo các nàng "yêu ít" đi một chút, tập chung thủy 1 chút, thì đừng có mơ!
Ngoài anh người yêu chính thức, K.L (sn1993) còn "sơ cua" thêm 3 anh nữa để mỗi khi cãi nhau với "kép chính", nàng còn có các chỗ dựa tinh thần đưa đi ăn đi chơi, mua sắm, giải stress. Với anh nào, L cũng à ơi tình cảm như đúng rồi, khiến các chàng đều tưởng "Em ý chỉ có mình mình". Thế nhưng, mục đích của việc cặp kè linh tinh là để giải khuây mà mỗi lần đi chơi với các "nhân vật phụ", L cứ phải nơm nớp nhìn trước khó sau xem có gặp bạn bè của anh người yêu chính hay không, đang đi chơi mà "kép chính" điện thoại hỏi đang ở đâu thì cứ gọi là run lập cập, đầu óc lại căng ra nghĩ hết lý do "Em đi ăn cùng con X", đến "Em đi mua sắm cùng con Y"..., và không quên dặn mấy cô bạn là "Nếu anh ý hỏi thì bảo tao đi cùng mày"! Còn đi với người yêu, điện thoại luôn ở chế độ không rung không chuông, có tin nhắn thì giật thon thót chẳng dám đọc. Giải khuây đâu chẳng thấy, chỉ thấy căng đầu mệt óc hơn.
Bắt cá nhiều tay mà cứ phải mệt mỏi, căng thẳng, lo sợ và nơm nớp bị phát hiện, thì chẳng thà yêu 1 người rồi dành hết tình cảm cho người ấy còn hơn. Tha hồ công khai với bạn bè, gia đình, đầu óc lúc nào cũng thoải mái vì không lo "ủ mưu", phải không teen mình?
Theo PLXH
Teen đang "dùng" mùa hè để... "cặp kè"? Đã có người yêu rồi, nhưng nhiều teen vẫn tranh thủ những ngày hè được thoải mái nghỉ ngơi, không bận rộn việc học để... yêu thêm, cặp kè với những người khác. Mùa hè - cơ hội để... yêu thêm Cả một năm học bù đầu trong sách vở và chịu sự giám sát nghiêm ngặt của bố mẹ, nhiều teen đã...