Ly kì chuyện người tắt thở sống lại ngoạn mục
Trước khi ngừng thở, ông Chinh cũng có các dấu hiệu của người sắp chết như đi vệ sinh vương vãi. Tuy nhiên điều thần kỳ đã đến như trong mơ…
Trường hợp ông Chinh bị nhồi máu cơ tim trong tình trạng khá đặc biệt, một đoạn động mạch bị tắc nghẽn 100%, còn lại tắc 90%, vì vậy phải tiến hành hai ca phẫu thuật. Điều không mong muốn cuối cùng cũng xảy ra, mạch rớt xuống số 0, đồng nghĩa với việc tim ngừng đập, bệnh nhân tắt thở, đây là hiện tượng chết lâm sàng. Trước khi ngừng thở, ông Chinh cũng có các dấu hiệu của người sắp chết như đi vệ sinh vương vãi. Tuy nhiên điều thần kỳ đã đến như trong mơ…
Đây là trường hợp hy hữu trong các ca phẫu thuật, bệnh nhân đã ngưng tim, ngừng thở, phải sốc điện gần 30 lần, trong khi thông thường chỉ khoảng 5 – 10 lần. Điều kỳ diệu là người đàn ông này đã chết đi sống lại trong gang tấc.
Mạch rớt xuống số 0, bệnh nhân đã ngừng thở
Video đang HOT
Ông Lê Công Chinh (57 tuổi, ngụ số nhà 1/6, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã được xuất viện về nhà sau nhiều ngày điều trị. Nhưng trước đó là chuỗi ngày chống chọi với “tử thần” của cả bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ. Đại diện Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa cho biết: Đây là ca thoát hiểm ngoạn mục của bệnh nhân sau khi rơi vào tình trạng chết lâm sàng.
Trước đó, theo lời kể của gia đình, vào ngày 1/4, sức khỏe ông Chinh đang bình thường bỗng dưng có biểu hiện mệt mỏi, mỗi khi nằm ngủ rất khó thở. Tay chân nhiều lần tê buốt, cứng đơ lại, co duỗi hay di chuyển rất khó khăn. “Ban đầu gia đình chỉ nghĩ do trái gió trở trời, bệnh của người già nên mới vậy. Thêm nữa, cha tôi hút thuốc nhiều năm nay nên việc ho khạc là chuyện thường”, con gái ông Chinh kể. Đến sáng ngày 5/4, ông Chinh lên Diên Khánh, cách nhà chừng hơn 10km ăn giỗ và uống vài ly bia. Trưa cùng ngày, ông về nhà, thấy khó chịu trong người không thể ngủ được, ra mồ hôi nhiều. “Mẹ tôi thấy cha có vẻ uể oải nên lấy khăn thấm mồ hôi rồi cắt lát chanh cho ngậm thì cảm thấy đỡ hơn. Nhưng mồ hôi nhờn cứ toát ra không ngớt. Lúc này ngực trái của cha tôi bắt đầu đau dữ dội nên phải lập tức gọi xe đưa đi cấp cứu”, người con cho hay.
Ông Chinh được chuyển đến khoa cấp cứu vào lúc 17h, sau khi người nhà trình bày về các triệu chứng thì bệnh nhân được đưa đi đo điện tim. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhồi máu cơ tim nặng, có thể ngừng thở bất cứ lúc nào và được chuyển gấp đến khoa Tim mạch can thiệp. Sau đó năm phút, cơ thể người bệnh có những diễn biến phức tạp, co giật liên hồi, người tím tái, tức thở, sùi bọt mép, huyết áp không đo được, mạch hạ xuống thấp không thể lấy ven để tiêm thuốc.
Điều không mong muốn cuối cùng cũng xảy ra, mạch rớt xuống số 0, đồng nghĩa với việc tim ngừng đập, bệnh nhân tắt thở, đây là hiện tượng chết lâm sàng. Người thân kể: Trước khi ngừng thở, ông Chinh cũng có các dấu hiệu của người sắp chết như đi vệ sinh vương vãi. “Cha tôicó tiền sử yếu tim, mỗi khi có tiếng động mạnh là tim đập dồn dập. Nhưng không ngờ sự việc lại trầm trọng đến thế. Vì quá sốc, gia đình tôi đều bàng hoàng. Mẹ tôi bên ngoài khóc òa và ngất xỉu nhiều lần trong tối hôm đó”, người con gái nhớ lại.
Vẫn thoát chết ngoạn mục sau hai ca phẫu thuật
Trước nguy cơ tử vong rất cao, các y bác sĩ dốc toàn lực để cứu chữa theo hướng “còn nước còn tát”. “Các bác sĩ đã xử lí liên hoàn như sốc điện, ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, thở oxy, dùng thuốc chống loạn nhịp và thiếu máu cơ tim. Khoảng 20 phút sau thì cha tôi bất ngờ có mạch trở lại, cha tôi dần dần tỉnh, lúc này vẫn tiếp tục được xoa bóp cho đến khi trở lại trạng thái bình thường”, người nhà cho biết.
Trường hợp ông Chinh bị nhồi máu cơ tim trong tình trạng khá đặc biệt, một đoạn động mạch bị tắc nghẽn 100%, còn lại tắc 90%, vì vậy phải tiến hành hai ca phẫu thuật. Ca thứ nhất diễn ra trong vòng 45′, các bác sĩ đã tái thông thành công sang tắc hoàn toàn động mạch vành phải. “Lúc này bệnh nhân mới được cứu sống 50%, để hoàn toàn bình phục phải chờ kết quả của ca phẫu thuật động mạch còn lại”, một bác sĩ cho biết. Người thân bệnh nhân cung cấp thông tin: Trong quá trình phẫu thuật nội soi, mạch tiếp tục bị rớt nên phải liên tục ép tim. Sau ca phẫu thuật, ông Chinh tiếp tục có biểu hiện co giật, phải cột tay chân lại để ổn định các vết thương và nhịp đập của tim. Theo dõi tiếp một ngày nữa thì nhịp tim và mạch ổn định, bệnh nhân được mở bình thở oxy.
Ca phẫu thuật can thiệp sang thương còn lại (hẹp 90% nhánh liên thất trước) ngày 7/4 cũng diễn ra suôn sẻ. “Lần phẫu thuật thứ hai chỉ gây tê, diễn ra nhanh chóng. Lúc này, cha tôi mới thực sự sống lại”, con gái ông Chinh nói. Sau nửa tháng điều trị, đến ngày 14/4, ông Chinh chính thức xuất viện trong niềm vui hồ hởi của gia đình. Người nhà vui vẻ: “Giờ đây cha tôi đã hoàn toàn bình phục, đi lại và ăn uống bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả thì phải kiêng nhiều đồ ăn thức uống, đặc biệt là hạn chế các chất kích thích như bia rượu…”.
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Huỳnh Văn Thưởng, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp cho biết: Đây là trường hợp hy hữu trong các ca phẫu thuật, bệnh nhân đã ngưng tim, ngừng thở. Vì vậy phải sốc điện gần 30 lần, trong khi thông thường chỉ khoảng 5 – 10 lần. Sau khi bệnh nhân tỉnh lại phải tiến hành phẫu thuật ngay lập tức. Nếu bệnh nhân không được can thiệp kịp thời, chắc chắn sẽ tử vong, yếu tố quan trọng nhất khi can thiệp là tim phải đập trở lại. Có thể nói bệnh nhân đã thoát chết trong gang tấc.
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn khiến cơ tim chết đi và không thể hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong. Nếu tổn thương nhỏ, bệnh nhân sẽ bị suy tim hoặc tăng nguy cơ đột tử. Về triệu chứng nhồi máu cơ tim, người ta thường nghĩ một người đột ngột ôm ngực kêu đau dữ dội và ngã xuống. Nhưng thực ra, nhiều bệnh nhân chỉ bị một cơn đau ngực nhẹ ở giữa xương ức và triệu chứng này có thể nhanh chóng qua đi, khiến người bệnh cho là bình thường. Những dấu hiệu sau đây có thể báo hiệu nhồi máu cơ tim: Ở phần ngực, phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút, sau đó hết rồi lại đau lại. Bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực; hoặc có cơn đau ở các vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị; khó thở thường đi kèm với đau ngực, nhưng có thể xuất hiện trước đó. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: Toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng… Người nào mà có các triệu chứng trên cần đến Bệnh viện tiến hành siêu âm, chẩn đoán để điều trị kịp thời.
Theo Xa lộ Pháp luật
Ngừng thở, liệt tứ chi vì bấm huyệt ở thầy lang
Ngày 31-3 vừa qua, anh L.V.L (26 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội) đến nhà một thầy lang ở huyện Đông Anh để xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hoá đốt sống cổ. Sau khi được thầy lang xoa bóp, bấm huyệt, anh L.V.L bị liệt tại chỗ. Nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Bắc Thăng Long cấp cứu. Tại đây, bệnh nhân rơi vào trạng thái ngừng tim, hôn mê.
Ngay trong ngày, sau khi bác sĩ bóp bóng, cho thở máy, bệnh nhân được chuyển tiếp lên Bệnh viện Việt Đức nhưng vẫn không qua khỏi.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cảnh báo, những thao tác massage, bấm huyệt nếu thao tác không đúng có thể tác động mạnh đến động mạch cảnh nằm ở vùng cổ, vùng đốt sống, những động tác vặn cổ, bẻ người... cũng có thể gây tổn thương cột sống, thậm chí có thể gây tử vong.
Theo ANTD
Ba Lan: Say rượu, bị bác sĩ đưa tới nhà xác Nửa đêm, người đàn ông tỉnh dậy trong nhà xác. Trước đó ông nhậu xỉn quắc cần câu nên không biết các bác sĩ pháp y xác định mình đã tử vong và đưa tới nhà xác! Nửa đêm, người đàn ông tỉnh dậy trong nhà xác (Ảnh minh họa: Metro.com.uk) Ông Marek Michalski, 56 tuổi, được phát hiện trên một băng ghế...