Ly hôn rồi mới… ghen
Chị kiên quyết không quay lại với chồng cũ, bởi nếu thật sự yêu thương, anh đã không ghen vô lối như vậy.
Chị Lan, anh Tín đều là nhà giáo. Lấy nhau đã mười mấy năm, sinh được hai con. Công việc ổn định, nhà cửa đàng hoàng, con cái hiền ngoan – cứ tưởng cuộc sống gia đình anh chị sẽ rất hạnh phúc.
Sóng gió bắt đầu nổi lên khi anh Tín manh nha có dấu hiệu “sinh hư”. Đầu tiên là dính chuyện cờ bạc, cá độ bóng đá. Nhiều tháng ròng rã, tiền lương anh đem “cúng” hết vào trò đỏ đen, không mang đồng nào về nhà, chưa kể còn dính thêm nợ nần, bị cánh đòi nợ thuê “bố ráp” năm lần bảy lượt. Lẽ đương nhiên, thu nhập của chị Lan giờ thành nguồn sống duy nhất của cả gia đình.
Anh sa lầy nợ nần, cờ bạc, gánh nặng kinh tế dồn lên vai chị – Ảnh minh họa
Đã cáng đáng việc nuôi con một mình, lại còn phải “nuôi” thêm anh chồng hư khiến chị Lan vô cùng bức xúc, bực dọc, dẫn tới hay nặng nhẹ, chì chiết. Đáng ra, anh Tín phải biết mình sai, lo sửa mình, nhịn vợ, đằng này anh cứ ỷ mình làm chồng mà “cương” tới bến. Đã vậy, lấy cớ thua buồn do vợ chồng lục đục, anh còn bê tha tới mức có thêm quan hệ “ngoài luồng”. Tới nước này thì chị Lan chịu hết nổi, đưa đơn ra tòa
Ly hôn, nhưng do ngôi nhà chung chưa thể bán để chia đôi nên anh chị vẫn tạm thời sống chung nhà. Quẳng gánh lo với đức ông chồng bê tha, chị Lan như được hồi sinh. Ngoài thời gian dành cho con cái, công việc, chị Lan bỏ thời gian chăm chút nhan sắc, mở rộng quan hệ giao lưu, thoải mái tham gia các cuộc đi chơi, tụ tập cà phê, tán gẫu cùng đồng nghiệp, bạn bè. Ai cũng khen chị dạo này trẻ trung, yêu đời hơn hẳn khi xưa.
Video đang HOT
Sống chung nhà, làm chung cơ quan, đương nhiên chuyện đổi thay của chị Lan cứ ngày ngày diễn ra trước mắt anh Tín. Không còn quan hệ chồng vợ; nhưng oái oăm thay, cứ thấy chị Lan đi chơi, giao lưu với bạn – đặc biệt bạn khác giới – là anh Tín lại… nổi cơn ghen.
Nói công bằng, cách cư xử của anh với chị Lan dạo này cũng có phần “xuống thang”, biểu lộ thành ý quan tâm tới vợ cũ, như phụ chăm sóc con cái, chủ động đóng góp tiền nuôi con, thậm chí còn tự… đặt bánh kem cho sinh nhật chị.
Thành ý của anh ít nhiều làm chị Lan cảm động. Nhưng, song song với những hành động thiện chí, thì cái máu ghen tuông vô lý của anh cũng lộ ra ngày càng nhiều.
Anh theo dõi, chặn đường đón ngõ lúc chị đi chơi, lén kiểm tra tin nhắn, cuộc gọi những khi chị vô tình để quên điện thoại. Hôm nào chị đi chơi lỡ về hơi muộn là anh nheo nhéo điện thoại, lấy cớ con ốm, con mệt, con… sợ ma đòi mẹ về.
Nhiều lần chị Lan bực dọc phản ứng nặng lời, anh im; nhưng cách ít hôm vẫn lại chứng nào tật ấy…
Cha mẹ, người thân bên phía chị Lan thấy vậy đều có ý động viên chị nhượng bộ, cho anh cơ hội “quay đầu”. “Nó còn thương mày nên mới ghen, chớ không thương ghen chi? Thôi, mình phận đàn bà, nên “chịu hẹp” một chút đi con. Cho con nó còn đủ mẹ cha…”.
Những lời khuyên chí tình của người thân khiến chị Lan mất ngủ nhiều đêm, nhưng rồi chị vẫn không lay chuyển. Để tránh phiền toái, chị xin chuyển công tác, mang con về tá túc nhà ngoại, trước khi tìm được chỗ ở mới, mặc cho anh Tín phản đối.
Chị tâm sự với người thân, bạn bè nguyên nhân khiến chị không muốn tái hợp với anh: “Thực tình, anh ấy chỉ coi mình như “vật sở hữu có giá” nên mới ra sức níu kéo bằng kiểu ghen tuông vô lối. Chứ nếu thật sự yêu thương, chắc anh ấy đã biết lưu tâm tới cảm xúc của mình hơn…”.
Con dâu về 'bắt' cháu nội
Sau vài năm hầu như không ngó ngàng gì đến con gái, cách đây không lâu, con dâu tôi chợt quay lại và đòi mang cháu nội tôi đi.
Chị Hạnh Dung kính mến,
Tôi đang gặp một vấn đề vô cùng đau đầu. Tôi có một đứa cháu nội gái vừa tròn 12 tuổi. Cha mẹ cháu, nghĩa là con trai tôi và con dâu đã ly hôn cách đây chục năm. Cả hai đều đã có gia đình mới. Tôi nuôi cháu nội từ khi nó còn đỏ hỏn, vì cả cha lẫn mẹ cháu đều vô trách nhiệm. Hai bà cháu tôi chung sống trong một căn nhà khá rộng rãi, khang trang ở Củ Chi. Cháu là mọi hy vọng của tôi, vì chồng tôi đã mất do tai nạn giao thông từ lâu rồi. Tôi luôn nghĩ rằng tuổi già của tôi là cháu nội. Con bé ngoan ngoãn, hiếu thảo và rất hiểu chuyện.
Sau vài năm hầu như không ngó ngàng gì đến con gái, cách đây không lâu, con dâu tôi chợt quay lại và đòi mang cháu nội tôi đi. Nó nói nó thương, nhớ và ân hận vì không chăm lo cho con. Lúc đầu, nó chỉ đón con vài ngày. Trong thời gian đó, nó mua sắm, dẫn con đi chơi, thủ thỉ gì đó với con bé, mà cuối cùng con bé cũng nói với tôi rằng nó muốn về ở với mẹ.
Tôi bị sốc thật sự, chị Hạnh Dung ạ. Tôi không tin một đứa con gái từng ăn chơi, lười biếng, chẳng hề ngó ngàng gì đến con mình, thậm chí còn chưa từng cho con bú một ngày nào, thì nay tại sao tình mẫu tử lại tự dưng trỗi dậy như vậy? Phải chăng giờ cháu tôi trở thành một thiếu nữ xinh xắn, ngoan ngoãn, thì mẹ nó nhìn thấy lợi lộc nào đó trong con bé nên muốn bắt về? Thậm chí các bà trong xóm còn nói rằng coi chừng nó sẽ bán trinh con bé lấy tiền, vì ngày xưa nó cũng là đứa m áu mê cờ bạc.
Tôi phải làm gì để bảo vệ cháu tôi hả chị? Tôi có quyền giữ cháu hay không? Hay là tôi cho mẹ con bé tiền, để nó buông tha cháu tôi? Mong chị cho tôi ý kiến sớm, vì bây giờ ngày nào nó cũng gọi điện cho cháu, dụ dỗ cháu thu xếp về sống với nó. Nó nói nó đã xin trường cho con bé, dọn cho con bé một phòng riêng... Tôi rất lo lắng.
Hạnh Nguyên (TP.HCM)
Tôi không hiểu sao mẹ cháu lại về bắt cháu - Ảnh minh họa
Chị Hạnh Nguyên thân mến,
Trước tiên, tôi thật sự chia sẻ với chị nỗi buồn, đau vì cảm giác mình bị "cướp mất" đứa cháu thân yêu mà mình đã nuôi dưỡng, chăm sóc từ tấm bé. Chị đã mất rất nhiều thời gian, tiền của, sức lực vào núm ruột cuối cùng này, nên không thể dễ dàng buông tay. Nhất là khi chị không cảm thấy có niềm tin vào người có quyền chăm sóc nuôi nấng bé. Tuy nhiên, những gì quan trọng nhất hiện nay, là hãy suy nghĩ, cân nhắc và chọn lựa, vì lợi ích của cháu trước tiên.
Cháu đã 12 tuổi, tuổi không còn nhỏ để hoàn toàn không biết gì. Đi về với mẹ nhiều lần, chắc cháu cũng cảm nhận được mẹ có thật lòng thương yêu mình hay không. Có thể thời gian qua, người mẹ cũng đã có những trải nghiệm sống, giúp cô ấy trưởng thành, và thật sự cảm nhận được tình cảm của mình dành cho con gái. Giờ đây cô ấy muốn được sống cùng con, bù đắp cho con những thiếu thốn tình cảm ấy. Không có gì quý giá và thiêng liêng hơn tình mẫu tử. Cháu đã chọn về ở với mẹ, đó thật sự là một điều đáng mừng cho cháu, nhất là khi mẹ cháu đã trở thành người tử tế.
Dù vậy, để đề phòng mọi bất trắc, chị cũng nên hết sức giữ hòa khí với con dâu, làm sao để đừng thể hiện sự nghi ngờ của chị quá sớm, mà gây mâu thuẫn căng thẳng. Hãy khéo léo yêu cầu con dâu cho mình đến xem nơi ăn chốn ở của cháu nội. Viện lý do chị hiểu tâm tính của cháu, để có thể ở bên hai mẹ con một thời gian, giúp cháu nội hòa nhập cuộc sống mới. Trong lúc kéo dài thời gian giao cháu về cho mẹ, chị có thể dạy cháu cách quan sát, nhìn nhận, để có thể tự bảo vệ bản thân một cách tốt nhất. Và đừng quên cho cháu biết rằng, chị sẽ luôn bên cạnh, theo dõi, lắng nghe và có mặt khi cháu cần đến chị.
Hy vọng những lo lắng của chị là sai, và cháu sẽ có được những tình cảm tốt đẹp từ mẹ. Tình yêu thương là chất keo tốt nhất để giữ người ta bên nhau, nên chị đừng lo cháu sẽ quên mất bà nội, dù không thể sống cạnh bà. Mong chị bình tâm.
Cú lừa trắng trợn của cô bạn thân Bạn bè chơi với nhau đã nhiều năm, tôi không nghĩ là mình lại bị lừa một cách trắng trợn như vậy. Liệu có khi nào bạn tôi cũng bị lừa ở ngay khâu nhập hàng không? Chị Thanh Tâm thân mến! Tôi có một người bạn khá thân. Chúng tôi quen nhau từ những ngày còn học đại học. Sau này, khi...