Ly hôn có khi là ví dụ tốt cho con về tình yêu và sự đồng hành
“Cố giữ hôn nhân vì con” có vẻ là câu châm ngôn nổi tiếng của người thân và bạn bè mỗi khi ai đó định ly hôn. Nhưng lời khuyên này không còn là nguyên tắc vàng.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, các bậc cha mẹ thường đưa ra một ví dụ tốt cho con cái của họ khi ly hôn. Sống trong cuộc hôn nhân độc hại, lạm dụng tình cảm hoặc thể chất, không có tình yêu mới là tạo ra môi trường không lành mạnh cho bạn và các con của bạn.
Khi bạn hoặc nửa kia luôn trong tâm trạng tiêu cực, tức giận hoặc bất hạnh do mối quan hệ không tốt đẹp, thì đã đến lúc bạn nên buông bỏ, xây dựng các ranh giới lành mạnh và biết tự yêu lấy mình.
“Bố mẹ cháu không hạnh phúc. Cháu nghĩ bố mẹ sẽ vui hơn khi sống xa nhau”, “Cháu ước bố mẹ có cuộc sống riêng. Bố mẹ suốt ngày chỉ tập trung vào cháu, vào những thứ cháu đang làm hoặc không làm!”, nếu bạn từng nghe một đứa trẻ có bố mẹ không hạnh phúc tâm sự, hay nếu bạn từng là chính đứa trẻ đó, bạn sẽ thấy những suy nghĩ này thật ra rất quen thuộc.
Trẻ em thường cảm nhận được mối quan hệ của bố mẹ đang căng thẳng, có vấn đề, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đang che giấu rất tốt.
Vì vậy, trong một số trường hợp hôn nhân không thể cứu vãn, thì lựa chọn buông tay lại có lợi ích tích cực và là ví dụ tốt cho con:
Video đang HOT
Bạn dạy con thích nghi với thay đổi đột ngột trong cuộc sống
Ly hôn không phải dự đoán của chuỗi ngày giông bão. Không phải cuộc ly hôn gây tổn hại nhiều đến con cái chúng ta mà chính xung đột xảy ra giữa cha mẹ sau ly hôn mới gây sát thương cho con. Bởi vậy, nếu bạn giữ quan hệ hợp tác với chồng/vợ cũ, con bạn sẽ học được cách điều chỉnh lành mạnh đối với việc ly hôn.
Xung đột của bố mẹ không đẩy con ra xa
Bọn trẻ luôn nhận thức được bố mẹ “có vấn đề”, chúng hiểu rõ bố mẹ đang căng thẳng, xung đột. Nhiều đứa trẻ không chịu được sự căng thẳng đó và không cảm thấy thoải mái khi ở nhà. Hậu quả là chúng có thể muốn ở bên ngoài nhiều hơn với bạn bè, lao vào mối quan hệ yêu đương sớm để tránh phải hứng bầu không khí gia đình nặng nề.
Không nuôi cho con lòng oán giận
Ở lại trong cuộc hôn nhân độc hại có thể khiến con bạn có mối quan hệ không lành mạnh với cha hoặc mẹ, hoặc với cả hai người. Đứa con có thể bắt đầu thấy bực với một người mà nó cho là khó tính, hoặc người luôn khiến bố/ mẹ nó không hài lòng. Hậu quả là tâm lý ràng buộc về lòng trung thành. Đứa trẻ em bắt đầu bị giằng xé việc nó phải đứng về phía nào để bố hoặc mẹ cảm thấy tốt hơn.
Dạy con về những ranh giới
Khi xảy ra xung đột, bố mẹ nhiều khi trút giận vô lý lên con. Đứa trẻ cảm thấy tổn thương khi phải nghe cha mẹ tranh cãi. Về lâu dài, đứa trẻ cảm thấy nó có trách nhiệm làm bố mẹ cảm thấy tốt hơn, cần là người “tư vấn, phân xử”, bằng cách lắng nghe các vấn đề của bố mẹ, chúng không thể tập trung vào việc chỉ làm trẻ con và không xử lý được vấn đề của riêng mình.
Bạn tự nâng cao niềm vui nuôi dạy con
Thông thường, khi một cặp vợ chồng ly hôn sau nhiều năm không hạnh phúc, họ thấy rằng họ có thể tận hưởng bản thân và đánh giá cao việc nuôi dạy con cái trở lại.
Trẻ em thường hào hứng rằng chúng có nhiều thời gian hơn với cha mẹ sau khi ly hôn và có nhiều sự quan tâm hơn.
Bạn đưa ra tấm gương về việc có thể buông bỏ vào một lúc nào đó
Bạn, với tư cách là cha mẹ, đang thể hiện rằng nếu điều gì đó đã hỏng và mình đã thực sự cố gắng hết sức nhưng không thể sửa chữa, thì không nên tiếp tục ép buộc thứ đó hoạt động làm gì.
Điều này giúp trẻ hiểu rằng đôi khi buông bỏ có thể là điều lành mạnh nhất cho tất cả những người có liên quan.
Nhớ ưu điểm của người khác thì phúc khí tìm đến, chăm chăm soi lỗi của người khác thì phúc khí tự tiêu tan
Nếu như trong lòng bạn chỉ nhớ đến lỗi lầm của người khác thì chính bạn đang lấy sai lầm của người khác để trừng phạt mình.
Từ đó làm cho cuộc sống thêm oán giận, tâm lúc nào ghen ghét và bạn trở thành kẻ ích kỷ lúc nào không hay.
Trong cuộc sống này, có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng mắc phải một tật xấu nào đó, với người khác chúng ta có 10 điểm tốt và 1 điềm không tốt thì 10 điểm tốt kia cũng sẽ bị họ gạt bỏ chỉ trong nháy mắt mà thôi.
Con người lúc nào chỉ nhớ đến những khuyết điểm và sai lầm của người khác, dù cho nó vô cùng nhỏ bé. Việc chúng ta xem thường, sống kiêu ngạo thì càng cho thấy chúng ta đang chứa chấp những điều xấu xa mà thôi.
Mỗi người thường quên mất rằng, người khác chính là tấm gương của mình. Nhìn vào chiếc gương với nét mặt như nào thì chiếc gương sẽ phản ánh lại hình ảnh như vậy. Khi bạn biết nở nụ cười rạng rỡ thì chắc chắn hình ảnh phản lại từ chiếc gương cũng là khuôn mặt rạng rỡ.
Khuyết điểm của người khác đôi khi chỉ là rất nhỏ nhưng đã lọt vào mắt của chúng ta thì nó lại được phóng đại lên rất nhiều. Thế nên chúng ta xem người này như cái gai trong mắt mình.
Kỳ thực thì nhớ những sai lầm của người khác chỉ khiến cho khoảng cách giữa bạn và người ấy thêm xa cách hơn mà thôi.
Ngược lại nhớ kỹ điểm tốt của người khác sẽ khiến bạn lúc nào vui vẻ, hòa thuận và hạnh phúc hơn rất nhiều. Nhớ kỹ điểm tốt của người khác, có được lòng biết ơn thì có kết quả khác biệt so với việc chỉ nhớ đến những khuyết điểm.
Trong cuộc đời này mỗi người đến bên bạn đều có lý do. Thế nên hãy biết ơn và nhớ đến nhưng ưu điểm của bạn.
Luôn nhớ kỹ ưu điểm, điểm tốt của người thân, bạn bè thì bạn mới trở thành người hạnh phúc nhất trên thế gian này được.
Đến nhà chị dâu đột ngột, tôi lặng người khi thấy cái áo mình mua tặng chị dâu đã thành giẻ lau chân Nhìn tấm giẻ lau chân rồi thái độ quá lạnh nhạt của chị dâu, trong tôi dâng lên một sự oán giận không hề nhỏ. Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn...