Ly hôn 10 năm, chồng không sinh được con quay về đòi nuôi con trai, tôi ném tờ giấy xét nghiệm ADN vào mặt
Lường trước được những tính toán của chồng cũ, tôi đã chuẩn bị tất cả.
Việc bố mẹ cãi nhau trước mặt con cái quả thực không tốt đẹp gì cả, thế nhưng bị cho vào bước đường cùng tôi đành phải làm thế để không thể mất con.
Tôi và chồng là bạn chung đại học với nhau. Chúng tôi cùng ra trường, đi làm và kết hôn. Những tưởng cuộc sống bình yên trôi qua khi con trai của chúng tôi ngày một khôn lớn, ngoan ngoãn thì năm bé lên 2 tuổi, chồng tôi ngoại tình với con gái của một chủ tịch tập đoàn giàu có. Đồng tiền và gái trẻ làm mờ mắt, anh quay về nhà cương quyết đòi ly hôn với tôi.
Biết không giữ được bố cho con nữa, tôi đồng ý ly hôn với điều kiện tôi sẽ được nuôi đứa nhỏ và anh không bao giờ được quay lại tìm con cho đến khi nó đủ 18 tuổi. Thời điểm ấy, chồng tôi không còn thiết tha gì với gia đình nhỏ của mình mà chỉ nghĩ sắp được bước vào gia tộc giàu có nên đồng ý với những yêu cầu tôi đưa ra.
Trong suốt nhiều năm liền là quãng thời gian đầu đời của con trai, nó mơ hồ về một ông bố đã sống cùng nó trong 2 năm đầu đời giờ đây bỗng chốc “biến mất” nên liên tục hỏi về bố. Vì để con trai có kí ức tốt đẹp về bố nên tôi cũng chỉ chối quanh bố đi làm xa, con ngoan bố sẽ sớm trở về.
Thế nhưng cuộc sống của hai mẹ con chưa được bình yên bao lâu thì 10 năm sau ly hôn anh bất giác quay trở về tìm hai mẹ con tôi. Anh nói:
- Tôi giờ đây đã có tất cả, tôi đã được ngồi vào vị trí chủ tịch mà mình mơ ước nhưng vợ chồng tôi mãi chưa sinh được con. Chính vì thế, với tài chính hiện tại tôi có thể lo cho thằng bé cuộc sống tốt. Hãy giao nó cho tôi.
Tôi không thể ngờ người đàn ông này lại có những suy nghĩ thay đổi trắng trợn như vậy trong đó khi xưa dứt bỏ mẹ con tôi không quay đầu lại, mặc con khóc chạy theo. Đã thế trong suốt bao nhiêu năm qua, tôi cũng cần một đồng chu cấp nuôi con từ anh ta. Vậy mà giờ đây không sinh được thêm con lại quay về đòi.
Biết trước sẽ có ngày hôm nay, tôi bình thản mắng xả vào mặt anh rồi cầm 1 tờ giấy ném vào mặt:
Video đang HOT
- Những tưởng anh không quay lại tìm mẹ con tôi nữa nên cũng không cần phải nói làm gì. Thế nhưng cũng may có ngày này thì tôi nói để cho anh biết một sự thật. Dẫu sao anh cũng từng mang danh nghĩa bố được 2 năm. Đây là tờ xét nghiệm ADN của anh và thằng Duy (con trai tôi) hồi nó 2 tuổi. Anh với nó không có quan hệ huyết thống nhé. Nó không phải là con của anh mà là con của tôi và một người đàn ông khác. Anh đừng đến đây mà đòi nhận con.
Cuộc cãi vã của tôi và chồng cũ không ngờ được đưa con trai nghe hết từ đầu đến cuối tự lúc nào. Thằng bé đi học về tới nhà, đứng ở cửa và rơi nước mắt từ lúc nào. Con đã hoàn toàn biết được sự thật và vỡ mộng vì người bố lý tưởng của nó bao năm qua. Không chỉ thế nó còn chứng kiến cảnh hai bố mẹ cãi nhau ầm ĩ. Tôi biết phải nói chuyện với con như thế nào?
Tâm sự từ độc giả oanhbui…@gmail.com
Sau khi ly hôn, việc xây dựng hình ảnh người bố, người mẹ tốt trong mắt con nhỏ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để trẻ không cảm thấy bị tổn thương hơn nữa vì gia đình chia ly. Tuy nhiên để làm được điều này là rất khó, thậm chí nhiều cặp bố mẹ còn liên tục cãi vã.
Theo các chuyên gia, việc đứa trẻ sống trong gia đình có bố mẹ ly hôn đã là điều thiệt thòi, việc bố mẹ thường xuyên cãi nhau dù không chung sống cùng nhau còn khiến trẻ gặp phải nhiều thiệt thòi hơn nữa.
Không biết cách giao tiếp với các mối quan hệ giữa các cá nhân
Nếu bố mẹ luôn cáu kỉnh và cãi vã vì những điều nhỏ nhặt, lâu ngày trẻ sẽ xem điều này là một trạng thái bình thường giữa mọi người.
Theo quan điểm của trẻ, cãi vã là một cách giải quyết vấn đề hiệu quả, trong quá trình hòa hợp với các bạn trong lớp, trẻ cũng sẽ vô thức hoặc có ý thức lựa chọn dùng cãi vã để giải quyết mâu thuẫn, do đó ảnh hưởng đến giao tiếp bình thường với người khác.
Ngoài ra, trẻ cảm thấy cô độc trong chính gia đình mình nếu bố mẹ cứ tiếp diễn cãi vã như vậy. Tồi tệ hơn trẻ có thể mất niềm tin vào cuộc sống và gặp nhiều khó khăn khi trưởng thành sau này.
Cảm giác an toàn ngày càng thấp
Rõ ràng, cãi vã là một trạng thái không tốt, có thể làm cho cảm xúc của chúng ta ngày càng bùng nổ, và nó cũng sẽ khiến mâu thuẫn giữa chúng ta căng thẳng.
Những đứa trẻ lớn lên trong không khí cãi vã của bố mẹ lâu ngày sẽ nảy sinh những mầm mống như vậy trong tâm hồn.
Dù bố mẹ không nhìn thấy được những thay đổi tâm lý của con cái nhưng thực tế, vì bố mẹ hay cãi nhau nên trong lòng con cái sẽ luôn có tâm lý lo lắng, sợ hãi.
Đồng thời, tinh thần trẻ không ổn định, dễ bị tác động là hệ quả cực kỳ nghiêm trọng từ việc bố mẹ không hòa thuận, hạnh phúc. Vô tình trẻ mất đi tuổi thơ êm ấm, ngọt ngào.
Không có lợi cho việc tu dưỡng tính cách
Trong một gia đình hạnh phúc, con cái được bao bọc bởi tình yêu thương sâu sắc của bố mẹ, trẻ sẽ lớn lên rạng rỡ, hạnh phúc và ngày càng tự tin hơn.
Tuy nhiên, trong một gia đình không may sẽ xảy ra tranh cãi giữa bố mẹ, thậm chí con cái còn chưa chuẩn bị được tinh thần, trong trường hợp này, trẻ sẽ có tâm lý nhạy cảm, dễ cáu gắt, thiếu thốn sự chăm sóc của bố mẹ do đó trở nên thiếu tự tin.
Khi nhiều áp lực tâm lý vượt quá khả năng chịu đựng của bản thân, trẻ cũng sẽ trút bỏ những tình huống tiêu cực, từ đó hình thành tính cách cáu kỉnh hoặc tính cách nhát gan.
Thêm vào đó, nếu bố mẹ giải quyết vấn đề bằng bạo lực thì trẻ cũng sẽ học theo cách đấy. Tính cách trẻ cũng hung bạo, dễ kích động hơn những trẻ bình thường khác.
Ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng sau này
Cuộc hôn nhân của nhiều bậc bố mẹ vô hình trung ảnh hưởng đến việc lựa chọn bạn đời của con cái trong tương lai, nếu bố mẹ có một cuộc hôn nhân ngọt ngào sẽ khiến con cái có kỳ vọng về hôn nhân.
Ngược lại, những đứa trẻ lớn lên trong những cuộc cãi vã của cha mẹ sẽ trở nên thờ ơ với gia đình vì ảnh hưởng của bố mẹ, và trẻ thậm chí có thể sợ hãi khi đối mặt với cuộc hôn nhân của chính mình.
Bởi theo quan điểm của những đứa trẻ này, chuyện nam nữ hòa hợp là điều đáng sợ, nên trẻ càng không tin vào tình yêu, lại càng sợ hãi khi đối mặt với nửa kia của cuộc đời.
Chính vì thế các bậc cha mẹ cần biết kiềm chế cảm xúc cá nhân để không xảy ra tình trạng cãi vã trước mặt con cái. Nếu có hãy đừng làm điều đó trước mặt con trẻ.
Nhìn cảnh mẹ chồng chăm cháu qua camera mà tôi bật khóc
Nhớ con trai, tôi xem camera trong điện thoại rồi sững sờ, giây sau đó là bật khóc khi thấy cảnh mẹ chồng té ngã đau điếng.
Khi con tròn 1 tuổi, tôi mới đi làm lại. Trước khi đi làm, vợ chồng tôi trăn trở suốt chuyện nên gửi con đi nhà trẻ hay nhờ mẹ chồng chăm sóc hộ, đợi con cứng cáp hơn mới cho đi học. Mẹ chồng tôi năm nay đã gần 70 tuổi, sức khỏe cũng yếu rồi, chân lại hay bị đau nhức, chỉ sợ sẽ khó mà chạy theo đứa cháu nhỏ đang trong độ tuổi tò mò nghịch ngợm.
Nhưng điều làm chúng tôi bất ngờ là chính mẹ chồng lại chủ động nói muốn chăm sóc cháu cho tôi đi làm. Bà nói không muốn đem cháu đi gửi nhà trẻ vì không yên tâm. Vả lại còn có bố chồng tôi, ông sẽ giúp bà nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, bà chỉ chăm cháu thôi. Đi làm được 1 tuần nay, chiều nào về nhà cũng thấy con trai được cho ăn no bụng, tắm rửa sạch sẽ thơm tho, tôi cũng yên lòng.
Trưa nay, vì nhớ con quá nên tôi mở camera xem và rồi sửng sốt khi thấy cảnh mẹ chồng vất vả theo giữ cháu. Con tôi mới biết đi nhưng lại thích leo trèo, đụng gì cũng cầm nhét vào miệng hoặc thích leo lên ghế, lên cầu thang. Bà nội đang bưng bát cơm ăn thì thấy cháu leo lên bàn gỗ ở phòng khách nên hốt hoảng chạy lên đỡ cháu, kết quả là bị trượt chân té ngã rất đau. Nhìn mặt bà nhăn nhó lại nhưng vẫn vội đứng lên, bế cháu xuống khỏi bàn gỗ, nước mắt tôi chảy dài.
Bố chồng nghe tiếng động nên chạy từ phòng bếp lên, trên tay vẫn đang dính xà phòng, chắc ông đang giặt quần áo. Ông ôm cháu cho mẹ chồng tôi xoa bóp chân. Cảnh tượng này, chắc tôi khó mà quên đi được. Chiều tôi vội vã về nhà bế con cho mẹ chồng nghỉ ngơi. Dù đi khập khiễng nhưng bà không kể gì về cú té ngã vừa rồi, chắc sợ vợ chồng tôi lo lắng.
Buổi tối, tôi bàn với chồng chuyện đưa con đi gửi hoặc thuê người chăm sóc chứ tôi không muốn bố mẹ vất vả nữa. Ông bà đã khổ cả đời rồi, giờ lại phải trông cháu đến té ngã, tôi không đành lòng. Chồng tôi cũng gật đầu tán thành. Chỉ là phải nói làm sao để mẹ chồng chịu cho tôi đem con đi gửi đây? Tôi chỉ sợ bà nghĩ ngợi rồi hiểu lầm rằng tôi chê bà chậm chạp thôi.
Con trai vỡ nợ, bố mẹ chồng vẫn đòi tiền đi du lịch Trong khi vợ chồng tôi xoay xở trả nợ, bố mẹ chồng hết lần này đến lần khác buộc con trai chu cấp tiền bạc. Cách đối xử của bố mẹ chồng đối với chồng tôi khiến tôi nghĩ anh ấy không phải con ruột của họ. Chẳng bố mẹ nào lại xem con trai như chiếc máy in tiền, thậm chí không...