Lý giải vị trí đặt tượng “moai” bí ẩn trên đảo Phục Sinh
Những bức tượng trên đảo Phục Sinh nằm trong số những vật thể bí ẩn do con người tạo ra.
Đảo Phục Sinh là một hòn đảo ở đông nam Thái Bình Dương, thuộc chủ quyền Chile, nằm ở cực đông nam Tam giác Polynesia. Đảo Phục Sinh nổi tiếng vì 887 bức tượng đá, gọi là moai, được tạo ra bởi người Rapa Nui cổ. Năm 1995, UNESCO công nhận đảo Phục Sinh là một Di sản thế giới, với đa phần diện tích được bảo vệ trong vườn quốc gia Rapa Nui.
Chúng ta vẫn chưa biết làm thế nào người xưa di chuyển được chúng, vì sao họ đặt chúng ở những vị trí cụ thể quanh đảo và họ tạo ra chúng với mục đích gì. Mới đây, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta đã tìm ra một số câu trả lời. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bức tượng này được đặt ở gần các nguồn nước ngọt.
Người ta tin rằng cư dân của Rapa Nui – tên bản địa của đảo Phục Sinh – bắt đầu tác những bức tượng này vào thế kỷ XIII. Tượng được gọi là moai và có bệ đá gọi là ahu.
Sở dĩ tượng và bệ tượng thường được giữ nguyên theo tiếng bản địa vì đặc điểm của chúng vô cùng độc đáo, không tương đồng với bất kỳ tượng hay bệ tượng ở những nơi khác trên thế giới. Hầu hết các bức tượng này nặng từ 20 đến 30 tấn. Và trong số cả nghìn bức tượng trên đảo, có khoảng 400 tượng đã được di chuyển đi xa khỏi mỏ đá nơi chúng được tạc nên, sau đó được đặt lên trên các ahu ở khắp đảo.
Nhưng các ahu không phải nằm ở bất kỳ đâu trên đảo mà ở một số địa điểm nhất định. Và câu hỏi mà chúng ta đặt ra là vì sao ahu và moai được đặt ở một số nơi nhất định mà không phải là những nơi khác trên đảo?
Nhà nhân chủng học Carl Lipo của Trường đại học Binghamton, Mỹ, nói rằng hầu hết các tượng điêu khắc này được tìm thấy ở dọc bờ biển, nhưng có một số ít lại ở sâu trong đất liền và chỉ ở một số địa điểm nhất định chứ không ở bất cứ đâu. Ví dụ như các nhà nghiên cứu không tìm thấy ahu và moai trên đỉnh đồi, là những nơi mà theo suy luận sẽ là nơi đặt những vật mang tính biểu tượng hoặc đại diện cho tổ tiên của người dân nơi đây vì nếu muốn trưng bày cho mọi người đều thấy những vật mang tính đại diện hoặc các tác phẩm sáng tạo của mình thì các đỉnh đồi là những nơi lý tưởng.
Video đang HOT
Như vậy các bức tượng không chỉ là những tấm bùa hộ mệnh và để cho mọi người được chiêm ngưỡng từ xa. Trên thực tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng người dân dành phần lớn cuộc đời mình sống và làm việc quanh những nơi có tượng, vì thế họ cho rằng các bức tượng có thể được đặt gần một nguồn tài nguyên quý giá nào đó.
Câu hỏi đặt ra là: nguồn tài nguyên nào, nước, nước ngọt, hải sản hay đất trồng trọt? Tài nguyên nào trong những thứ này hay sự kết hợp nào giữa chúng có thể lý giải thuyết phục nhất cho vị trí của ahu trong đất liền?
Các phân tích số liệu chỉ ra rằng nước ngọt là kết quả hợp lý nhất. Nhà nhân chủng học Lipo nói rằng “mỗi khi chúng tôi tìm thấy một nguồn nước ngọt lớn thì đều có một bức tượng và một ahu ở đó. Và chúng tôi nhận thấy điều này lặp đi lặp lại. Còn những nơi không có nguồn nước ngọt, chúng tôi không tìm thấy tượng và ahu.”
Nhưng điều đó không có nghĩa là những cấu trúc nhân tạo này dùng để đánh dấu nguồn nước giống như một tấm bảng ghi rằng “hãy lấy nước ở đây”, mà có lẽ chính những cộng đồng dân cư bản địa đã kết nối với những nguồn tài nguyên này, họ sống ở nơi có nguồn nước và đặt tác phẩm của mình ở nơi mình sinh sống.
Dường như rất nhiều những tác phẩm điêu khắc khổng lồ này được đặt ở những nơi đó vì những lý do hoàn hoàn thực dụng: chúng ta sẽ dựng tượng ở đây bởi vì đây là nơi chúng ta muốn sống.
Hoàng đế nhà Thanh tiêu tốn "núi vàng" cho ngự thiện, 120 món chỉ nấu bằng nguồn nước quý giá này
Hoàng đế nhà Thanh mỗi bữa dùng 120 món, dùng bát bạc thìa ngọc tiêu tốn 'cả núi tiền'. Nguồn nước nấu ăn chỉ dùng nước nằm ở núi Ngọc Tuyền.
Trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của ta", vị vua Thanh triều cuối cùng là Phổ Nghi từng tiết lộ sự thật khó tin: Ở vào thời điểm còn ngồi trên ngai vàng, số tiền được chi ra cho việc ăn uống của một mình ông về cơ bản đã tiêu tốn 14,794 lượng bạc trắng mỗi năm, đó là chưa kể tới tiền mua hoa quả hay chế biến các món ăn vặt.
Trong khi, ngay ở thời kỳ đỉnh cao thịnh trị của Thanh triều dưới thời vua Càn Long, thu nhập bình quân của bách tính thường dân cũng chỉ dao động trong 2 đến 3 lượng bạc một tháng.
Sự chênh lệch giữa những con số này cũng đủ để nói lên mức độ xa hoa và tốn kém trên phương diện ăn uống của các nhân vật trong hoàng tộc nhà Thanh.
Sở dĩ tốn nhiều tiền như vậy là do thời nhà Thanh có rất nhiều quy tắc, trong đó có quy định mỗi bữa ăn của vua phải đủ 120 món. Các phi tần cũng xa xỉ không kém khi bữa ăn của Hoàng hậu là 96 món, Hoàng phi là 64 món.
Chỉ dùng 2 bữa chính mỗi ngày, Hoàng đế Thanh triều vẫn tốn tới ngàn lạng bạc cho chuyện ăn uống.
Năm xưa, hoàng thất Thanh triều đều là Mãn tộc vùng Đông Bắc. Sau khi nhập quan, thói quen dùng bữa của họ vẫn giống tập quán truyền lại từ tổ tiên. Cũng bởi vậy mà các Hoàng đế nhà Thanh mỗi ngày chỉ ăn hai bữa chính. Bữa sáng của họ sẽ diễn ra trong khoảng từ 6 giờ đến 8 giờ sáng. Bữa chiều sẽ được phục vụ trong khoảng từ 12 giờ trưa tới 2 giờ chiều.
Sau khi dùng bữa sáng, Hoàng đế sẽ ăn thêm điểm tâm. Thời gian ăn bữa phụ này cũng không cố định. Nếu như Hoàng đế nhất thời muốn ăn món gì, Ngự thiện phòng sẽ phải lập tức chế biến và trình lên. Bởi vậy mà những đầu bếp nơi hoàng cung lúc nào cũng luôn phải túc trực trong trạng thái sẵn sàng..
Đối với những Hoàng đế Thanh triều nói riêng, thứ họ coi trọng hơn cả không phải là hương vị hay mức độ quý giá của món ăn mà lại là tính an toàn. Quá trình thử độc cho nhà vua trước mỗi bữa ăn mới thực sự là bước cầu kỳ và tốn kém.
Dựa theo gia pháp được truyền lại từ khi lập quốc, các vua nhà Thanh mỗi khi dùng bữa sẽ chỉ lưu lại bên người 4 cung nhân chuyên phục vụ. Trong số đó, sẽ có một thái giám lớn tuổi chịu trách nhiệm gắp thức ăn cho nhà vua.
Trước khi Thiên tử dùng bữa, thái giám này sẽ phải thử độc cho tất cả các món ăn, sau đó lại đích thân ăn thử để kiểm nghiệm rồi mới dâng lên để nhà vua thưởng thức.
Hoàng đế khi dùng bữa tuyệt đối không được ăn quá 3 miếng cho mỗi món. Quy củ này lập ra để tránh việc sở thích của Thiên tử bị tiết lộ ra ngoài, từ đó nhằm phòng ngừa những kẻ có ý đồ xấu.
Đồ dùng, nguyên liệu trong bữa ăn dành cho vua đều phải cao cấp, thượng hạng.
Các nguyên liệu để nấu ăn trong hoàng cung đều phải tươi ngon, cao cấp nhất. Các nguyên liệu vận chuyển vào cung, đặc biệt là gạo đều phải có nguồn gốc rõ ràng. Bát đĩa đựng thức ăn cho Hoàng đế đều là đĩa vàng chén bạc. Cụ thể, món canh hay súp phải được để trong chén sâu lòng có đậy nắp bạc, bát được dát bạc, thìa ngọc bích... Do đó, việc ăn uống trong hoàng cung tốn kém cũng là điều dễ hiểu.
Trong hoàng cung, đầu bếp phục vụ cho vua sẽ được tuyển chọn kỹ càng. Các phi tần cũng thường có những đầu bếp "ruột" của mình. Ngự thiện phòng trong hoàng cung lên tới hàng trăm, hàng nghìn người, thậm chí với một món đậu phụ thôi cũng có tới 3-4 đầu bếp. Ngoài việc ăn uống trong hoàng cung, mỗi lần Hoàng đế ra ngoài đều đem theo bên mình 2-3 đầu bếp hoặc thuê các đầu bếp ở địa phương để chuẩn bị một bàn ăn đúng quy tắc.
Không chỉ đồ ăn cần phải tinh tế, nước mà vua dùng cũng phải là nguồn nước tươi mát nhất. Mặc dù trong Tử Cấm Thành có gần 100 miệng giếng nhưng tuyệt nhiên không ai dùng nước ở đây.
Thời vua Càn Long, để tìm ra nguồn nước tốt nhất, ngự thiện phòng đã vất vả đi tìm ở khắp nơi và sau đó tìm ra nguồn nước nằm ở núi Ngọc Tuyền. Kể từ đó, mỗi ngày đều có người tới đây lấy nước về cho vua dùng và dù đi đến bất cứ đâu, quân lính của Càn Long đều phải đem theo nước ở núi Ngọc Tuyền.
Sự xa xỉ về việc ăn uống ở thời nhà Thanh còn được vị Hoàng đế cuối cùng của Thanh triều là Phổ Nghi ghi trong một cuốn sách viết về cuộc đời mình rằng: "Không có gì phô trương, xa xỉ bằng việc ăn uống". Thậm chí, sự xa xỉ này còn được cho là một trong những nguyên nhân khiến Thanh triều sụp đổ.
Kinh ngạc các tác phẩm lắp ghép làm từ xác côn trùng chết Nghệ sĩ người Hà Lan đã tạo ra những tác phẩm độc đáo có một không hai bằng cách ghép các bộ phận côn trùng chết lại với nhau. Nghệ sĩ Cedric Laquieze ở Amsterdam tạo ra những tác phẩm điêu khắc kỳ lạ nhưng vô cùng hấp dẫn bằng cách sử dụng các bộ phận côn trùng chết. Trong 20 năm qua,...