Lý giải thói ăn chơi đầu năm của người Việt
Người Việt dành cả tháng giêng để ăn chơi, lỡ có kéo dài sang cả tháng hai, tháng ba cũng không vấn đề gì…
Thói quen ăn chơi dông dài của người Việt lâu nay đã kéo theo nhiều hệ lụy xã hội.
Vin vào tập tính để lấy cớ
Bàn về câu ca “Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè…”, GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, nhận định đó là thói quen không còn phù hợp với xã hội hiện đại, nhưng vẫn đang kéo dài trở thành thói xấu của người Việt.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa, cơ chế nghỉ ngơi trên xuất phát từ phương thức sản xuất của xã hội nông nghiệp có từ ngàn năm trước. Trước kia người nông dân chỉ sản xuất 1 vụ, thời kỳ nông nhàn vì vậy cũng kéo dài. Đặc thù này đã quy định luôn nhịp hoạt động sinh học của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác để lại như một thứ gene di truyền, thấm vào mỗi người thành tập tính khó thay đổi.
Chơi xuân trong những tháng đầu năm đã trở thành tập tính khó đổi của người Việt (ảnh minh họa)
” Xưa kia, các cụ cho rằng tháng giêng là tháng ăn chơi, có kéo dài sang tháng hai, tháng ba cũng không hề gì vì nó đâu có ảnh hưởng tới sản xuất. Với nghề nông, người dân quan niệm, chậm một chút hay nhanh hơn một chút cũng không sao. Nếp suy nghĩ đó tạo hệ lụy khiến con người có ý thức tùy tiện, không có tính chuyên nghiệp trong lao động”, GS Thịnh nói.
Từ đây, GS Thịnh đưa ra so sánh: Trong khi xã hội công nghiệp người ta quý trọng từng giờ, từng phút thì người lao động mình vẫn cho phép “giờ cao su”, tới công ty chậm 1, 2 ngày, thậm chí chậm cả tuần để chơi xuân nơi quê nhà… Đối với cán bộ công chức, trong tác phong làm việc cũng xuất hiện quan niệm “chậm một chút chẳng chết ai”
Video đang HOT
“Đành rằng tập tính có từ ngàn xưa song khi đã bước vào phương thức sản xuất khác, điều kiện khác thì con người buộc phải thay đổi để thích ứng. Thái Lan cũng từng xuất thân từ nước nông nghiệp nhưng họ khắc phục được tập tính này nhanh hơn chúng ta rất nhiều.
Bất chấp quy định cấm, xe công vẫn xếp hàng tại lễ hội Yên tử (Ảnh Infonet)
Nhìn ra được điểm yếu là quan trọng, chỉ sợ người ta không chịu sửa hoặc chậm khắc phục, vin vào tập tính lấy cớ để cố duy trì, nên dễ dàng xuề xòa cho nhau.”, GS Thịnh nói.
Người thừa, ăn chơi cũng chẳng sao
Xét về khía cạnh kinh tế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Việc cho Nghỉ tết dài ngày là sự cải cách linh hoạt theo hướng tích cực được người lao động hoan nghênh, xã hội ủng hộ. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp tăng thêm doanh thu từ các hoạt động kinh tế dịch vụ xã hội trong bối cảnh kinh tế èo uột.
Bảng biểu năng suất lao động của một số nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Phong cũng không phủ nhận mặt trái khi thói quen “ăn chơi dông dài” truyền thống của người Việt đã trở thành hệ lụy xã hội.
Dẫn ra ví dụ điển hình: Mặc dù đã có quy định cấm nhưng đầu năm tình trạng cán bộ công chức vẫn bỏ giờ làm đi du xuân, lễ lạt chùa chiền, vẫn diễn ra phổ biến, TS Nguyễn Minh Phong phân tích: “Lý giải tình trạng này, có ý kiến cho rằng công việc đầu năm tại một số cơ quan nhà nước chưa tới nỗi bức xúc phải giải quyết ngay nên cán bộ nhân viên vẫn có thể tranh thủ thực hiện những chuyến đi lễ đầu năm như một quán tính của tâm linh rồi thì người đứng đầu cơ quan vẫn chưa nghiêm túc trong việc nhắc nhở nhân viên… Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến cảnh cán bộ công chức dành thời gian trong giờ hành chính đi lễ đầu năm, là do xuất phát từ tình trạng thừa quá nhiều biên chế tại các cơ sở công quyền. Vắng cô thì chợ vẫn đông, vắng 1/3 nhân viên đi chùa chiền lễ lạt thì công việc ở nhà cũng vẫn chạy cơ mà”.
TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng không thể khắc phục thực trạng trên trong một sớm một chiều. “Ngoài việc tuyên truyền thay đổi nhận thức của người lao động để thấy được trách nhiệm của mình thì người lãnh đạo trong mỗi đơn vị quản lý lao động cần phải tăng cường chế tài lao động. Chẳng qua, thái độ chưa nghiêm túc trong công việc là do khâu kỷ luật chưa nghiêm, một khi đã hình thành hệ thống chế tài nghiêm minh thì người lao động chắc chắn sẽ thực hiện tốt”.
Năng suất lao động VN nằm trong nhóm thấp nhất
Năm 2012, năng suất lao động ở Việt Nam dừng ở mức hơn 6.800 USD, nằm trong nhóm thấp nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Năng suất lao động ở các nền kinh tế công nghiệp cao hơn đáng kể. Năng suất của Singapore cao gấp gần 15 lần so với Việt Nam, 11 lần so với Nhật Bản và gần 10 lần so với Hàn Quốc. Ngay cả trong nhóm các nước thu nhập trung bình của ASEAN cũng có sự chênh lệch đáng kể. Ví dụ, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan.
Một xu hướng đáng chú ý là năng suất lao động của Việt Nam đang giảm. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất của Việt Nam tăng trung bình 5,2%/năm, đạt tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, năng suất hàng năm của VN chỉ tăng ở mức khiêm tốn 3,3%.
Năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chính vì thế Việt Nam cần đưa ra các chính sách nhằm cải thiện năng suất lao động, như tăng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ chuyển đổi nông nghiệp sang công nghiệp, hỗ trợ sáng kiến cải tiến tại nơi làm việc, đặc biệt ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thúc đẩy hệ thống giáo dục đào tạo.
(Ông Phú Huỳnh, chuyên gia Tổ chức lao động Thế giới)
Theo TNO
Khốn khổ với "tháng ăn chơi"
Hàng triệu người trẩy hội du xuân trong tháng giêng khiến dịch vụ ăn uống đường phố trở nên quá tải. Không thiếu những khay thức ăn bày bán bên lề đường bụi bặm nhưng vẫn la liệt thực khách.
Còn các bác sĩ xương khớp lại lo ngại di chuyển, đi bộ và leo trèo cả ngày khiến những người đã có vấn đề liên quan đến xương khớp có thể đau đớn hơn.
Không đảm bảo vệ sinh: Vẫn ăn
Nguy cơ từ rượu
Để phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa lễ hội, ông Lâm Quốc Hùng cho biết ngay sau TếtNguyên đán Quý Tỵ, Cục An toàn thực phẩm sẽ có văn bản gửi các địa phương về tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm. Theo ông Hùng, dịp tết năm nay số người ngộ độc rượu không nhiều bằng các năm trước, nhưng trong những ngày tết riêng tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã có hai trường hợp tử vong do ngộ độc rượu nặng, chưa kể trên 200 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông trong những ngày tết cũng có một phần không nhỏ liên quan đến rượu.
Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) diễn ra từ mồng 6 tháng giêng kéo dài tới tháng 3 âm lịch dự kiến thu hút 1,5 triệu du khách về đây hành hương. Những ngày này, dạo một vòng từ cổng danh thắng tới động Hương Tích, nơi chốn linh thiêng, nhưng người trẩy hội vẫn có cảm giác đang ở một cái chợ lớn với vô số "đặc sản" như thịt thú rừng, bánh kẹo gia công gia truyền, cơm lam...
Chưa nói chuyện chủ quán hét giá trên trời, phần lớn dịch vụ ăn uống tại lễ hội đều tạm bợ với lều bạt chật chội, nhếch nhác rác thải và thiếu nước sạch. Riêng khu vực đầu cổng danh thắng có 32 hàng quán chuyên thịt thú rừng khá rộng rãi nhưng chưa tới mười quán có tủ kính bảo quản thực phẩm, mà treo thịt lủng lẳng ngay... đường đi lối lại để chào mời khách.
Bên cạnh đó, hàng trăm quán ăn nhỏ, lẻ chuyên bán bún, phở, xúc xích nướng, trứng vịt lộn, bắp rang bơ... đều không có tủ kính che đậy thức ăn, được bày bán ngay cạnh lối đi của du khách. Tại các quán bán bún, phở, thức ăn chín được bày trần trên bàn, đầu bếp vừa dùng tay không bốc thịt sống, ngay sau đó lại quay sang bốc bún và mang thức ăn ra cho khách và vẫn bàn tay ấy thu tiền, đếm - trả lại tiền thừa...
Không chỉ hội chùa Hương, trong tháng giêng còn có hàng loạt lễ hội có số người tham dự lên tới hàng vạn như: hội Lim, hội Đồng Kỵ, hội chùa Bái Đính..., và hàng trăm lễ hội lớn nhỏ được nô nức tổ chức ở khắp các làng quê.
Theo ông Lâm Quốc Hùng - trưởng phòng quản lý ngộ độc Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế - nguy cơ ngộ độc rượu, ngộ độc thực phẩm tại các lễ hội ở đồng bằng và ngộ độc bánh trôi ngô, ngộ độc nấm ở miền núi là hai nhóm nguy cơ đáng lo ngại nhất trong mùa xuân. Năm 2012 trung bình mỗi tháng có 12,5 vụ ngộ độc thực phẩm với trên dưới 320 người mắc được ghi nhận, nhưng thực tế số lượng người ngộ độc thực phẩm chắc chắn lớn hơn nhiều lần.
Thịt thú rừng đang được chế biến để bày bán cho du khách tại chùa Hương - Ảnh: Tiến Thành
Người bệnh xương khớp cần cảnh giác
TS Ngô Văn Toàn, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức, cho hay đặc điểm của người trẩy hội mùa này là thời gian đi bộ nhiều, leo trèo nhiều, trong khi đây lại là điều cần kiêng kỵ những người lớn tuổi đã có bệnh lý xương khớp. Theo ông Toàn, những người có bệnh lý xương khớp đi dự hội có các hoạt động như leo trèo, đi nhanh... cần thận trọng, nếu không bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu.
"Có nhiều người lớn tuổi đã mua các tour du lịch hành hương đi Ấn Độ, Nepal, Myanmar hoặc các chùa chiền lớn trong nước đến xin tư vấn rằng họ đang bị đau khớp nhưng đã lỡ mua tour, rất tiếc tiền và có nên đi không. Theo tôi, nên điều trị dứt bệnh rồi hãy tham gia các chuyến đi dài, thời gian đi bộ nhiều, nếu không người bệnh chỉ có thể đi được đến nơi hành hương bằng máy bay rồi sau đó nằm một chỗ, vừa mất vui vừa mệt" - TS Toàn khuyến cáo.
Cũng theo TS Ngô Văn Toàn, nếu bình thường bạn có lối sống tĩnh tại, ít vận động, không thể dục thể thao mà khi tham gia lễ hội, việc vận động chỉ tăng hơn 50-60% so với bình thường thì không sao, nhưng vận động tăng hơn mức này thì có thể đau cơ, đau khớp, sưng tấy các vùng chân tiếp xúc với giày dép, đau lưng, mệt mỏi, sau khi dự lễ hội phải ngủ cả ngày hoặc nghỉ làm nghỉ học mất vài ngày mới lại sức.
Tuy nhiên những người đã có quá trình rèn luyện sức khỏe, đã đi bộ để tập luyện thường xuyên khoảng 3,5-5km/người/ngày thì sức khỏe dẻo dai hơn, sẽ không gặp hiện tượng quá tải với cơ xương khớp như trên.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trong mùa lễ hội, người trẩy hội nên chọn loại giày hoặc dép có quai hậu mềm, thoáng mồ hôi, vừa sạch vừa tránh đau và sưng chân. Trường hợp không có loại giày dép mềm, nên sử dụng loại băng dính vải băng các ngón chân và vùng da trên gót chân nơi cọ xát với giày dép để bảo vệ vùng chân.
Theo 24h
Khoảnh khắc "độc" chỉ có ở lễ hội Việt Tháng Giêng là tháng lễ hội, khắp nơi mở hội tưởng nhớ công ơn những người có công với nước, với dân, với cộng đồng làng xã... cầu cho một năm mới an lành. Thời gian chờ đợi khai hội Chử Đồng Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) còn khá lâu, đoàn hành lễ ngồi nghỉ chân cho đỡ mỏi Người dân đến với...