Lý giải sự thực Biển Hồ trơ đáy trong mùa lũ
Chuỗi các đập thủy điện trên sông Mê Kông và dòng nhánh con sông này đã khiến Biển Hồ ( hồ Tonle Sap) trở nên cạn kiệt như thế nào?
Sông Tonle Sap chảy ngược dòng khi sông Mê Kông dâng lũ vào mùa hè. Nước lũ làm ngập hồ Tonle Sap, đưa diện tích mặt hồ lên gấp năm lần khi ở mực nước thấp, tạo thành hồ nước ngọt lớn nhất ở Đông Nam Á.
Đánh bắt cá trên Hồ Tonle Sap. Ảnh chụp năm 2018
Năm 2019, sự kết hợp của biến đổi khí hậu, El Nio cùng các đập trên sông Mê Kông và các dòng nhánh đã khiến sông Tonle Sap chảy ngược vào tháng 8 thay vì tháng 6 và chỉ tràn vào hồ trong trong 6 tuần chứ không phải kéo dài tới 5 đến 6 tháng như thường lệ.
Hệ quả là hình thành các vùng nước cạn, ấm, thiếu oxy, tàn phá hệ thống ngư nghiệp.
Tổ chức cung cấp các giải pháp xử lý nước bền vững Taber Hand of Wetlands Work mô tả thiệt hại cho Tonle Sap là “chết bởi nghìn vết cắt”. Cái chết của hồ bắt đầu với nạn đánh bắt không bền vững vào những năm 1990 và sau đó là xây đập ở hầu hết 27 nhánh sông chảy vào hồ để tưới tiêu trong mùa khô.
Hơn 1300 km về phía bắc hồ Tonle Sap, Trung Quốc bắt đầu quá trình xây đập trên sông Lan Thương. Trong những thập kỷ tiếp theo, Trung Quốc xây thêm 11 đập lớn trên Lan Thương, chiếm hơn 1/2 lượng trầm tích thiết yếu đối với hệ sinh thái sông Mê Kông.
Sử dụng hình ảnh vệ tinh và đo độ cao của dòng sông, một nghiên cứu được tổ chức giám sát tài nguyên nước Eyes on Earth công bố tháng 4/2020 cho thấy có cơ sở cho những nghi ngờ về việc Bắc Kinh phải chịu một phần trách nhiệm những đợt hạn hán xảy ra trên khắp khu vực Mê Kông năm 2019.
“Dữ liệu vệ tinh không biết nói dối, có rất nhiều nước ở cao nguyên Tây Tạng ngay cả khi các quốc gia như Campuchia và Thái Lan đang bị khủng hoảng nước nặng nề. Một khối lượng nước khổng lồ đang bị giữ lại ở Trung Quốc” – ông Alan Basist, đồng tác giả Báo cáo của Eyes on Earth nói với tờ New York Times.
Theo báo cáo, trong đợt hạn hán năm 2019 khiến sông Mê Kông ở mức nước thấp nhất thế kỷ và khiến sông Tonle Sap chảy ngược muộn hơn, phần thượng nguồn ở Trung Quốc vẫn nhận được lượng mưa cao bất thường nhưng dòng chảy đã bị các đập ở Lan Thương chặn lại.
Càng nhiều đập được xây dựng, dòng chảy Mê Kông càng bị kiểm soát chặt hơn, nhưng hiện tại giữa Trung Quốc và các quốc gia hạ nguồn có rất ít cơ chế quản trị cung cấp các giải pháp phù hợp, kịp thời.
Ngay cả khi dòng chảy tự nhiên sông Mê Kông được mô phỏng chính xác thì cũng không giải quyết được việc mất trầm tích và thay đổi mô hình di cư của cá – điều vốn cực kỳ thiết yếu đối với hệ sinh thái của những nơi như hồ Tonle Sap. Kết hợp với mùa mưa ngắn hơn và mùa khô dài hơn do biến đổi khí hậu, hệ sinh thái Tonle Sap – từ cá tra dầu đến bồ nông chân xám – đang nguy cấp.
Video đang HOT
Trong khi đó, Lào và Campuchia sẵn lòng sử dụng thủy điện để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Đặc biệt là Campuchia, nước có tới 48% sản lượng điện nội địa phụ thuộc vào thủy điện nhưng bị thiếu điện trên diện rộng vào năm 2019.
Biển Hồ là hồ lớn nhất của Đông Nam Á nhưng nay trơ đáy vì đập thủy điện.
Đập Don Sahong gần biên giới Lào – Campuchia là đập dòng chính sông Mê Kông gần với Tonle Sap nhất, do công ty Sinohydro của Trung Quốc xây dựng theo yêu cầu từ phía Lào và bắt đầu sản xuất điện vào đầu năm 2020. Tất nhiên, Trung Quốc không có quyền kiểm soát các con đập ở hạ nguồn Mê Kông. Do đó, việc yêu cầu thiết kế các con đập ở hạ nguồn phải có các đường cho cá đi qua, kiểm soát lượng trầm tích đi qua đập.
Tuy nhiên, các đập thủy điện ở hạ nguồn dường như chưa làm được điều đó.
Khi được hỏi nên làm gì để giúp ngư nghiệp Tonle Sap, tổ chức Taber Hand trả lời: “Bất cứ ai sở hữu hoặc kiểm soát đập Don Sahong cần phải đồng ý cho cá đi qua”.
Đập thủy điện thúc đẩy thảm cảnh ở Tonle Sap
Song các đập dòng chính sông Mê Kông không phải là vấn đề duy nhất đối với hồ Tonle Sap. Các dòng nhánh như Nam Ou – đóng góp rất nhiều trầm tích cho con sông do độ dốc cao – đang bị xây đập với tốc độ nhanh trong khi bị giám sát ít hơn.
Nam Ou 1 là đập cuối trong chuỗi bảy đập do Sinohydro của Trung Quốc xây dựng trên dòng nhánh sông Mê Kông (Ảnh: Ton Ka/China Dialogue)
Bậc thang thủy điện Nam Ou ở Lào bao gồm 7 đập, 3 đang vận hành và 4 đập dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Theo Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, không một con đập nào do Trung Quốc xây dựng trên sông Mê Kông có thể bù đắp một cách hiệu quả về cá hoặc trầm tích.
Sau khi chảy qua những vùng đất giàu trầm tích ở Bắc Lào, Nam Ou hòa vào sông Mê Kông tại Luang Prabang – nơi có một con đập khác được lên kế hoạch xây dựng. Toàn bộ chuỗi thủy điện khi hoàn thành vào cuối năm 2020 sẽ cung cấp 1272 MW – tương đương 42% lượng tiêu thụ nội địa của Lào.
Xayaburi – một trong những con đập tiên tiến hơn do Thái Lan xây dựng và đi vào vận hành trong năm nay – có thang cá và cửa xả trầm tích nhưng công nghệ thiết kế theo các con sông ở châu Âu và Mỹ nên không phù hợp với đa dạng sinh học của Mê Kông – một hệ thống sông có tới hơn 30 tấn cá di chuyển qua mỗi giờ.
Để các cửa trầm tích có hiệu quả, đập sẽ phải giảm công suất và hiệu quả – điều nhà phát triển khó có thể tán đồng.
Đập Xayaburi do Thái Lan xây dựng.
“Có những người nói rằng số lượng đập hiện tại có thể khiến diện tích Tonle Sap không thể mở rộng vào mùa mưa nữa. Mất trầm tích do khai thác cát ở Campuchia và Lào cũng có tác động” – ông Eyler nhấn mạnh.
Năm 2020 đã bộc lộ những dấu hiệu đáng lo ngại, khoảng 20 tỉnh ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam tuyên bố tình trạng khẩn cấp hạn hán từ 3 tháng trước khi mùa khô bắt đầu vào tháng 4.
Các đập xả lũ nhỏ hơn ở thượng nguồn có thể phần nào giải quyết hạn hán, những con đập mang tính giải pháp tạm bợ này không mấy tác dụng cho nghề cá Tonle Sap đang giữa muôn trùng vây khốn.
Không có xung lũ theo mùa, người dân Tonle Sap đang mất đi nền móng của nền kinh tế địa phương, như các nghiên cứu công bố năm 2019 cho thấy thu nhập của những người chỉ có một sinh kế giảm 18%.
Trong năm nay, các quan chức tại Campuchia cho biết, thời tiết hạn hán và hơn chục đập thủy điện ở Trung Quốc và Lào làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông Mekong, gây khó khăn cho những người sống phụ thuộc vào Biển Hồ.
Long Saravuth, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về Mekong của Campuchia nhận định, dựa vào dữ liệu lượng mưa và dự báo, hiện tượng chảy ngược sẽ bắt đầu vào tháng 8 năm nay.
Ngư dân sống bằng nghề đánh bắt cá trên hồ Tonle Sap đang tính đến chuyện đổi nghề thợ xây khi hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á ngày càng cạn kiệt, trong vắt và không có cá.
Hạn mặn kỷ lục, hơn 430.000 người dân thiếu nước sinh hoạt
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm (TBNN) gần 3 tháng.
Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT thông tin, mùa khô 2019-2020, lượng nước về sông Mê Kông đạt thấp, nên hạn, mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long diễn ra khá sớm. Từ tháng 12-2019, hạn mặn đã bắt đầu xâm nhập.
Như vậy, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 xuất hiện sớm sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm (TBNN) gần 3 tháng, sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016 gần 1 tháng, thời gian xâm nhập mặn kéo dài hơn 2-2,5 lần so với mùa khô 2015-2016; độ mặn ở vùng các cửa sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông liên tục duy trì ở đỉnh, cao liên tục suốt tháng 2 đến tháng 5, hầu như không giảm hoặc giảm không đáng kể trong các kỳ triều thấp, khác với đặc điểm thông thường là tăng theo kỳ triều cường, giảm theo kỳ triều thấp.
Đồng bằng sông Cửu Long hạn mặn lịch sử trong mùa khô 2019-2020
Một trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là do lượng nước về sông Mê Kông thiếu hụt lớn so với cùng kỳ nhiều năm, thấp hơn cả hạn mặn lịch sử năm 2015-2016.
Xâm nhập mặn năm 2019-2020 đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích bị ảnh hưởng xấp xỉ 1,7 triệu ha,
Vụ Đông Xuân 2019-2020 khu vực này diện tích lúa đã bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 41.900 ha, chiếm tỷ lệ 2,7%. Trong đó, thiệt hại mất trắng (trên 70%) là 26.000 ha, chiếm tỷ lệ 1,7%.
Ngoài ra, diện tích cây ăn quả bị thiệt hại vào khoảng 6.600ha và rau màu khoảng 1.200ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi hạn mặn vào khoảng 8.700ha.
Đáng nói, theo thống kê từ các địa phương, mức độ thiếu nước sinh hoạt lúc cao nhất tổng cộng khoảng 96.000 hộ (khoảng 430.000 người dân).
Theo nhận định của Tổng cục Thủy lợi, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, mức độ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh được giảm thiểu đáng kể, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Song, hạn mặn vẫn khiến đời sống của hàng trăm nghìn người dân ở các tỉnh này gặp khó khăn do thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Bởi vậy, Bộ NN&PTNT cho rằng, về lâu dài cần xem xét tiếp việc xây dựng công trình kiểm soát các cửa sông lớn để kiểm soát nguồn nước ngọt, khống chế ranh mặn hợp lý, kết hợp chống ngập và hạn chế các tác động từ biển, chủ động điều hòa, phân phối nguồn nước hợp lý cho các đối tượng sử dụng nước ở các vùng sinh thái.
Ngoài ra, cần huy động nguồn lực tổng hợp đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, phân bổ đầu tư hợp lý trung và dài hạn, có lộ trình cụ thể đối với các công trình hạ tầng thiết yếu cấp tiểu vùng và toàn vùng, như: công trình thủy lợi gắn với hệ thống giao thông huyết mạch về đường bộ, đường sông, cảng nước sâu.
Bộ NN&PTNT sẽ đề xuất Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện dự án "Nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025 vay vốn Ngân hàng thế giới", thực hiện tại các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với các nước thượng nguồn sông Mê Kông để thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ công tác dự báo xâm nhập mặn.
Điêu đứng vì hạn hán và xâm nhập mặn Những cánh đồng cháy khô, những vườn cây ăn trái ủ rũ vì thiếu nước, người dân gạn lọc, chia nhau những nguồn nước ngọt ít ỏi... là những hình ảnh đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hạn hán, xâm nhập mặn đang thực sự đe dọa sản xuất nông nghiệp tại vựa lúa lớn nhất...