Lý giải sự tăng trưởng doanh thu 20 quý liên tiếp của Techcombank
Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh lên các lĩnh vực kinh tế, Techcombank đang thể hiện sự bứt phá dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với các kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 3/2020.
Khách hàng giao dịch tại Techcombank.
Thành quả này đến từ nỗ lực không ngừng nghỉ của ngân hàng để tái thiết kế mô hình kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng, từ đó đưa ra những giải pháp, sản phẩm phù hợp với đặc thù từng phân khúc khách hàng.
ĐA DẠNG HÓA NGUỒN THU
Kết thúc 9 tháng đầu năm, Techcombank ghi nhận chuỗi tăng trưởng doanh thu 20 quý liên tiếp với tổng thu nhập hoạt động đạt kỷ lục gần 19.300 tỷ đồng, tăng 33,5% so với cùng kỳ 2019. Đây cũng là mức tăng trưởng doanh thu dẫn dầu nhóm ngân hàng lớn (gồm khối ngân hàng quốc doanh, Techcombank, VPBank, MB, ACB)
Theo lãnh đạo ngân hàng, có được thành công này là do Techcombank thực hiện đa dạng hóa nguồn thu, trọng tâm là những thu nhập ngoài lãi, từ các loại phí chủ chốt như từ thẻ, bảo hiểm, hay là về phát hành trái phiếu cùng những dịch vụ ngân hàng giao dịch nói chung cho các doanh nghiệp.
Số liệu từ báo cáo tài chính cho thấy, thu ngoài lãi 9 tháng đầu năm đạt gần 6.000 tỷ đồng, tăng trưởng 46,4% so với cùng kỳ năm ngoái; và chiếm hơn 31% doanh thu, cao hơn mức 28,3% của cùng kỳ 2019. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng 65,1% lên hơn 3.100 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,2%.
Nói về nguyên nhân giúp ngân hàng tiếp tục lãi lớn từ mảng dịch vụ bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Ngô Hoàng Hà, Phó Giám đốc Khối Tài chính Kế hoạch Techcombank, cho biết: trong thời gian Covid-19 nhưng doanh thu và số lượng khách hàng sử dụng thẻ mua sắm tăng rất cao. Theo đó, giá trị giao dịch qua thẻ tín dụng và ghi nợ Visa tăng lần lượt 65% và 36% … giúp mang đến cho Techcombank nguồn thu phí thẻ và đóng góp cho phần tăng trưởng của ngân hàng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Techcombank đã triển khai nền tảng điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài việc miễn phí thanh toán cho các giao dịch thanh toán nội địa, ngân hàng đã triển khai mua bán ngoại tệ và chuyển tiền quốc tế trên nền tảng điện tử với mức phí ưu đãi.
“Thành công đầu tiên của chúng tôi từ việc này là khối lượng giao dịch tăng lên đáng kể, và số dư tiền gửi không kỳ hạn (Casa) cho khách hàng doanh nghiệp tăng cao. Do đó, ngoài Casa, phần phí cũng đóng góp lớn cho lợi nhuận 9 tháng đầu năm”, ông Hà chia sẻ.
Giải thích thêm về dịch vụ của Techcombank, ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc thường trực Techcombank, cho hay: Ngân hàng tập trung vào chất lượng dịch vụ, những hoạt động giao dịch cơ bản hàng ngày của khách hàng để tạo sự tiện lợi và gắn kết với khách hàng. “Nhờ vậy, chúng tôi tạo ra cơ sở khách hàng mà trong ngân hàng gọi là có tính kết dính và tạo ra Casa cao. Tỷ lệ Casa đó giúp cho biên lãi ròng (NIM) và chi phí huy động vốn của Techcombank được tối ưu”, ông Hưng cho biết.
Theo số liệu được Techcombank công bố, trong 9 tháng đầu năm, ngân hàng đã có thêm hơn 760.000 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng phục vụ lên hơn 8 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân lần lượt đạt 256 triệu giao dịch (tăng 117,2% so với cùng kì năm ngoái) và 3,3 triệu tỉ (tăng 84,4% so với cùng kì năm ngoái).
“HÓA GIẢI” ẢNH HƯỞNG CỦA COVID
Trong báo cáo xếp hạng tín nhiệm công bố vào tháng 9/2020, Standard & Poor’s (S&P) nhận định Techcombank sẽ tiếp tục kinh doanh ổn định trong 12 – 18 tháng tới dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Điều này có được là do ngân hàng tập trung vào phân khúc bán lẻ có lợi suất cao khi hướng tới đối tượng khách hàng thu nhập cao, đồng thời tăng trưởng doanh thu phí sẽ hỗ trợ lợi nhuận ở mức trên trung bình ngành.
“Techcombank là một trong những ngân hàng hoạt động nổi trội trên thị trường trái phiếu, thẻ, tiền mặt, thanh toán và bảo hiểm tại Việt Nam, do đó tạo ra thu nhập phí khá lớn. Chúng tôi kỳ vọng thu nhập từ phí sẽ đóng góp khoảng 20% vào doanh thu ngân hàng, mức tương đối cao so với các nhà băng khác”, S&P nhận định.
Thực tế, chiến lược đa dạng hóa nguồn thu đã được Techcombank theo đuổi trong nhiều năm nay khi luôn là một trong những nhà băng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lớn nhất hệ thống (31%, so với mức khoảng 25% của trung bình ngành – theo báo cáo tài chính quý 3 của 29 ngân hàng).
Nói về lý do Techcombank có thể duy trì tình hình kinh doanh ổn định trong 9 tháng đầu năm mặc dù nền kinh tế gặp rất nhiều thách thức, Phó tổng giám đốc thường trực Phùng Quang Hưng cho rằng, kết quả của ngày hôm nay hay của năm nay thực sự bắt đầu bằng nỗ lực của nhiều năm trước.
Theo ông Phùng Quang Hưng, thành quả này đến từ việc am hiểu khách hàng, hiểu đặc thù của từng phân khúc, tái thiết kế mô hình kinh doanh. Qua đó, đưa ra những giải pháp, sản phẩm phù hợp với từng phân khúc.
“Những thành tựu đó đến từ quyết định miễn phí toàn bộ các giao dịch trên các kênh điện tử giúp khách hàng yên tâm giao dịch trên nền tảng ngân hàng số của chúng tôi; hay việc dịch chuyển tài sản sang những tài sản có giá trị cao, có chất lượng cao; tối ưu hóa nguồn huy động, chi phí vốn để tạo ra lợi thế cạnh tranh mới”, Phó Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ.
Về kế hoạch của Techcombank trong 3 đến 5 năm tới, ông Hưng cho biết, Techcombank sẽ tiếp tục với những gì ngân hàng đã lựa chọn. Điều này có nghĩa những phân khúc chiến lược sẽ được Techcombank khai thác sâu thông qua đầu tư vào công nghệ, sử dụng năng lực dữ liệu để mở rộng trên các mảng kinh doanh và áp dụng vào những hành trình khách hàng khác nhau.
TTC Sugar (SBT) phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng
CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT, TTC Sugar, Công ty) vừa ký kết hợp tác với Techcombank để phát hành trái phiếu với giá trị 700 tỷ đồng ra công chúng.
Trái phiếu được phát hành dưới dạng tín chấp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có kỳ hạn 3 năm, lãi suất năm đầu tiên là 10%/năm, các năm tiếp theo được xác định dựa theo lãi suất tham chiếu 3,875%.
Thời điểm phát hành dự kiến trong quý 1/2021, sau đó trái phiếu sẽ được đăng ký với Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán trong vòng 12 tháng kể từ ngày phát hành.
Trên thực tế, việc gói trái phiếu này được phát hành theo hình thức tín chấp không chỉ đánh dấu sự hợp tác thành công của TTC Sugar và Techcombank, mà còn thể hiện sự tin tưởng của Techcombank vào năng lực, tầm nhìn và triển vọng phát triển dài hạn của Công ty.
Toàn bộ số tiền thu về sẽ được SBT sử dụng phục vụ cho Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mở rộng phạm vi hoạt động với định hướng trở thành nhà thương mại và xuất nhập khẩu quốc tế.
Cụ thể, Công ty sẽ tiếp tục tập trung khai thác thị trường nội địa hướng đến nhóm Khách hàng có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn với thế mạnh sân nhà về kho bãi, hậu mãi, chăm sóc tư vấn kỹ thuật sản xuất..., đồng thời, tăng cường tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới cho dòng sản phẩm Organic thương hiệu TTC Sugar, khai thác thế mạnh từ TTC Atttapeu, Lào với các ưu đãi về thuế quan.
Global Mind Commondities Trading Pte. Ltd (GMC) sau khi trở thành công ty con của SBT từ quý 3 niên độ 2019-2020 đang là đơn vị thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu cho Công ty, là đại diện của TTC Sugar để phát triển kênh xuất khẩu với thị trường trọng tâm cho niên độ 2020-2021 là Trung Quốc, qua đó mở rộng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường triệu dân này với các sản phẩm thuộc phân khúc tiêu dùng, bán lẻ đầy tiềm năng bên cạnh dòng Đường lỏng đã khai thác tốt trong niên độ vừa qua.
TTC Sugar vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I niên độ 2020 - 2021 (1/7/2020 - 30/9/2020). Theo đó, trong kỳ, Công ty ghi nhận doanh thu 3.660 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Trong đó, 97,7% doanh thu đến từ sản phẩm chính là đường là 3.577 tỷ đồng, phần còn lại đến từ hoạt động bán mật đường, bán điện, phân bón và doanh thu khác.
Giá vốn hàng bán tăng nhẹ 6% kéo lợi nhuận gộp của công ty tăng 184% so với cùng kỳ lên 465 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu tài chính trong kỳ giảm mạnh 68% còn 72,5 tỷ đồng do không còn khoản lãi lớn từ thanh lý, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của TTC Sugar vẫn ghi nhận tăng trưởng gấp 2,3 lần cùng kỳ, đạt 138 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế quý I niên độ 2020 - 2021 của doanh nghiệp là 134 tỷ đồng, gấp 3 lần quý I năm ngoái. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ gần 99 tỷ đồng, tăng 161%.
Giải trình nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, TTC Sugar cho biết do sản lượng tiêu thụ và doanh thu tăng qua các kênh; doanh thu thuần tăng 14,95% so với cùng kỳ, tương ứng 476 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tăng tỷ trọng các dòng sản phẩm chất lượng cao, tạo nên giá trị gia tăng lớn trong doanh thu và đặc biệt, Công ty đã có những chính sách phù hợp, kiểm soát tốt chi phí đầu tư, tiết giảm chi phí lãi vay.
Được biết, ĐHCĐ thường niên niên độ 2020-2021 của TTC Sugar diễn ra ngày 28/10 đã thông qua mục tiêu doanh thu 14.358 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với niên độ 2019 - 2020; lợi nhuận trước thuế ước tính tăng 29% từ 512 tỷ đồng lên 662 tỷ đồng.
Như vậy, quý đầu tiên TTC Sugar đã hoàn thành 25% mục tiêu doanh thu và 20% mục tiêu lợi nhuận cả niên độ.
Ngày đặc biệt của 2 tỷ phú Việt: Núi tiền nghìn tỷ đổ về Giá cổ phiếu Techcombank thăng hoa, trong khi Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long báo lãi kỷ lục trong vòng 30 năm. Sự bứt phá của các doanh nghiệp giúp nhiều doanh nhân Việt ghi nhận túi tiền tăng nhanh bất chấp đại dịch. Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long vừa báo lợi nhuận quý III...