Lý giải nguyên nhân bệnh ’sốt bí ẩn’ bùng phát ở Ấn Độ
Chính phủ Ấn Độ đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “ sốt bí ẩn” làm hơn 100 người chết suốt thời gian qua, trong đó có nhiều trẻ em.
Nhân viên y tế kéo bệnh nhân COVID-19 bên ngoài Bệnh viện Guru TegBahadur tại thủ đô New Delhi, ngày 24/4. Ảnh: Reuters
Theo đài Sputnik (Nga), khi các trường hợp sốt bí ẩn gia tăng ở bang Uttar Pradesh, hôm 6/9, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một số khuyến nghị tới chính quyền bang và địa phương về hiện tượng “sốt bí ẩn” dựa trên kết quả điều tra của lực lượng chuyên trách.
Giới chức nhận định hầu hết các ca sốt bí ẩn ghi nhận trong thời gian qua dường như là bệnh sốt xuất huyết, một số ca là bệnh sốt mò (tên khoa học là Scrub Typhus), một căn bệnh gây ra bởi loại vi khuẩn có tên là Orientia tsutsugamushi.
Bệnh sốt mò lây lan sang người thông qua vết cắn của do ấu trùng mò truyền vi khuẩn gây bệnh sang người. Một số trường hợp khác được xác định là bệnh xoắn khuẩn vàng da, do vi khuẩn Leptospirosis gây ra.
Trước đó, chính phủ liên bang đã điều động một lực lượng chuyên trách gồm các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Quốc gia (NCDC) và Chương trình Kiểm soát Dịch bệnh lây truyền qua Vector trung gian Quốc gia (NVBDCP) để điều tra nguyên nhân của đợt bùng phát và những ca tử vong sau đó ở bang Uttar Pradesh.
Video đang HOT
Cho đến nay, hầu hết các trường hợp mắc bệnh sốt bí ẩn đều tập trung tại các huyện Firozabad, Agra, Mainpuri, Etah và Kasganj của bang Uttar Pradesh.Trong đó, huyện Firozabad, nơi ghi nhận ca bệnh đầu tiên, là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Firozabad đã ghi nhận số ca tử vong vì hiện tượng sốt bí ẩn tăng lên tới 51 người. Tổng số ca mắc bệnh trong huyện hiện đã lên tới 430.
Giới chức cũng cho rằng “tình trạng ngập úng, mất vệ sinh là những lý do dẫn đến sự lây lan của dịch bệnh”. Bang Uttar Pradesh, nơi có hơn 200 triệu dân sinh sống trong điều kiện mất vệ sinh, tỉ lệ suy dinh dưỡng cao ở trẻ em và dịch vụ chăm sóc y tế không đảm bảo, thường ghi nhận những trường hợp sốt bí ẩn sau các trận mưa mỗi năm.
Đa số trường hợp tử vong đều bị sốt cao, mất nước và giảm tiểu cầu đột ngột, trong khi nhiều người khác lại có triệu chứng như sốt, nghẹt mũi, cảm lạnh.
Đợt bùng phát bệnh sốt bí ẩn xảy ra trong bối cảnh Ấn Độ đang đứng trước mối lo làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 sẽ bùng phát trên diện rộng. Tính đến ngày 7/9, nước này đã ghi nhận trên 33 triệu ca mắc và vượt ngưỡng 441.000 người tử vong vì COVID-19.
Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong chương trình tiêm chủng tại Ấn Độ
Dữ liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ cho thấy tính đến nay, số lượng nam giới được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại quốc gia này nhiều hơn số lượng nữ giới tới 17%.
Một người đàn ông tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Noida, Ấn Độ. Ảnh: CNN
Theo hãng CNN, Ấn Độ đã tiêm một phần hoặc đủ hai liều cho 101 triệu người đàn ông. Nam giới chiếm 54% trong tổng số người được tiêm chủng tính đến thời điểm này.
Nhiều khu vực, trong đó có thủ đô Delhi và các thành phố lớn như Uttar Pradesh đã phải chứng kiến tình trạng bất bình đẳng giới nghiêm trọng trong chiến dịch tiêm chủng. Chỉ có duy nhất bang Kerala ở phía Nam và bang Chhattisgarh ở miền Trung là tiêm cho nhiều phụ nữ hơn đàn ông.
"Chúng tôi nhận thấy đàn ông, đặc biệt là tại các thị trấn và làng quê lựa chọn tiêm vaccine trước phụ nữ vì họ phải đi làm, trong khi phụ nữ lại bị mặc định làm công việc nội trợ", Prashant Pandya - Giám đốc y tế tại một bệnh viện lớn của chính phủ ở bang Gujarat, miền Tây nước này - nhận định.
Giới chức y tế cho biết những tin đồn sai lệch về vaccine có tác dụng làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và giảm khả năng sinh sản cũng góp phần khiến số lượng phụ nữ muốn đi tiêm ít lại. Bác bỏ những lo ngại, chính phủ cam kết sẽ tăng cường các chương trình nâng cao nhận thức ở vùng nông thôn Ấn Độ để "đảm bảo phụ nữ hiểu tầm quan trọng của vaccine và ưu tiên bản thân trong cuộc đua này".
Hiện Ấn Độ có dân số là 1,3 tỷ người, trong đó số lượng nam giới hơn nữ giới là 6%.
Một số phụ nữ tại các làng quê ở Gujarat và bang Rajasthan lân cận hối thúc chính quyền địa phương triển khai tiêm vaccine tận nhà vì họ không thể để con ở nhà một mình mà đến bệnh viện tiêm.
"Tôi không biết đọc và viết... vậy tôi sẽ đăng ký để được tiêm vaccine như thế nào. Tôi mong muốn chính phủ hãy đem thuốc đến cho chúng tôi", Laxmiben Suthar - một người mẹ 4 con sống tại thị trấn Vadnagar thuộc bang Gujarat - bày tỏ.
Chính sách tiêm chủng của Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng, nhưng cho đến nay chính phủ liên bang vẫn chưa có phản ứng trước lời kêu gọi tiêm chủng đến tận nhà vì vaccine chỉ được cấp phép sử dụng khẩn cấp và người được tiêm cần được theo dõi trong thời gian sau tiêm để các nhân viên y tế có thể xử lý trong trường hợp có bất kỳ phản ứng bất lợi nào.
Dữ liệu của chính phủ cũng cho thấy tốc độ tiêm chủng ở thành thị nhanh hơn so với nông thôn. Đây là kết quả do một phần nguyên các thành phố giàu hơn mua và dự trữ nhiều vaccine hơn các vùng quê.
Ngày 7/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đảo ngược chính sách trước đó và cho biết vaccine sẽ được tiêm miễn phí cho tất cả trưởng thành bắt đầu từ ngày 21/6. Chính phủ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiêm chủng sau khi nhìn ra những bất cập về quy trình đăng ký trực tuyến.
Ấn Độ đã phân phối được 233,7 triệu liều vaccine cho người dân, đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, mới chỉ có 5% trong tổng số 950 triệu người trưởng thành nước này nhận đủ 2 liều vaccine.
Số liệu cập nhật sáng 10/6 của Bộ Y tế Ấn Độ cho thấy nước này đã ghi nhận 6.148 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca tử vong tại nước này lên 359.676 ca. Đây là mức tử vong theo ngày cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này, cao gần gấp 3 lần so với con số được báo cáo trong những ngày gần đây.
Trong khi đó, số ca nhiễm COVID-19 mới tại nước này tiếp tục ở dưới ngưỡng 100.000 ca/ngày trong ngày thứ 3 liên tiếp với 94.000 ca được ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29,18 triệu ca, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ.
Mùa tựu trường muộn do Covid-19 của học sinh Ấn Độ và câu chuyện bất bình đẳng Lần đầu tiên sau gần 18 tháng phải đóng cửa vì đại dịch Covid-19, các trường phổ thông và đại học tại ít nhất 6 bang của Ấn Độ bắt đầu đón học sinh, sinh viên trở lại từ đầu tháng 9. Tuy nhiên, bước đi này diễn ra khá thận trọng bởi chính quyền và người dân vẫn đang lo sợ làn...