Lý giải nguồn cơn xung đột biên giới Trung-Ấn hiện nay

Theo dõi VGT trên

Sau hơn 4 thập kỷ xảy ra một cách nhỏ lẻ và rời rạc, các cuộc đụng độ ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ một lần nữa dẫn đến chế.t người.

Ít nhất 20 binh sỹ Ấn Độ đã thiệ.t mạn.g trong một cuộc đụng độ đẫm má.u với binh sỹ Trung Quốc ngày 15/6 ở thung lũng Galwan, gần Aksai Chin, một khu vực cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tuyên bố chủ quyền nhưng hiện do Trung Quốc kiểm soát. Vẫn chưa rõ phía Trung Quốc có binh sỹ nào thiệ.t mạn.g hay không.

Lý giải nguồn cơn xung đột biên giới Trung-Ấn hiện nay - Hình 1
Sau hơn 4 thập kỷ xảy ra một cách nhỏ lẻ và rời rạc, các cuộc đụng độ ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ một lần nữa dẫn đến chế.t người. Ảnh: PTI

Hai nước hiện đều đang nỗ lực nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng, dù một số thành phần “hiếu chiến” ở cả 2 bên đều đang kêu gọi cần cứng rắn hơn nữa. Về phần mình, Trung Quốc tuyên bố đã đưa binh sỹ và vũ khí tới khu vực trong khi Ấn Độ “kín tiếng” về sức mạnh quân sự của nước này tại đây.

Trung Quốc tuyên bố Aksai Chin là một phần của Tân Cương, trong khi Ấn Độ tuyên bố khu vực này là Ladakh. Đây là khu vực lạnh lẽo, không có người ở, quanh năm tuyết phủ và nhiệt độ dưới 0 độ C ngay cả trong mùa hè. Nằm ở trên dãy Himalaya, với độ cao trung bình 4.200 mét – gần gấp đôi độ cao có thể gây bệnh cho con người, đồng nghĩa với việc bất cứ ai ở trong khu vực Aksai Chin cũng sẽ gặp phải các căn bệnh như mệt mỏi, giảm thích nghi khí hậu hoặc bị đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.

Độ cao và nhiệt độ đóng băng có thể là một phần nguyên nhân dẫn tới con số thiệ.t mạn.g hôm 15/6 của Ấn Độ. Quân đội Ấn Độ ban đầu xác nhận 3 người thiệ.t mạn.g, nhưng sau đó công bố thêm 17 binh sỹ “bị phơi nhiễm nhiệt độ dưới 0 độ C ở địa hình cao khiến họ không chịu nổi các vết thương”.

Trong một cuốn sách về khu vực này, nhà sử học người Anh Neville Maxwell từng mô tả đây là “vùng đất không có một bóng người và thậm chí cả cây cối”. Dù vậy, Ấn Độ và Trung Quốc đã từng đi đến chiến tranh vì khu vực này năm 1962 khiến hàng nghìn người thiệ.t mạn.g ở cả 2 phía.

Kể từ sau cuộc chiến năm 1962 cho tới trước cuộc đụng độ hôm 15/6, khu vực này đã chứng kiến nhiều cuộc giao tranh rời rạc, nhỏ lẻ giữa lực lượng bảo vệ biên giới 2 bên, kéo theo những tuyên bố gay gắt từ cả Bắc Kinh cũng như New Delhi cáo buộc đối phương tìm cách vượt qua đường biên giới.

Vậy vì sao khu vực này lại quan trọng với cả Trung Quốc và Ấn Độ?

Lãnh thổ tranh chấp

Đường kiểm soát thực tế (LAC), một định nghĩa mơ hồ, được phân định từ cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962.

Như Maxwell viết trong cuốn sách “Chiến tranh Trung Quốc của Ấn Độ” (India’s China War), chủ quyền đối với khu vực Aksai Chin cũng luôn là điều không rõ ràng.

Từ thế kỷ 19, Himalaya đã là tâm điểm của sự đối đầu chính trị, quân sự giữa Nga, Anh và Trung Quốc và cả 3 đều tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực khác nhau trong vùng. Việc phi thực dân hóa chỉ càng đem lại sự khó hiểu và rối rắm, đặc biệt là sau khi Pakistan tách khỏi Ấn Độ.

Aksai Chin là một phần thuộc khu vực Kashmir rộng lớn hơn. Sau cuộc chiến đẫm má.u giữa Pakistan và Ấn Độ năm 1947 dẫn tới việc chia tách khu vực này, biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại trở nên mơ hồ.

Ấn Độ tuyên bố Aksai Chin là Ladakh, một vùng lãnh thổ miền núi xa xôi ở phía Đông thung lũng Kashmir. Cho tới cuối năm 2019 khu vực này vẫn là một phần của bang Jammu and Kashmir nằm trong sự kiểm soát của Ấn Độ nhưng có quy chế bán tự trị, một phần của khu vực tranh chấp rộng hơn vốn nằm trong quyền kiểm soát của Ấn Độ sau chiến tranh 1947 với Pakistan.

Video đang HOT

“Trong khi Ấn Độ thừa nhận cái gọi là ‘đường McMahon’, Trung Quốc lại chưa bao giờ chính thức thừa nhận điều này, mà thay vào đó lại lựa chọn ‘các đường biên giới theo tập quán’ vốn đã tồn tại trước đó giữa những người sống sát cạnh nhau suốt hàng thập kỷ trước”, nhà phân tích Larry Wortzel viết trong một báo cáo quân sự Mỹ,

Điều này tạo nên một hiện trạng không rõ ràng tồn tại cho đến ngày nay, cho dù không bên nào hoàn toàn đồng ý về đường biên giới và vẫn thường xuyên cáo buộc nhau vượt qua biên giới hoặc tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình.

Lý giải nguồn cơn xung đột biên giới Trung-Ấn hiện nay - Hình 2
Ảnh: CNN

Chất xúc tác xung đột

Lý do cho cuộc khủng hoảng hiện nay, theo Harsh V. Pant – giáo sư về quan hệ quốc tế tại King’s College, ở London, Anh, có thể xuất phát một phần từ động thái của Ấn Độ cuối năm 2019 hủy bỏ quy chế đặc biệt đối với Jammu và Kashmir, và việc chia tách bang cũ của Ấn Độ làm 2 vùng lãnh thổ.

Theo giáo sư Pant, quyết định của Ấn Độ gây khó khăn cho Trung Quốc. “Khu vực này kết nối Trung Quốc tới Pakistan, nơi họ có hành lang kinh tế. Họ đã lo ngại về việc Ấn Độ hủy bỏ quy chế đặc biệt cũng như Ấn Độ đang nhìn nhận Ladakh một cách chiến lược. Họ cũng lo ngại về việc xây dựng cơ sở hạ tầng”, ông Pant nói.

Cuộc khủng hoảng lớn gần đây nhất trong khu vực, liên quan tới lãnh thổ tranh chấp Doklam năm 2017, cũng liên quan tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

“Trước đó, Trung Quốc thường là bên xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng giờ Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng dọc đường biên giới”, Pant nói thêm.

Bất cứ sự mở rộng nào của Ấn Độ cùng các động thái của New Delhi trong khu vực đều có thể đ.e dọ.a mục tiêu địa chiến lược của Trung Quốc ở Trung Á, theo Happymon Jacob, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm chính trị quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru ở Delhi.

“Trung Quốc đã đầu tư hơn 60 tỷ USD vào hành lang kinh tế với Pakistan”, ông nói, đồng thời cho biết thêm, đây là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch phát triển và thương mại Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Năm 2019, Ấn Độ đã hoàn tất một con đường mới có thể vận hành trong mọi điều kiện thời tiết, chạy gần tới LAC. Mục đích của con đường này là hỗ trợ binh sỹ dọc biên giới, cho phép họ được tiếp vận bởi tuyến đường từ Daulat Beg Oldi, sân bay cao nhất thế giới (so với mặt nước biển). Đây sẽ là sự trợ giúp quan trọng nếu Ấn Độ có ý định củng cố thêm các vị trí của mình hoặc xây dựng các chốt quân sự trên biên giới.

“Các tín hiệu cho thấy, sự điều động của Trung Quốc gần đây là một phản ứng đối với con đường mới [của Ấn Độ], điều mà họ coi là một sự thay đổi trong hiện trạng ở LAC”, Aidan Milliff, một chuyên gia về bạo lực chính trị và Nam Á tại Viện Kỹ thuật Massachusetts, nói.

“Hiện trạng là điều có thể chịu đựng được đối với cả 2 nước – hoặc ít nhất, sự “khó chịu” của 2 bên đối với hiện trạng cũng không nhiều tới mức họ sẽ chấp nhận cái giá không nhỏ để thay đổi nói”, theo Milliff.

Khó xảy ra xung đột quân sự

Nhiều người lo ngại về việc điều động binh sỹ tiềm tàng ở cả 2 phía. Tuy nhiên, bất cứ cuộc xung đột quân sự nào trong khu vực cũng sẽ đặc biệt khó xảy ra.

Nơi xảy ra cuộc đối đầu mới nhất, thung lũng Galwan, là một cao nguyên tương đối thấp, nơi các binh sỹ có thể di chuyển dễ dàng hơn. Đây cũng là vị trí của cuộc xung đột dẫn đến chiến tranh năm 1962.

Các điều kiện trong mùa đông – lạnh gay gắt và tuyết rơi dày – có thể khiến cho một khu vực như vậy trở nên rất khó tiếp cận, tuy nhiên nó cũng đồng nghĩa với việc điều động quân sự cũng rất khó khăn. Ngay cả trong mùa hè, dù các điều kiện tốt hơn, thì độ cao, thời tiết và nhiệt độ có thể khiến cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn, ngay cả với việc điều động đơn giản hay tiếp vận, chứ chưa nói đến một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn.

“Cả Quân đội Ấn Độ và Quân đội Trung Quốc đều nhận thức rõ việc hoạt động ở độ cao trên 4.000 mét có thể làm thay đổi gần như mọi khía cạnh trong tác chiến. Các binh sỹ sẽ mất nhiều ngày để thích nghi khí hậu ở bất cứ độ cao nào trên 2.400 mét, vì thế tỷ lệ mà quân tăng viện đến có thể chậm hơn so với tốc độ của các phương tiện vận chuyển của họ”, Milliff, chuyên gia MIT viết trong tác phẩm “Cuộc chiến trên cao độ” (War on the Rocks) đầu tháng này.

Rủi ro của việc di chuyển lên độ cao quá nhanh cũng có thể vô cùng khủng khiếp, ngay cả đối với các binh sỹ trẻ khỏe, như tổn thương phổi hay phù nề não.

“Trong chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962, một số đơn vị Ấn Độ đã bỏ qua quá trình thích nghi khí hậu và tiến thẳng tới tầm cao đáng kể ở Kashmir và Sikkim. Gần 15% binh sỹ trong các đơn vị đó đã bị phù nề phổi dẫn tới t.ử von.g”, Milliff viết.

Ở độ cao tới 4.000 mét, mọi thứ cũng đều khó vận hành chứ không chỉ riêng vấn đề sức khỏe. Các động cơ diesel sẽ khó vận hành, trực thăng phải giảm trọng tải, và khối lượng tiếp vận cũng khó được đảm bảo. Ngay cả việc bắ.n sún.g cũng trở nên khó khăn hơn, khi mà pháo và sún.g cầm tay đều cần phải có tầm nhìn đặc biệt trong không khí loãng.

“Cho dù tầm cao không phải là một vấn đề, thì địa hình dọc biên giới Trung-Ấn vẫn gây phức tạp cho các chiến dịch quân sự. Himalaya không bằng phẳng như các mặt trận trung tâm ở châu Âu hay có địa hình cần thiết khả quan cho xe tăng như các sa mạc ở Iraq hay dọc biên giới phía Tay Ấn Độ với miền nam Pakistan”, Milliff nói.

Với việc Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm cách khôi phục các thỏa thuận giảm căng thẳng, sự chú ý giờ sẽ chuyển hướng sang các nhà lãnh đạo ở New Delhi và Bác Kinh và liệu họ có thể tránh được một cuộc đụng độ nhỏ hiện nay vượt khỏi tầm kiểm soát và trở thành một cuộc xung đột khó khăn và tốn kém hay không

Chuyên gia: Trung Quốc phạm sai lầm lớn nếu gây chiến với Ấn Độ

Trung Quốc có thể nghĩ rằng dễ dàng áp dụng chiến lược "lát cắt salami" như ở Biển Đông trong vấn đề tranh chấp biên giới với Ấn Độ, nhưng đó sẽ là sai lầm lớn.

Chuyên gia: Trung Quốc phạm sai lầm lớn nếu gây chiến với Ấn Độ - Hình 1

Quân đội Ấn Độ ngày nay rất khác so với cách đây 50 năm.

Trung Quốc thời gian qua đang thể hiện sự cứng rắn trên khắp các mặt trận, với nghị quyết về luật an ninh riêng cho Hong Kong, tăng cường hành động phi pháp ở Biển đông và mở rộng hoạt động diễn tập quân sự nhằm mục đích thu hồi đảo Đài Loan.

Nhưng chuyên gia Michael Rubin, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện là học giả tại Viện Doanh nhân Mỹ (AEI), nhận định trên tạp chí National Interest, rằng căng thẳng biên giới Trung-Ấn mới là cuộc khủng hoảng có nguy ngơ biến thành xung đột quân sự nhất.

Trung Quốc và Ấn Độ đã nhiều lần xảy ra chiến tranh biên giới trong quá khứ. Ngày 20.10.1962, quân Trung Quốc từ nhiều hướng bất ngờ tấ.n côn.g ồ ạt dọc tuyến McMahon. Đây là ranh giới được xác định trong hội nghị Simla năm 1914 do Anh tổ chức, lấy tên của quan chức Anh Sir Henry McMahon. Trung Quốc từ chối ký hiệp định, coi ranh giới McMahon là vô giá trị.

Cuộc chiến năm đó được coi là thành công lớn khi Trung Quốc nắm quyền kiểm soát cao nguyên Aksai Chin, buộc Ấn Độ phải đán.h giá lại chiến lược phòng thủ biên giới.

Ở vùng Ladakh do Ấn Độ kiểm soát thuộc Kashmir, Trung Quốc cũng mở chiến dịch tấ.n côn.g vào năm 1962. Kashmir chủ yếu được biết đến là vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.

Nhưng ít người biết rằng Trung Quốc cũng kiểm soát 17% diện tích Kashmir, tương đương bang Massachusetts ở Mỹ.

Gần đây, các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc liên tục chạm trán nhau ở Ladakh và cao nguyên Sikkim. Một vài cuộc ẩu đả xảy ra khiến các binh sĩ hai bên bị thương.

Chuyên gia: Trung Quốc phạm sai lầm lớn nếu gây chiến với Ấn Độ - Hình 2

Ấn Độ quyết không nhượng bộ Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biên giới.

Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc tìm cách cải tạo cơ sở hạ tầng, gia cố phòng tuyến ở vùng tranh chấp. Ngược lại, Trung Quốc coi việc Ấn Độ cải thiện năng lực hậu cần, mở rộng xây đường sá ở khu vực tranh chấp là điều đáng lo ngại.

Ngoài ra, cách định nghĩa Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước có những khác biệt nên binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên tuần tra vượt ranh giới.

Tuy nhiên, chuyên gia Rubin nhận định, tình hình trên thực địa đã hoàn toàn thay đổi so với năm 1962, Trung Quốc không thể tìm cách gây hấn để đạt mục đích.

Lý do là vì vị thế của Ấn Độ ngày nay đã rất khác. New Delhi không phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học như Bắc Kinh.

Suốt một thời gian dài Trung Quốc áp dụng chính sách một con khiến dân số bắt đầu giảm, tình trạng lão hóa tăng nhanh, tiềm lực kinh tế suy yếu.

Kể từ năm 1974, Ấn Độ chính thức gia nhập nhóm các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Quân đội Ấn Độ hoàn toàn tự chủ trong việc sản xuất các trang thiết bị vũ khí, bao gồm cả xe tăng T-90 và tên lửa Brahmos, theo hợp đồng ký với Nga.

Dù còn gặp nhiều vấn đề trong nước, kinh tế Ấn Độ đã cải thiện rõ rệt so với cách đây 50 năm, sẵn sàng trở thành chuỗi cung ứng mới của thế giới thay Trung Quốc.

Thế giới ngày nay cũng thay đổi. Khi Trung Quốc gây hấn với Ấn Độ, Tổng thống Mỹ khi đó là John F. Kennedy mới bắt đầu cân nhắc cấp vũ khí cho Ấn Độ. Kết quả là quá muộn màng. Lập trường trung lập của Mỹ khiến Ấn Độ quay sang hợp tác với Liên Xô.

Ngày nay, quan hệ Án Độ - Mỹ được nâng cao hơn bao giờ hết, tạo nên triển vọng Ấn Độ mua vũ khí Mỹ.

Chuyên gia Rubin đán.h giá chiến lược "lát cắt salami" mà Trung Quốc áp dụng ở Biển Đông sẽ không có tác dụng đối với Ấn Độ.

Chuyên gia Rubin so sánh viễn cảnh xung đột Trung-Ấn giống như sự can thiệp của Nga vào miền đông Ukraine. Kết quả là Nga bị tổn thất kinh tế nặng nề, rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".

Sự can thiệp của Trung Quốc ở biên giới Ấn Độ một mặt sẽ phải hứng chịu sự đáp trả mạnh mẽ từ New Delhi. Mặt khác, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dễ dàng bỏ qua cơ hội này để làm suy yếu Trung Quốc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'
13:28:42 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Mỹ và Đức rút nhân viên ngoại giao ở Liban về nước
10:06:15 30/09/2024
Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
09:04:05 30/09/2024
Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"
06:59:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Những phát ngôn khó "gột rửa" nhất
06:34:25 01/10/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?

06:02:47 01/10/2024
Tuy nhiên, nguồn tin phủ nhận thông tin cho rằng Giám đốc HUR sẽ theo bước cựu tướng cấp cao của Ukraine, ông Valery Zaluzhny, là được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài.

Nhật Bản: Chủ tịch LDP ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn

06:00:47 01/10/2024
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba chính thức được bầu làm Chủ tịch LDP trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 vừa qua, trong lần tranh cử thứ 5 vào vị trí này.

Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng gia nhập BRICS

05:49:32 01/10/2024
Vì thế, việc tham gia BRICS, một trong những tổ chức quan trọng của hệ thống đa phương toàn cầu trong tương lai, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao thêm năng lực đối ngoại và vai trò của mình.

Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD

05:43:30 01/10/2024
Mặc dù nguồn gốc chính xác của vòng cổ không được ghi lại, nhưng nhà đấu giá tin rằng món đồ cổ này chỉ có thể được làm cho Hoàng gia hoặc một quý tộc cao cấp.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh

21:18:18 30/09/2024
Giới quan sát nhận định thỏa thuận ngày 29/9 không chỉ trao cho ông Saar cơ hội để khôi phục sự nghiệp chính trị, mà còn giúp mở rộng liên minh đa số của Thủ tướng Netanyahu lên 68 ghế trong Quốc hội gồm 120 ghế.

Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

21:14:28 30/09/2024
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

20:49:09 30/09/2024
Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

20:31:33 30/09/2024
Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

20:07:33 30/09/2024
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ

20:05:53 30/09/2024
Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.

Có thể bạn quan tâm

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải

Du lịch

09:34:37 01/10/2024
Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km, cách Thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc.

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ truy tố anh em chủ đậu phộng Tân Tân

Pháp luật

09:29:13 01/10/2024
Các bị cáo là Trần Quốc Tân (SN 1963, Giám đốc Công ty cổ phần Tân Tân) và Trần Quốc Tuấn (SN 1968, thành viên HĐQT công ty, em trai ông Tân).

5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Triệu Lệ Dĩnh: Tạo hình kinh điển 8 năm trước xứng đáng phong thần

Hậu trường phim

09:22:29 01/10/2024
Bắt đầu đặt chân vào làng giải trí từ năm 2006, sau 18 năm hoạt động, Triệu Lệ Dĩnh đã từng bước đưa bản thân lên vị trí của một trong những minh tinh hàng đầu màn ảnh Hoa ngữ.

Chàng trai Việt 2 lần tìm hào quang show "sống còn", nói gì về làn sóng anh trai tại Việt Nam?

Nhạc quốc tế

09:15:59 01/10/2024
Lần nữa trở lại một show sống còn có quy mô quốc tế, đấu trực tiếp với các tài năng đến từ nhiều quốc gia, CONGB khiến fan đứng ngồi không yên.

Giang Hồng Ngọc: "Tôi nghĩ mình không còn gì để mất nữa nên chẳng việc gì phải sĩ diện hay mắc cỡ"

Tv show

08:44:16 01/10/2024
Giang Hồng Ngọc cho biết, cô rất thích bản thân mình ở thời điểm này. Cô cảm thấy bình yên và chính sự bình yên đó mang đến chiều sâu và cảm xúc chân thật trong giọng hát của nữ ca sĩ.

Ngày này rồi cũng đến: Giới trẻ mê nghệ sĩ Việt, các concert thuần Việt "cháy vé" vì sức hút của idol quốc nội!

Nhạc việt

08:41:19 01/10/2024
Liên tiếp các concert có quy mô lên đến hơn 20 nghìn khán giả được tổ chức thành công cho thấy tín hiệu đáng mừng của thị trường giải trí nội địa.

'Độc đạo' tập 14: Hồng và Khương chạy trốn sau khi Dương 'cơ bắp' chế.t

Phim việt

08:34:36 01/10/2024
Trong Độc đạo tập 14, sau khi đẩy Dương cơ bắp xuống vực sâu, anh em Hồng - Khương chạy về bản Mộc để trốn sự truy lùng của giới giang hồ.

Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17

Tin nổi bật

08:18:31 01/10/2024
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Người đẹp ăn chay trường đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Trái đất 2024

Sao việt

08:08:20 01/10/2024
Top 10 Miss Earth Vietnam 2023 Cao Ngọc Bích sẽ đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Trái đất lần thứ 24 ở Philippines.

Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy

Sao âu mỹ

07:49:36 01/10/2024
Tiểu thư danh giá của tập đoàn Hilton - Paris Hilton nhận được chú ý của dư luận khi những bức ảnh của cô tại bữa tiệc trắng do ông trùm Diddy tổ chức nhiều năm trước bất ngờ được đào lại .

Sao Hàn 1/10: Lisa bị gọi là 'nữ hoàng hát nhép', V BTS đẹp trai nhất thế giới

Sao châu á

07:29:16 01/10/2024
V BTS đã giành được danh hiệu danh giá Người đàn ông đẹp trai nhất thế giới năm 2024 . Lisa bị chỉ trích vì hát nhép ca khúc về bạn trai tỷ phú