Lý giải động thái bán mạnh của nhóm tự doanh khiến thị trường “bay” chục điểm: Khi các tay chơi “arbitrage” vào cuộc
Việc đồng lòng bán mạnh cổ phiếu của nhóm tự doanh trong chuỗi 9 phiên giảm điểm liên tục vừa qua liệu có phải là dấu hiệu cắt lỗ của nhóm CTCK hay đây là cơ hội kiếm tiền mới của các nhà cái?
Phiên giao dịch ngày 21/11 đóng cửa với việc thị trường giảm điểm mạnh trong phiên ATC, trong đó các mã trụ, chiếm tỷ trọng lớn trong VN30 đột ngột bị bán mạnh. Thống kê cuối ngày cũng cho thấy khối Tự doanh các CTCK đã ra tay bán ròng hơn 800 tỷ đồng, trong đó nhóm VN30 bị khối này bán ròng hơn 760 tỷ. Cũng theo thống kê, đây là phiên bán ròng đầu tiên sau chuỗi 8 phiên mua ròng liên tiếp của khối tự doanh. Việc đồng lòng bán mạnh cổ phiếu của nhóm tự doanh trong chuỗi 9 phiên giảm điểm liên tục vừa qua liệu có phải là dấu hiệu cắt lỗ của nhóm CTCK hay đây là cơ hội kiếm tiền mới của các nhà cái?
Đánh Arbitrage như thế nào?
Kiếm lời chênh lệch giá (Arbitrage) là một thuật ngữ quan trọng trong kinh tế và tài chính. Nó được hiểu là hoạt động đầu cơ kiểm lời do có sự chênh lệch giá giữa hai thị trường: nhà đầu cơ mua hàng ở nơi giá rẻ và bán ngay tức khắc ở nơi giá cao, hưởng chênh lệch với rủi ro hầu như không có.
Đối với VN30Index và VN30F1M (VN30F1911), cơ hội thực hiện arbitrage xuất hiện khi điểm chỉ số phái sinh VN30F1M cao hơn so với điểm chỉ số cơ sở VN30Index. Khi đó, nhà cái sẽ thực hiện mua danh mục chứng khoán VN30 theo đúng tỷ lệ của chỉ số và bán (Short) chỉ số phái sinh VN30F1M. Với kỳ vọng trong ngắn hạn, mức chênh lệch giữa VN30Index với VN30F1M sẽ thu hẹp để nhà cái có thể thu về lợi nhuận (take profit) thông qua việc bán danh mục VN30Index và đóng vị thế Short VN30F1M.
Khi ngày đáo hạn của VN30F1911 gần kề (21/11/2019 – ngày thứ Năm thứ 3 mỗi tháng), cơ hội đánh arbitrage sẽ càng chắc ăn hơn do giá thanh toán của VN30F1M sau khi đáo hạn hợp đồng sẽ được tính bằng điểm chỉ số cơ sở là VN30Index. Khi đó, nhà cái sẽ tập trung mua danh mục VN30 và đồng thời xây vị thế Short trước ngày giao dịch cuối cùng (21/11/2019) từ 3 ngày trở lên. Với điều kiện vô cùng thuận lợi khi 07 ngày giao dịch liền trước ngày 21/11/2019, điểm chỉ số phái sinh VN30F1911 luôn cao hơn điểm chỉ số VN30Index, nhà cái có thể xây vị thế và đợi đáo hạn.
Do đó, điểm nổ chốt lãi (take profit) của nhà cái rơi toàn bộ vào phiên ATC ngày 21/11/2019 khi họ đồng loạt thoát vị thế cơ sở (bán danh mục VN30) và ko cần phải đóng vị thế phái sinh (không thực hiện Long). Như vậy, sau phiên giao dịch, nhà cái sẽ thu tiền vốn từ việc bán danh mục VN30 và tiền thanh toán lãi cho các vị thế SHORT phái sinh nắm giữ tới đạo hạn (phần lãi từ phái sinh chắc chắn sẽ cao hơn phần thua lỗ từ bán danh mục VN30 do các vị thế này được xây khi chênh lệch dương trước đó).
Video đang HOT
Ước tính quy mô chứng khoán cơ cấu VN30 mà các CTCK bán tương ứng khi giao dịch arbitrage.
Với mức chênh lệch giữa VN30Index và VN30F1911 trong 2 tuần qua duy trì quanh 4-8 điểm chỉ số, sau khi trừ đi các chi phí thì các CTCK nếu tham gia vào cuộc chơi này đã có thể thu về mức lợi suất khoảng 0,5% trên 760 tỷ VNĐ bán ròng danh mục VN30 hôm nay, tương đương khoảng 38 tỷ VNĐ.
Nhà đầu tư cá nhân đánh Arbitrage ra sao?
Với phần đông các nhà đâu tư cá nhân nhỏ lẻ với quy mô NAV từ 5-10 tỷ trở xuống có thể tham gia đánh arbitrage hết sức đơn giản. Hiện trên sàn có mã ETF E1VFVN30 tracking chỉ số VN30INDEX, nhà đầu tư cá nhân thay vì thực hiện mua 30 mã thì có thể mua duy nhất một mã chứng chỉ quỹ ETF E1VFVN30 và short VN30F1M khi phát sinh chênh lệch đủ lớn.
Ví dụ, tại một thời điểm trong ngày khi cơ hội phát sinh, giá hợp đồng phái sinh VN30F1M có giá là 900 điểm trong khi VN30Index có giá trị 890 điểm, và giá mỗi CCQ E1VFVN30 tương đương 15.000 VNĐ/CCQ (iNAV ~ 15.000 VNĐ/CCQ), nhà đầu tư có thể Short 100 hợp đồng với giá trị danh nghĩa là 100*900*100.000 = 9 tỷ VNĐ. Tương ứng, Nhà đầu tư sẽ thực hiện mua vào số lượng CCQ ETF là: 9 tỷ/ 15.000 = 600.000 CCQ. Tới ngày đáo hạn, Nhà đầu tư chỉ cần bán toàn bộ 600.000 CCQ tại giá ATC và nắm giữ 100 hợp đồng qua đáo hạn thì chắc chắn nhà đầu tư sẽ lãi được 10 điểm chênh lệch khi mở vị thế. Tiền lãi trước phí thu về tương đương 10 điểm * 100.000*100 = 100 triệu VNĐ.
Nhà đầu tư cần lưu ý rằng giá chứng chỉ quỹ cần bám sát giá trị iNAV của ETF đó thì giao dịch arbitrage mới thật sự hiệu quả. Trường hợp nhà đầu tư cá nhân muốn thực hiện game arbitrage với quy mô tiền lớn thì việc giao dịch thông qua chứng chỉ quỹ ETF khó có thể hiệu quả. Do đó, nhà đầu tư cá nhân cần xem xét thực hiện với lô chứng khoán cơ cấu tương tự như cách thức các CTCK có thể đã làm như ở phần đầu.
Hồng Ngân
Theo Trí thức trẻ
Phiên 22/11: VN30 bị bán quá đà, VN-Index tiếp tục lao dốc
Sau phiên giao dịch đỏ lửa hôm qua, sáng nay thị trường cổ phiếu đã đón nhận dòng tiền tích cực đầu phiên. Tuy nhiên, áp lực bán vẫn bị đẩy mạnh vào cuối phiên sáng và cả phiên chiều khiến cho chỉ số VN-Index lao dốc mất hơn 10 điểm.
Phiên sáng không giữ được bình tĩnh
Ngay sau khi mở cửa phiên sáng, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn VN30 đã bật tăng đồng loạt, giúp cho chị số VN-Index giao dịch trong sắc xanh. Tuy không có nhiều mã tăng cao nhưng VN30 chỉ còn 3 mã đứng dưới tham chiếu, còn lại đều tăng giá, giúp VN-Index tăng lên gần sát mốc 1000 điểm, giao dịch quanh mức 998 điểm.
Không khí giao dịch đầu phiên sáng khác hẳn phiên chiều qua ảm đạm và nhiều mã giảm "sốc" trong đợt khớp ATC. Tuy nhiên, đến cuối phiên sáng nhiều nhà đầu tư đã nóng vội chốt lời sớm, khiến nhóm VN30 lại đồng loạt quay đầu đi xuống. Một số mã đánh mất sắc xanh, một số thu hẹp biên độ tăng, còn VN-Index khiing còn đứng được trên sắc xanh.
Gây áp lực lớn trên HOSE là các "ông lớn" VHM mất 2,94% xuống 92.500 đồng/CP; VCB giảm 1,6% xuống 86.100 đồng/CP; VRE giảm 2,86% xuống 34.000 đồng/CP; HVN giảm 2,6% xuống 33.900 đồng/CP; CTD giảm 2,8% xuống 66.100 đồng/CP; BID giảm 0,9% xuống 40.850 đồng/CP; PLX giảm 0,8% xuống 59.200 đồng/CP; giảm nhẹ dưới 0,5% là MSN, CTG, MWG ... ROS giảm 1% xuống 24.750 đồng/CP, khớp gần 10,8 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu VN30 tiếp tục giảm mạnh và khớp cao, khiến VN-Index lao dốc.
Nhóm VN30 hỗ trợ cho thị trường phiên sáng như: SAB tăng 1,6% lên 244.500 đồng/CP; HPG tăng 1,1% lên 22.250 đồng/CP, VIC tăng 0,8% lên 116.200 đồng/CP; cùng tăng dưới 1% có NVL, VPB, BVH, FPT, GAS ... Còn VNM, TCB, MBB, VJC và EIB về tham chiếu.
Đóng cửa phiên sáng, với 101 mã tăng và 204 mã giảm, VN-Index giảm 4,75 điểm xuống 983,14 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 103,4 triệu đơn vị, giá trị 2.137,3 tỷ đồng, tăng 15% về khối lượng và tăng 6% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
Phiên chiều "bổn cũ soạn lại"
Bước vào phiên giao dịch chiểu chiều, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn nhận được lực cầu bắt đáy nhẹ, một số mã đảo chiều đi lên hỗ trợ chỉ số VN-Index bật lên tham chiếu. Tuy nhiên cũng chỉ được ít phút đầu phiên chiều, VN-Index cũng vừa chớm xanh đã bị lực cung đẩy mạnh vào thị trường khiến hàng loạt mã bluechip đảo chiều mất giá, kéo theo hàng loạt mã cổ phiếu nhóm nhỏ và vừa cùng lao xuống sắc đỏ. Chỉ sau một giờ mở cửa phiên chiều, chỉ số VN-Index đã lao thẳng xuống mốc 971 điểm.
Đến mức điểm này, nhà đầu tư trấn tĩnh hạn chế bán mạnh cổ phiếu trong mức giá thấp, VN-Index có khoảng thời gian đi ngang và bật nhẹ cuối phiên. Như vậy, cả phiên sáng và chiều đều chị lực cung mạnh vào cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng khi kết phiên chiều chỉ còn 3 mã tăng nhẹ là VPB, EIB và STB. Các mã còn lại trong nhóm này lại mất giá sâu như: VCB giảm 2,3% xuống mức 85.500 đồng/CP; TCB giảm 1,9% xuống 23.050 đồng/CP; BID giảm 2,4% xuống 40.200 đồng/CP; CTG giảm 0,9% xuống 21.100 đồng/CP. Các mã này đều nới biên độ giảm so với phiên sáng.
Các cổ phiếu bluechip khác cũng giảm mạnh như: VHM giảm 1,9% xuống 93.500 đồng/CP; MSN giảm 1,4% xuống 70.500 đồng/CP; HVN giảm 2,90% xuống 33.800 đồng/CP; SAB đảo chiều giảm mạnh 2,5% xuống 235.000 đồng/CP; VRE giảm 0,6% xuống 34.800 đồng/CP; GAS đảo chiều từ sắc xanh xuống giảm 1% xuống 103.100 đồng/CP; cũng tương tự mã VNM mất 0,4% xuống 121.500 đồng/CP; ROS thu hẹp biên độ giảm nhưng vẫn mất 0,2% xuống 24.950 đồng/CP, thanh khoản cao nhất thị trường với 33,25 triệu đơn vị khớp.
Đóng cửa phiên chiều, sàn HOSE có đến 21 mã giảm, còn 7 mã VN30 tăng giá. Nhưng hầu hết các mã tăng dưới 1%. Trong đó có VIC tăng chỉ 0,8% lên 116.200 đồng/CP, cùng sắc xanh VPB, HPG, EIB, BVH, STB, DPM.
Hôm nay cũng là ngày giao dịch không tích cực ở nhóm cổ phiếu thị trường. Áp lực bán nhóm vốn hoá lớn đã đè lên diễn biến chung toàn thị trường. Các mã vốn hỗ trợ thị trường và khớp lệnh cao hôm nay cũng lao dốc như: ASM, DXG, PVD, DLG, ITA...
Trong đó, HSG thanh khoản cao đến hơn 10,14 triệu đơn vị, nhưng giá khớp lại giảm sàn 7.610 đồng/CP; cùng gaimr sàn còn có HAI và khớp cao đến 3,19 triệu đơn vị; LDG cũng giảm sàn và khớp trên 2,16 triệu đơn vị; TSC giảm sàn còn dư bán sàn gần 1,45 triệu đơn vị.
Chốt phiên cuối tuần, với 90 mã tăng và có tới 243 mã giảm, VN-Index giảm 10,11 điểm tương đương giảm 1,02%, xuống 977,78 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 230,36 triệu đơn vị, giá trị 5.620,9 tỷ đồng, tăng hơn 7% về lượng và tăng nhẹ về giá trị so với phiên hôm qua.
Trên sàn HNX hôm nay cũng chịu áp lực bán giống HOSE. Đầu phiên sáng chỉ số HNX-Index còn giao dịch trong sắc xanh nhạt, nhưng cuối phiên sáng và phiên chiều chỉ số này đều lao dốc.
Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, trong đó có nhóm ngân hàng là tác nhân chính gây ra diễn biến xấu của chỉ số. Cụ thể, ACB giảm mạnh 3,3% xuống 23.200 đồng/CP, khớp cao nhất sàn với 3,36 triệu đơn vị; SHB giảm 1,5% xuống 6.400 đồng/CP, khớp thứ 3 trên HNX với 2,27 triệu đơn vị; PVS giảm 2,2% xuống 18.000 đồng/CP, khớp thứ 2 trên sàn 2,46 triệu đơn vị; DGC giảm 1,1% xuống 26.700 đồng/CP; PVI giảm 1,3% xuống 31.400 đồng/CP; VCS -3,3% xuống 84.000 đồng/CP.
Chốt phiên cửa, sàn HNX với 28 mã tăng và 51 mã giảm, HNX-Index giảm 1,66 điểm tương đương với giảm 1,58% xuống 103,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 23,23 triệu đơn vị, giá trị 318,73 tỷ đồng.
Thị trường UPCoM hôm nay cũng diễn biến giống 2 sàn niêm yết. Đầu phiên sáng chỉ số UpCoM-Index tăng nhẹ, nhưng đóng cửa phiên sáng và chiều đều mất điểm. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,17 điểm xuống 56,4 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,39 triệu đơn vị, giá trị 131 tỷ đồng.
Theo kinhtedothi.vn
Phiên chiều 22/11: Vỡ mộng Thị trường tiếp tục nuôi hy vọng cho nhà đầu tư khi sắc xanh le lói ngay khi bước vào phiên chiều, nhưng áp lực bán nhanh chóng gia tăng và lan tỏa khiến VN-Index cắm đầu đi xuống. Thị trường đang trên đường tiến bước sau 2 phiên giảm khá sâu nhờ sự hồi phục và dẫn dắt khá tốt của nhóm...