Lý giải con đường lây truyền Covid-19 qua giáo phái Tân Thiên Địa
Tiết lộ của chính người trong cuộc và các tài liệu nội bộ đã hé lộ việc Covid-19 có thể lây truyền qua giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa) như thế nào trước khi bùng phát mạnh ở Hàn Quốc.
Giáo phái Tân Thiên Địa đang là tâm điểm chú ý của dư luận khi dịch Covid-19 bùng phát dữ dội tại Hàn Quốc, đặc biệt tại thành phố miền nam Daegu. Nhà chức trách sở tại tin rằng, phần lớn các ca dương tính với virus nguy hiểm trong nước là những người đã tham gia một lễ cầu nguyện của Tân Thiên Địa hoặc từng tiếp xúc với những người dự sự kiện đó.
Đại hội thường niên của giáo phái Tân Thiên Địa ở Gwacheon, Hàn Quốc ngày 21/1/2020. Ảnh: CNN
Duhyen Kim, cựu tín đồ Tân Thiên Địa đã kể về những quy định đặc biệt của giáo phái, được tin là tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh lây lan nhanh và mạnh trong cộng đồng. Theo Kim, Tân Thiên Địa duy trì hình thức điểm danh và mọi tín đồ phải dùng một tấm thẻ đặc biệt để vào, ra các buổi tụ họp của giáo phái. Bất kỳ sự vắng mặt nào cũng bị ghi chép và theo dõi sau đó.
Anh Kim giải thích, ngay cả khi tín đồ Tân Thiên Địa bị ốm, họ vẫn phải đi lễ theo quy định. Nếu tín đồ quá ốm không thể đi lễ vào một ngày bất kỳ, họ sẽ phải thu xếp đi lễ bù vào những ngày tiếp theo trong tuần.
Tân Thiên Địa còn bị chỉ trích vì tổ chức các buổi cầu nguyện trên sàn nhà, nơi các tín đồ phải ngồi ép sát nhau để có thể tối đa hóa số lượng người tham gia trong không gian chật hẹp của họ. Hơn thế nữa, anh Kim và những cựu thành viên khác của giáo phái xác nhận, các tín đồ cũng không được phép đeo bất kỳ thứ gì trên mặt, kể cả kính hay khẩu trang trong thời gian cầu nguyện, ngay cả khi dịch Covid-19 đang hoành hành. Các lãnh đạo giáo phái nói, che mặt là bất kính với Chúa.
Chân dung vị giáo chủ quyền lực
Kim là người gốc Nam Phi. Anh tâm sự với hãng thông tấn CNN rằng, anh gia nhập Tân Thiên Địa vào năm 2006, khi mới là chàng sinh viên 19 tuổi vừa đến Hàn Quốc du học. Ban đầu, những bạn học giấu anh là thành viên giáo phái, ngấm ngầm chiêu mộ và sau 18 tháng giới thiệu anh vào một nhóm nghiên cứu Kinh thánh, rồi dần dần đưa anh vào thế giới tôn giáo của họ.
Kỹ năng tiếng Anh tốt giúp Kim nhanh chóng thăng tiến trong tổ chức. Đến năm 2011, anh đã trở thành giám đốc phụ trách các vấn đề quốc tế và phiên dịch riêng cho người sáng lập và cũng là lãnh đạo của Tân Thiên Địa Lee Man-hee.
Theo Kim, giáo chủ Lee thậm chí đã gả con gái cho anh. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hầu như ngày nào cũng cận kề người đàn ông được tôn xưng như thánh bên trong Tân Thiên Địa, Kim bắt đầu vỡ mộng và từ bỏ giáo phái vào năm 2017.
Video đang HOT
Giáo chủ Lee (vest trắng, giữa) tại một sự kiện quốc tế của Tân Thiên Địa. Ảnh: CNN
Kể từ khi được thành lập ở Hàn Quốc vào ngày 14/3/1984, Tân Thiên Địa hoạt động dựa vào các quyết định của giáo chủ tối cao Lee. Theo lời anh Kim, giáo phái coi ông ta là hiện thân thứ hai của Chúa Jesus. Bản thân giáo chủ Lee cũng tự nhận mình là nhà tiên tri gánh vác trách nhiệm của Chúa. Ông ta thuyết phục các tín đồ tin mình là người trường sinh bất tử và những người đi theo ông ta cũng sẽ được hưởng sự “bất tử về xác thịt” như vậy.
Hiện không có mấy thông tin về quá khứ của giáo chủ Lee. Trang web chính thức của Tân Thiên Địa có ghi, ông Lee sinh ngày 15/9/1931 ở Cheongdo, miền nam Hàn Quốc. Ông Lee được mô tả là “giác ngộ tôn giáo” từ khi còn nhỏ và thường cùng ông của mình cầu nguyện nhưng chưa bao giờ đi nhà thờ.
Các cuộc tụ họp quốc tế và con đường lây lan Covid-19
Tân Thiên Địa tuyên bố, giáo phái hiện có khoảng 245.000 thành viên với hơn 31.000 người là công dân nước ngoài. Một tài liệu lưu hành nội bộ từ năm 2017, do các cựu thành viên giáo phái cung cấp viết, Tân Thiên Địa có hàng chục giáo xứ ở Trung Quốc và 8 chi nhánh ở Mỹ, với nhà thờ ở Los Angeles là lớn nhất với hơn 1.000 tín đồ.
Một buổi cầu nguyện tập thể quy mô lớn của giáo phái Tân Thiên Địa. Ảnh: CNN
Tuy nhiên, các giáo hội chính thống coi Tân Thiên Địa là dị giáo. Khắp Hàn Quốc, một số nhà thờ Công giáo chính thống có treo thông báo ngay ngoài cửa, nhấn mạnh những nơi này không chào đón các thành viên của Tân Thiên Địa. Tark Ji-il, giáo sư tại Đại học Trưởng lão Busan cho biết, động thái này là do các tín đồ Tân Thiên Địa thường tìm cách trà trộn vào các giáo hội chính thống để lôi kéo, chiêu mộ thành viên.
Đáng nói, vào giữa tháng Một năm nay, khi dịch Covid-19 hoành hành ở Trung Quốc, hàng ngàn tín đồ Tân Thiên Địa đã tụ họp tham gia đại hội thường niên tại trụ sở của giáo phái ở Gwacheon, gần thủ đô Seoul. Tiếp đó, từ này 31/1 – 2/2, một số thành viên giáo phái tới dự lễ tang anh trai của giáo chủ Lee. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trước khi qua đời hôm 31/1, anh trai ông Lee từng nằm điều trị ở bệnh viện Cheongdo Daenam gần thành phố Daegu, tâm chấn của đợt bùng phát dịch tại nước này. Kể từ đó, nhiều ca nhiễm virus corona mới cũng như tử vong vì bệnh được ghi nhận tại cùng bệnh viện.
Cái tên Tân Thiên Địa không bị gắn với dịch Covid-19 mãi tới khi Hàn Quốc thông báo trường hợp thứ 31 dương tính với virus – một nữ tín đồ 61 tuổi của giáo phái. Nữ tín đồ nói trên được gọi là “nguồn siêu lây nhiễm” do có khả năng lây lan mầm bệnh nguy hiểm cho hàng chục người khác. Bà nhập viện hôm 8/2 vì tai nạn giao thông nhưng hai lần từ chối xét nghiệm virus corona mới. Bà sau đó đi nhà thờ của Tân Thiên Địa ở Daegu 4 lần, cùng bạn đi ăn nhà hàng và dự một tiệc cưới trước khi được xác nhận dương tính với virus hôm 18/2.
Kể từ ngày 20/2, số trường hợp dương tính với Covid-19 ở Hàn Quốc đã tăng vọt từ 31 lên 156 người, chủ yếu tại Daegu, thành phố với 2,4 triệu dân và cách Seoul 280km về phía nam. Để dập dịch, giới chức địa phương đã yêu cầu Tân Thiên Địa đóng cửa mọi cơ sở.
Tân Thiên Địa đã thẳng thừng bác bỏ những chỉ trích. Giáo phái này khẳng định đang tích cực phối hợp với nhà chức trách địa phương để ngăn ngừa dịch, tiến hành khử trùng tất cả 1.100 tòa nhà và nhà thờ của họ, tạm thời ngưng các cuộc tụ họp và cầu nguyện tập trung.
Ngày 26/2, giáo chủ Lee cho đăng tải một thông cáo nói, để phục vụ công tác kiểm dịch và ngăn ngừa virus lây lan, giáo phái đã quyết định trao cho chính quyền danh sách đầy đủ của các tín đồ, kể cả số điện thoại liên lạc với điều kiện nhà chức trách phải bảo mật những thông tin riêng tư đó.
Cùng ngày, chính quyền tỉnh Gyeonggi cho hay, 210 thành viên Tân Thiên Địa đã nhất trí gọi điện cho 33.000 tín đồ khác cùng giáo phái để hỏi về các triệu chứng bệnh, do các thành viên Tân Thiên Địa thường không trả lời điện thoại của những người “ngoại đạo”. Cảnh sát Daegu cũng điều 600 cảnh sát gõ cửa từng nhà, lần theo số điện thoại và xem lại các camera an ninh để tìm kiếm hàng trăm thành viên giáo phái chưa rõ nơi cư trú để yêu cầu họ tự cách ly.
Các động thái diễn ra khi hơn nửa triệu người trong tuần này đã ký một thỉnh nguyện thư trực tuyến gửi tới Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc để yêu cầu giải tán giáo phái Tân Thiên Địa. Theo quy định của Hàn Quốc, chính phủ sẽ phải có hồi đáp chính thức đối với bất kỳ thỉnh nguyện thư nào thu thập được hơn 200.000 chữ ký.
Diễn biến đang khiến Tân Thiên Địa đối mặt với rắc rối nghiêm trọng và trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, điều mà giáo phái này đã cố tránh suốt nhiều năm qua.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet.vn
Thị trưởng tâm dịch Italy tự cách ly sau khi phụ tá nhiễm Covid-19
Thị trưởng khu vực Lombardy - tâm dịch bùng phát virus corona tại Italy, đã tự cách ly sau khi một trong những phụ tá của ông ngã bệnh vì Covid-19.
Attilio Fontana, người đã tổ chức nhiều cuộc họp báo trong tuần qua để giải thích cách khu vực của ông đối phó với sự bùng phát, đã công bố tin tức trên Facebook vào cuối ngày thứ Tư và tự quay video đeo khẩu trang.
"Lúc này tôi chưa có triệu chứng nhiễm bệnh nào vì vậy tôi có thể tiếp tục làm việc ... nhưng trong hai tuần tôi sẽ cố gắng tiến hành tự cô lập", ông chia sẻ trên Facebook.
Thị trưởng vùng Lombardy Attilio Fontana đeo khẩu trang khi tuyên bố cách ly trên Facebook. Ảnh: Reuters.
Hơn 300 người đã thử nghiệm dương tính trong tuần qua đối với virus corona ở vùng Bologna, Italy - nơi cũng có 10 người tử vong vì dịch bệnh này.
Trên khắp nước Ý, hơn 400 người mắc bệnh và 12 người đã chết - đợt dịch bệnh truyền nhiễm tồi tệ nhất được ghi nhận ở châu Âu.
Thành viên ủy ban điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Walter Ricciardi cho rằng các con số ở Italy có thể bị phóng đại và chỉ đề cập tới 190 trường hợp được xác nhận đầy đủ trong quy trình xác minh hai bước. Các mẫu thử khác vẫn đang chờ kết quả.
Ricciardi, người cũng là cố vấn cho chính phủ trong cuộc chiến chống lại virus, nói với báo Corriere della Sera rằng Veneto, khu vực bị ảnh hưởng nhiều thứ hai trong đợt dịch bệnh này, đã quyết định xét nghiệm hàng trăm người, ngay cả khi họ không có triệu chứng.
Ông cho rằng điều này đã dấy lên hồi chuông báo động không cần thiết. Bất cứ ai đã ra lệnh kiểm tra ngay cả những người không có triệu chứng ... đã phạm sai lầm, ông nói.
Chính quyền địa phương hôm thứ Tư cho biết khoảng 9,462 thử nghiệm đã được thực hiện ở Italy trong tuần qua.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng dịch bệnh có thể khiến nền kinh tế mong manh của Italy rơi vào suy thoái lần thứ tư sau 12 năm, với nhiều doanh nghiệp ở phía bắc giàu có đang tiến gần đến bế tắc và các khách sạn báo cáo về một làn sóng hủy dịch vụ.
Claudio Marenzi, người đứng đầu ngành thời trang tại đơn vị vận động hàng lang trong công nghiệp Confindustria, cho biết các ngành dệt may đang chịu ảnh hưởng, khi nhiều người mua quốc tế rút đơn đặt hàng do có nỗi sợ phi lý rằng sản phẩm có thể bị nhiễm bệnh.
An Bình
Bác sĩ Nhật kể tình huống trên tàu Diamond Princess là kinh hoàng Chuyên gia dịch tễ học và giáo sư người Nhật Bản tại Đại học Kobe, Iwata Kantaro, người đã đến thăm tàu du lịch Diamond Princess, mô tả tình huống ở đó là "kinh hoàng" ngay cả so với những gì xảy ra ở châu Phi trong vụ dịch Ebola. Đội ngũ bác sĩ tham gia xét nghiệm virus corona trên tàu tàu...