Lý giải chuyện PAK FA của Nga vượt trội F22 của Mỹ
Vừa qua, công ty Pratt & Whitney đã bàn giao cho không quân Mỹ chiếc động cơ F-119 thứ 507, đây cũng là chiếc cuối cùng trong hợp đồng đã ký giữa không quân Mỹ và công ty này.
Mỗi máy bay F-22 sử dụng 2 động cơ F-119 PW-100, lực đẩy tối đa của mỗi động cơ là 35.000 pound (tương đương 154kN 15.0000kg).
Hợp đồng đặt mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 của không quân Mỹ đã hoàn tất vào tháng 4/2012, để bảo đảm cho các hoạt động sau này của F-22, không quân Mỹ tiếp tục đặt mua thêm 39 chiếc động cơ F-119, đây cũng là lí do tại sao hoạt động sản xuất động cơ còn kéo dài cho đến hiện nay.
F-22 sử dụng 2 động cơ F-119 PW-100, lực đẩy tối đa của mỗi động cơ gần 15.0000kg
Video đang HOT
Sau khi hoàn tất hợp đồng cung cấp động cơ, cũng giống như dây chuyền sản xuất máy bay F-22, dây chuyền sản xuất F-119 cũng đã được niêm cất trong nhà kho của căn cứ lục quân SIERRA – bang California. Tuy dây chuyền này không hoạt động nữa nhưng nó cũng không hề ảnh hưởng đến vấn đề phát triển các công nghệ có liên quan của không quân Mỹ, vì thực tế hiện dây chuyền sản xuất động cơ của máy bay F-35 vẫn đang hoạt động.
Động cơ F-135 trên máy bay chiến đấu F-35 được công ty Pratt & Whitney Rocketdyne cải tiến trên cơ sở động cơ F-119 của F-22 nên 2 loại này có tính năng tương đồng với nhau. Nếu như động cơ F-135 có bước đột phá mới thì nó hoàn toàn có thể được ứng dụng trên F-119. Nếu như sau này không quân Mỹ cần sản xuất thêm động cơ F-119 thì việc tái khởi động dây chuyền sản xuất cũng rất dễ dàng.
Khi so sánh về động cơ của T-50 với F-22 và F-35 của Mỹ, chuyên gia Nga có thể hơi quá lời khi cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ phải cần tới 3 động cơ mới đuổi kịp T-50 có 2 động cơ nhưng nhìn nhận khách quan thì thực sự công suất động cơ F-119 của F-22 chỉ nhỉnh hơn động cơ 117S (AL-41F-1S) trên Su-35S một chút và còn kém động cơ Type-30 của T-50 tới hơn 2000kg.
T-50 (trái) sử dụng 2 động cơ Type-30, lực đẩy mỗi động cơ là 17.265kg
Lực đẩy tối đa của động cơ 117S của Su-35 là 14.500kg. Động cơ này hiện đang sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm thứ nhất của T-50, nhưng động cơ chân chính của PAK FA T-50 là Type-30 (tên dự án là T-30) có công suất bay tuần là 107 kN ( 10.496kg), sau khi gia lực (sử dụng động cơ đốt sau) lên tới 176 kN ( 17.265kg). Động cơ Type-30 của công ty sản xuất động cơ NPO Saturn sẽ chính thức bắt đầu được sử dụng từ giai đoạn thử nghiệm thứ 2 của T-50.
Theo ANTD
Động cơ máy bay mới của Ấn Độ vượt WS-13 của Trung Quốc
Ấn Độ đã chế tạo thành công động cơ thế hệ mới nhất Kaveri chuyện dùng cho các máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Tính năng của nó được đánh giá là đã vượt qua RD-93 của Nga và WS-13 của Trung Quốc.
Tạp chí Hàng không quốc tế (Flight International) của Anh cho biết, Tổ chức nghiên cứu, phát triển động cơ Tuabin khí Ấn Độ (GTRE) có kế hoạch trong vòng 9 tháng nữa sẽ triển khai lắp đặt động cơ thế hệ mới nhất Kaveri trên một số nguyên mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas do công ty hàng không Hindustan chế tạo. Dự án nghiên cứu, chế tạo này được GTRE triển khai nghiên cứu đã lâu, tháng 3 năm nay Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ nó đã ngốn một khoản ngân sách không nhỏ là 520 triệu USD.
Tejas là loại máy bay một động cơ được không quân Ấn chế tạo trong chương trình phát triển "máy bay chiến đấu hạng nhẹ" (LCA). Nó có chiều dài 13,2m, sải cánh 8,2m, cao 4,4m, trọng lượng không tải 6,5 tấn, trọng lượng cất cánh (không treo vũ khí ở cánh) là 8,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 10.5 tấn (mang đầy đủ vũ khí cả khoang trong bụng và treo bên ngoài).
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas của không quân Ấn Độ
Mục đích chế tạo loại động cơ này là để trang bị cho các máy bay Tejas, nhưng do vấn đề trọng lượng và tính năng không đáp ứng được với yêu cầu của loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, tính năng cơ động cao nên suốt từ năm 2008 đến nay, nó đã bị không quân Ấn từ chối tiếp nhận. Hiện nay các máy bay thuộc kiểu MK-I đang sử dụng động cơ GE F404, còn kiểu MK-II dự định sẽ sử dụng loại động cơ có lực đẩy lớn hơn là GE F414.
Tuy Ấn Độ không đề cập đến lực đẩy của Kaveri nhưng để thay thế các động cơ GE, chí ít nó cũng phải có tính năng tương đương. Động cơ GE F404 có lực đẩy chỉ trên 8000kg nên Ấn Độ đang có ý định thay thế bằng thế hệ cải tiến GE F414 có lực đẩy tới 10.000kg, Để đánh bật được GE F414, ít nhất động cơ mới của Ấn Độ cũng phải có tính năng tương đương, như vậy nó đã vượt qua động cơ RD-93 của Nga và WS-13 (phiên bản nhái của RD-93) của Trung Quốc với gần 9000kg. Thế nhưng, nó vẫn còn một khoảng cách khá xa với động cơ RD-33 (cải tiến rất sâu của RD-93) có lực đẩy 11.000kg, hiện đang được sử dụng trên các máy bay tiêm kích đánh chặn Mig-29 của Nga.
Hiện nay, nhà sản xuất đang thử nghiệm tính năng của động cơ trên các máy bay chuyên dùng để thử nghiệm động cơ, nếu thử nghiệm thành công, GTRE hy vọng đến năm 2013, Kaveri sẽ chính thức được trang bị trên số máy bay sắp xuất xưởng nhưng hiện sinh mệnh của loại động cơ này còn phụ thuộc vào quyết định của không quân Ấn Độ.
Theo ANTD
L-15 Trung Quốc chưa phải là đối thủ của Yak-130 Nga Mẫu máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga đang gặp phải cạnh tranh từ mẫu máy bay L-15 giá rẻ của Trung Quốc. Theo nguồn tin từ một nhà xuất khẩu vũ khí của Nga, Bangladesh và Việt Nam đã cùng đạt được thỏa thuận về việc mua máy bay tập huấn chiến đấu Yak-130 (cũng có những nguồn tin khác phủ nhận...