Lý giải cái kết tranh cãi của Gió thổi Bán Hạ do Triệu Lệ Dĩnh đóng chính
Dù nội dung của “Gió thổi Bán Hạ” do Triệu Lệ Dĩnh đóng chính được đánh giá cao nhưng cái kết lại khiến khán giả tranh cãi.
Kết thúc phim của Triệu Lệ Dĩnh gây tranh cãi. Ảnh: Nhà sản xuất.
Trong thời điểm cuối năm 2022, màn ảnh Hoa ngữ nổi bật với một số phim hiện đại. Trong đó, “Gió thổi Bán Hạ” được quan tâm hơn cả khi có sự góp mặt của Triệu Lệ Dĩnh.
Bộ phim vừa kết thúc sau khoảng 1 tháng phát sóng. Ban đầu phim được đánh giá rất cao về nội dung lẫn diễn xuất của dàn sao.
Thậm chí, giới chuyên môn còn nhận định đây là phim nổi bật nhất của màn ảnh Hoa ngữ năm 2022. Tuy nhiên, kết phim “Gió thổi Bán Hạ” lại gây nhiều tranh cãi.
Cụ thể, trải qua bao cuộc đấu đá khốc liệt trên thương trường, Ngũ Kiến Thiết và Hứa Bán Hạ cũng ngồi lại với nhau hợp tác kinh doanh.
Những tưởng cái bắt tay sẽ mang đến 1 tương lai tươi sáng cho công ty, kết quả lại là mở đầu của 1 chuỗi rắc rối mới. Sau khi quyết định đưa công ty lên sàn chứng khoán, mà theo như lời Triệu Lũy chính là quá trình mọi thứ bị lật tẩy.
Sau đó, xưởng thép Vũ Trụ bị cơ quan điều tra đình chỉ vì nghi ngờ trốn thuế và buôn lậu.
Vốn dĩ nhóm người của Hứa Bán Hạ (tức Triệu Lệ Dĩnh) làm ăn ngay thẳng, tuy nhiên, do bối cảnh đất nước có nhiều biến đổi trong dự luật khiến mọi việc xoay chuyển không kịp trở tay. Việc hôm nay làm đúng, ngày mai có thể lại trở thành phạm pháp, vậy nên doanh nghiệp của Bán Hạ lại đứng trước nguy cơ phá sản.
Tuy gặp khó khăn trên thương trường nhưng bên cạnh Bán Hạ lại có những người đồng nghiệp thân thiết, kề vai sát cánh với cô.
Đặc biệt, người bố tưởng như vô tình lại vào lúc cô khó khăn sẵn sàng mang tiền đến giúp đỡ, giúp cô giải vây. Mối quan hệ của Bán Hạ và bố bắt đầu tốt đẹp hơn.
2 năm trôi qua với vô số thủ tục pháp lý và kiện tụng, cuối cùng, Ngũ Kiến Thiết đứng ra nhận tội. Hứa Bán Hạ cũng thẳng thắn về việc làm ô nhiễm bãi bùn năm xưa của doanh nghiệp mình.
5 người cùng nhau kinh doanh cùng nhau chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhận án phạt 1 năm tù với đặc quyền miễn thi hành án 1 năm do có thái độ thành khẩn và chuộc lỗi đúng lúc. Bộ phim kết thúc với lời tuyên của tòa án.
Phim kết thúc với nhiều tranh luận. Ảnh: Nhà sản xuất.
Có thể thấy, nội dung ở tình tiết cuối “Gió thổi Bán Hạ” được khán giả đánh giá thu hút và khác biệt so với các phim chính kịch khác.
Tuy nhiên, cái kết của phim lại gây tranh cãi. Ban đầu, mô típ phim xây dựng là hình ảnh nữ cường, một người phụ nữ vươn lên và đạt được thành công trong xã hội nơi mà ngành công nghiệp nặng chỉ thuộc về nam giới.
Vậy nên, khi ê-kíp chọn cái kết mà ở đó không có sự vinh quang, không có đỉnh cao danh vọng mà chỉ còn đọng lại những hoài niệm, những bài học cay đắng trong nghề khiến người xem có phần hụt hẫng và tranh cãi.
Bên cạnh những ý kiến trái chiều, một số khán giả lại cho rằng việc chọn cái kết này là hợp tình hợp lý. Bởi ngay từ đầu, ê-kíp đã chọn hướng làm phim thực tế, không tô hồng nhân vật chính. Họ bám sát những câu chuyện đời thực trong việc kinh doanh: Có thành công, có thất bại.
Nhiều người cho rằng những tình tiết cuối phim của Triệu Lệ Dĩnh thường thấy trong kinh doanh. Và với cái kết mở như “Gió thổi Bán Hạ”, khán giả có thể tự vẽ cho mình những kết thúc riêng.
Trailer Gió thổi Bán Hạ
Không hẳn là phim thương trường, Gió Thổi Bán Hạ mang nhiều thông điệp nữ quyền
Gió Thổi Bán Hạ vừa kết thúc với nhiều buồn vui lẫn lộn. Tuy nhiên, phải công nhận về những giá trị mà bộ phim đã mang lại, trong đó có cả những thông điệp về nữ quyền.
Gió Thổi Bán Hạ là một bộ phim thương trường tranh đấu, nhưng nó cũng là một bộ phim nữ quyền chân chính. Đây như thể là một bộ phim không hô hào khẩu hiệu nữ quyền, không phô trương nữ quyền mà thể hiện ý nghĩa qua từng khía cạnh, câu chuyện của nhân vật.
Gió Thổi Bán Hạ (Triệu Lệ Dĩnh).
Hứa Bán Hạ (Triệu Lệ Dĩnh thủ vai), một nữ doanh nhân "chinh chiến" trong ngành sắt thép - vốn là thiên hạ của cánh mày râu. Bộ phim không khuếch đại sự kỳ thị của giới thương nhân sắt thép dành cho nữ chính mà thể hiện một cách rất nhẹ nhàng qua từng chi tiết. Khi xem, khán giả có thể cảm thấy không có vấn đề gì, nhưng khi ngẫm lại mới thấy rõ từng sự kỳ thị.
Ví dụ như thái độ của Ngũ Kiến Thiết đối với Hứa Bán Hạ. Tuy rằng ngoài mặt, ông chưa bao giờ tỏ vẻ kỳ thị Hứa Bán Hạ. Thế nhưng, Kiến Thiết có những lời nói và hành động có vẻ bình thường nhưng thực chất là đang kỳ thị, xem thường thân phận phụ nữ của Hứa Bán Hạ.
Khi Hứa Bán Hạ đến tìm ông vay tiền thì ông nói cô mau lấy chồng sớm đi; bởi vì cô là phụ nữ, cô không nên giống cánh đàn ông chúng tôi có dã tâm kiếm tiền, gây dựng sự nghiệp. Không bịa đặt với người khác rằng Hứa Bán Hạ và Triệu Lũy có tư tình trai gái mới hợp tác với nhau, nhưng tại các tiệc rượu luôn ám chỉ Triệu Lũy có tình cảm đặc biệt đối với Hứa Bán Hạ. Dường như muốn ngầm ám chỉ "những lợi ích mà cô có được là dùng quy tắc ngầm để đổi lấy".
Vì để không bị xấu hổ về chuyện sắp xếp chỗ ngồi trong tiệc rượu, ông ấy nói "ưu tiên phụ nữ". Như để thể hiện rằng tôi đối với cô như thế không phải do cô mạnh hơn tôi, mà là do tôi là đàn ông, tôi ga lăng nhường nhịn phụ nữ.
Phân cảnh tiệc rượu (Triệu tổng, lại đây, anh ngồi bên đây).
Tuy nhiên, từ đầu phim cho tới kết thúc, chúng ta chưa từng 1 lần thấy Hứa Bán Hạ khóc than cho bản thân, khóc than cho thân phận phụ nữ gặp khó khăn chốn thương trường. Đồng thời, Hứa Bán Hạ cũng không phải kiểu nhân vật quyết tâm kiếm tiền do hoàn cảnh gia đình thuở bé, do bị chồng phản bội. Từ đầu tới cuối, Hứa Bán Hạ đều cho khán giả thấy là cô muốn kiếm tiền, cô muốn gây dựng sự nghiệp, đó là dã tâm của cô, không phải vì bất cứ điều gì.
Một điều tuyệt vời khác của Gió Thổi Bán Hạ là xây dựng các nhân vật nữ không có ai là hoàn hảo, ai cũng có khuyết điểm và ưu điểm riêng. Không xây dựng một nữ phụ xấu xa để đề cao nữ chính, không xây dựng một nữ phụ có hoàn cảnh thê thảm để nữ chính vươn tay giúp đỡ.
Không dìm bất cứ ai để nâng nữ chính.
Điều mà bộ phim thể hiện rõ nhất có lẽ là để những nhân vật nữ trong phim tự quyết định lấy tương lai của mình. Và có lẽ, điều giúp đỡ duy nhất chỉ là 1 câu ủng hộ từ người khác. Hứa Bán Hạ ly hôn, tái hôn. Có thể tự nhiên khuyên bạn trai nghỉ việc trở về với mình, yêu cầu công chứng tài sản trước hôn nhân.
Vợ của Phùng Ngộ mạnh mẽ chèo chống công việc làm ăn của gia đình suốt bao năm, nhưng vẫn yếu đuối rơi nước mắt muốn ly hôn vì trái tim đã tan nát, đã quá mệt mỏi và quá thất vọng. Khi đó Hứa Bán Hạ đã nói em không ngăn cản quyết định của chị. Đây tựa như câu nói mà những người phụ nữ khi quyết định ly hôn muốn được nghe nhất, chứ không phải là ngăn cản hay ra sức khuyên bảo.
Châu Thiến là một kẻ lừa đảo, nhưng lựa chọn ở cạnh chăm sóc Tiểu Trần lúc ốm đau dù cho anh không còn sống được bao lâu nữa. Khi Châu Thiến muốn quay về quê, nói "Tôi muốn tìm tình yêu mới", Hứa Bán Hạ đã ôm lấy cô, dù cho người Châu Thiến muốn quên đi là cậu em nối khố mới qua đời của mình.
Mèo Hoang có thể vì tình yêu mà bỏ nhà đi chở cát cùng Đồng Kiêu Kỵ suốt mấy tháng trời. Nhưng khi nhận được giấy nhập học, cô vẫn không kiềm được khát vọng muốn đi du học của bản thân. Hứa Bán Hạ biết rằng nếu Mèo Hoang đi du học thì sẽ phải yêu xa với cậu em Đồng Kiêu Kỵ, nhưng Hứa Bán Hạ vẫn nói với Mèo Hoang "Đương nhiên là phải đi du học rồi" khi Mèo Hoang đang hoang mang lo lắng.
Thậm chí, mẹ kế của Hứa Bán Hạ dù luôn tính toán cho gia đình nhỏ của bà, nhưng khi Hứa Bán Hạ đến nhà lúc Tiểu Trần mới mất, bà đã chủ động rời đi để lại không gian cho Bán Hạ cùng bố nói chuyện. Có lẽ đó là tình cảm chỉ những người phụ nữ mới thấu hiểu nhau. Tùy bà và Bán Hạ không ưa thích gì nhau, nhưng giây phút đó bà có thể hiểu được Bán Hạ rất muốn có giây phút nói chuyện riêng tư với bố dù cô không mở lời, bà cũng thấu hiểu và tự động tránh ra.
Một bộ phim nói về nữ quyền chân chính không phải là phô bày cảnh khốn cùng của phụ nữ một cách khoa trương lố bịch. Câu chuyện đó phải cho khán giả thấy những điều nhỏ nhặt tưởng như bình thường, nhưng khi ngẫm lại càng nghĩ càng thấy lo sợ. Đồng thời, đó cũng không phải là câu chuyện suốt ngày hô hào phụ nữ giúp đỡ phụ nữ hay than khóc phụ nữ bị kỳ thị. Một bộ phim chỉ cần xây dựng nữ chính có tư duy, có dã tâm, có dục vọng, có nhu cầu tình cảm như bao người khác, chứ không phải là công cụ để hiến tế cho đề tài nữ quyền.
Trailer Gió Thổi Bán Hạ
Gió Thổi Bán Hạ khép lại nhưng tin rằng những câu chuyện và thông điệp của bộ phim sẽ còn in dấu mãi trong lòng khán giả. Gió Thổi Bán Hạ là làn gió của thời đại. Gió không có tình cảm, sẽ không vì bạn là người tốt mà thổi thuận chiều, sẽ không vì bạn là kẻ xấu mà thổi ngược chiều, sẽ không thương cảm cho người tốt, cũng không ghét giận người xấu, chỉ là gió thổi vô tình mà thôi.
Cập nhật thêm các tin mới nhất về phim hay tại Tin Phim VOH.
Bài học đắt giá từ Gió thổi Bán Hạ của Triệu Lệ Dĩnh Phim Hoa ngữ "Gió thổi Bán Hạ" của Triệu Lệ Dĩnh kết thúc để lại nhiều cảm xúc xen lẫn trong lòng người hâm mộ. Triệu Lệ Dĩnh trong "Gió thổi Bán Hạ". Ảnh: Nhà sản xuất. Có người hài lòng với cái kết, có người lại tiếc nuối vì cho rằng cuộc đời của nữ chính quá vất vả trong cuộc chiến...