Lý giải bí mật sâu biết…rung cây, phá nát vườn tràm Úc
Khi có tiếng động, phần sau của con sâu lạ bám chặt thân cây, còn phần đầu thì lắc lia lịa. Do nhiều con sâu làm động tác trên cùng lúc và do phần ngọn tràm “mảnh mai” nên xảy ra hiện tượng…rung cây.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Đầy – Trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú ( Sóc Trăng), người thường xuyên lội vào vườn tràm của người dân xem sâu lạ cho biết, chuyện rung cây là có.
“Khi có tiếng động, phần đuôi của con sâu lạ bám chặt thân cây, còn phần đầu thì lắc lia lịa làm rung lá luôn. Hồi đó tới giờ, tôi chưa thấy con sâu nào có phản ứng như vậy. Hành động này như một dạng phòng thủ, thông báo cho nhau có dấu hiệu bất lợi với chúng” – ông Đầy thông tin.
Hình ảnh con sâu lạ tấn công vườn tràm Úc ở Sóc Trăng
Cũng theo ông Đầy, những hình ảnh, hành động về loại sâu trên đã được ông quay phim, chụp ảnh lại trong lúc đi kiểm tra thực tế. Mẫu sâu lạ này cũng đã được gửi đi Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và Viện lúa ĐBSCL để nhận dạng, phân loại, giúp đưa ra các giải pháp giúp người dân phòng trị một cách hiệu quả.
Khi phóng viên hỏi, chuyện sâu làm rung cây có hay không, ông Lê Văn Đáng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Mỹ Tú khẳng định là có. “Có tiếng động đến gần, các con sâu không bỏ chạy, mà có hành động lạ, một phần thân sâu đeo bám vào cây, phần còn lại lắc qua lắc lại, cộng thêm việc lá tràm mảnh mai nên xảy ra hiện tượng rung rinh cây. Theo tôi nghĩ, có thể đó là dạng phản ứng tự nhiên của một loại sâu ăn tạp” – ông Đáng nói.
Video đang HOT
Sâu lạ phát triển rất nhanh và ăn mạnh
Ông Đáng còn cho biết, mặc dù dễ giết loại sâu lạ này bằng thuốc hoá học nhưng cách làm này bị phản tác dụng. “Khi phun thuốc hoá học, sâu chết thì các loại thiên địch cũng chết theo. Vì vậy, khi đợt sâu non mới xuất hiện, không còn thiên địch ăn chúng, chúng sẽ dễ phán tán hơn. Đây cũng là lý do tại sao vườn tràm càng phun thuốc hoá học nhiều thì thiệt hại càng nặng” – ông Đáng chia sẻ.
Theo Phòng NNPTNT huyện Mỹ Tú, trước đây, khi hay tin có sâu lạ xuất hiện, gây hại vườn tràm của dân địa phương, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã có đến, lội vào các vườn tràm để tìm hiểu nhưng do qua đợt tấn công của chúng nên không tìm thấy con sâu nào. Hiện nay, loại sâu lạ trên lại xuất hiện đợt tấn công mới.
“Đợt sâu mới này, các anh em ở huyện đã bắt đem về nuôi thử, xem quá trình phát triển của nó như thế nào. Qua đó, phát hiện loại sâu này phát triển rất nhanh, ăn mạnh” – ông Đáng cho biết.
Loại sâu lạ này đã xuất hiện trên địa bàn huyện Mỹ Tú cách đây khoảng một năm nhưng 2 – 3 tháng trở lại đây, chúng tấn công mạnh vào vườn tràm từ 1 – 1,5 năm tuổi đang cho lá non.
Theo thống kê, hiện nay, tại huyện Mỹ Tú có khoảng 125 ha vườn tràm bị sâu lạ tấn công, các vườn tràm bị thiệt hại từ 10 – 30% lá, làm giảm năng suất đáng kể. Được biết, loại sâu trên chỉ tấn công vườn tràm Úc, còn loại tràm rừng truyền thống không bị ảnh hưởng.
Theo Danviet
Sâu lạ biết...rung cây hù người, phá nát vườn tràm Úc ở Sóc Trăng
Nhiều rừng tràm Úc ở tỉnh Sóc Trăng đang bị một loại sâu lạ tàn phá nghiêm trọng. Hiện ngành chức năng tỉnh này vẫn chưa biết đây là loại sâu gì.
Ông Hồ Văn Ngon (69 tuổi, ngụ ấp Phương Bình 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, trên địa bàn ấp xuất hiện một loại sâu lạ có khả năng làm...rung cả cây tràm khi nghe tiếng người hoặc phát hiện có người dân tiếp cận chúng.
Ông Ngoan nói: "Nếu có người đứng gần, nói chuyện lớn tiếng thì những con sâu này như nghe được vậy, chúng làm rung rinh hết cành lá dù không có gió. Đó là chuyện hoàn toàn có thật".
Hình ảnh con sâu lạ tấn công vườn tràm Úc ở Sóc Trăng
Cũng theo ông Ngoan, vườn tràm rộng khoảng 3.000m2 của gia đình ông đã bị loại sâu lạ trên ăn hết lá non. "Vườn tràm 1 năm tuổi của gia đình tôi bị sâu tấn công, ăn sạch lá non trên đọt, bây giờ chỉ còn trơ trọi cọng. Gia đình tôi có hơn 20 năm trồng tràm nhưng chưa bao giờ gặp trường hợp bị sâu lạ tấn công như thế này" - ông Ngon buồn rầu kể.
Những ngọn tràm bị sâu lạ tấn công
Loại sâu lạ này có chiều dài khoảng một ngón tay, có con nhỏ như cây tăm nhưng cũng có con lớn gần bằng đầu đũa. Ngoài ra, loại sâu này mình trơn không có lông, màu xanh, chỉ bò lên ngọn tràm ăn khi trời tối và mát. Còn khi nắng lên, những con sâu này "không biết trốn đi đâu mất", không ai có thể tìm thấy.
Anh Lê Quang Trung, ngụ cùng địa phương cho biết, vườn tràm 1ha của gia đình anh cũng gặp tình trạng tương tự và bị thiệt hại kinh tế nặng nề. "Loại sâu này chỉ tấn công vào cây tràm từ 1 - 1,5 năm tuổi bởi dạng cây này có nhiều lá non. Tôi cảm thấy rợn người khi thấy chúng, một nhánh có cả chục con đeo bám" - anh Trung thông tin.
Ông Ngon lo lắng khi vườn tràm bị sâu lạ tấn công
Một số hộ dân ở xã Hưng Phú thử phun thuốc bảo vệ thực vật lên vườn tràm, kết quả là loại sâu lạ bị "chết như rạ". Tuy nhiên, khi cây tràm tiếp tục ra lá non thì loại sâu lại xuất hiện và tiếp tục hoành hành những đọt tràm.
Ông Lê Văn Đáng - Trưởng phòng NNPTNT huyện Mỹ Tú cho biết, khi hay tin có sâu lạ tấn công vườn tràm của dân, ông đã cử cán bộ xuống kiểm tra lấy mẫu sâu đem đi định danh, xác định nó lạ loại sâu gì để hướng dẫn người dân phòng trị. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kết quả.
"Loại sâu này đã xuất hiện trên địa bàn huyện cách đây khoảng một năm, nhưng 2 - 3 tháng trở lại đây chúng tấn công mạnh vào vườn tràm có lá non. Sâu này đặc biệt sinh sản rất nhanh" - ông Đáng nói.
Cũng theo ông Đáng, đa số loại sâu này chỉ tấn công vào tràm Úc, loại tràm rừng truyền thống không bị ảnh hưởng. Trên địa bàn huyện Mỹ Tú, diện tích trồng tràm nhiều nhất là ở xã Hưng Phú trên 600 ha, theo thống kê tại xã này thì khoảng 125 ha tràm bị thiệt hại từ 10 - 30% lá, làm giảm năng suất đáng kể.
Theo Danviet
"Phù thủy" nuôi chồn mướp Cà Mau có biệt tài bắt chồn đẻ như... gà Chồn mướp trong tự nhiên chỉ sinh sản được từ 1-2 lần trong năm, nhưng với lão nông Nguyễn Văn Đấu (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), bằng kinh nghiệm và kỹ thuật điêu luyện, ông có thể làm cho chồn sinh sản đến 3 lần. 30ha đất tôm không bằng... 50 con chồn Đến xã Tân Ân Tây,...