Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm
Các ngân hàng Trung Quốc đang áp đặt các hạn chế đối với thanh toán chuyển khoản của Nga, ảnh hưởng đến các giao dịch và nhập khẩu.
Nhập khẩu của Nga từ tất cả các nguồn, bao gồm cả Trung Quốc, đã giảm trong bối cảnh Mỹ đe dọa trừng phạt thứ cấp.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường và Phó Thủ tướng Nga Andrei Belousov đồng chủ trì Hội nghị Ủy ban Hợp tác đầu tư Trung-Nga lần thứ 10 tại Bắc Kinh, ngày 20/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Lời đe dọa của Mỹ về các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với những nước ủng hộ việc phá vỡ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, đặc biệt là Trung Quốc, đang có dấu hiệu ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga, theo mạng tin Eurasianet.org ngày 1/5.
Trong chuyến thăm 3 ngày tới Bắc Kinh mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra lời cảnh báo đối với Trung Quốc: Mỹ sẵn sàng hành động cứng rắn để ngăn chặn việc tiếp tục cung cấp thiết bị lưỡng dụng cho Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc cung cấp vũ khí cho Nga. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như đang thực hiện các bước phòng ngừa để xoa dịu những lo ngại của Mỹ. Tờ Izvestia của Nga trước đó đưa tin rằng một số ngân hàng lớn của Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế đối với thanh toán chuyển khoản của Nga.
“Tình hình thanh toán từ Nga sang Trung Quốc xấu đi rõ rệt vào cuối tháng 3 năm nay. Khoảng 80% giao dịch đã bị đình trệ”, Izvestia trích dẫn một nguồn tin trong “cộng đồng doanh nghiệp” Nga cho biết.
Video đang HOT
“Hiện tại, việc giao dịch tiền tệ với Trung Quốc là một vấn đề lớn. Vì điều này, việc nhập khẩu thiết bị trong tháng 4 rất khó khăn và điều đó sẽ tiếp tục diễn ra trong tháng 5 năm nay”, nguồn tin trên nêu rõ.
Trong khi đó, Bloomberg đưa tin, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga trong tháng 3 năm nay đã giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2023. Nhập khẩu của Nga từ tất cả các nguồn đã giảm 18% trong cùng giai đoạn.
Các quốc gia khác cũng đang chú ý đến mối đe dọa trừng phạt thứ cấp, các chủ ngân hàng Nga thừa nhận, đồng thời cho biết thêm việc phía Nga chuyển tiền ra bên ngoài đang trở nên khó khăn hơn nhiều.
Hãng truyền thông RBC của Nga dẫn lời Andrei Kostin, Giám đốc ngân hàng VTB, người cũng là đối tượng bị Mỹ trừng phạt, nói: “Tình hình đang diễn biến phức tạp và thật không may là không đáng khích lệ lắm. Số lượng ngân hàng nước ngoài sẵn sàng tiếp tục hợp tác với chúng tôi không ngừng giảm”.
Về phần mình, tờ Finacial Times của Anh bình luận rằng, về mặt danh nghĩa, mối quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc có vẻ rất lớn: Năm 2023, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 240 tỷ USD, tăng 26,3% chỉ sau một năm.
Nhưng điều thú vị hơn là liệu các công ty Trung Quốc có thiết lập mối quan hệ khác thường với các đối tác Nga hay không. Cụ thể, kim ngạch thương mại với Trung Quốc của Nga, Brazil và Australia nhìn chung gần tương đương nhau.
Nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đã tăng 12,7% vào năm 2023. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao như vậy không phải là điều bất thường trong thống kê thương mại của Trung Quốc. Ví dụ, vào năm 2022, hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ Canada đã tăng 39%, nhưng rất ít nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đang xây dựng mối quan hệ đặc biệt với Ottawa.
Nga vẫn là nhà cung cấp nhỏ cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Năm 2023, hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ các công ty Nga chỉ chiếm 5% trong tổng lượng nhập khẩu 129 tỷ USD. Ngoài ra, việc tăng xuất khẩu sang Trung Quốc có thể là “con dao hai lưỡi”: Các công ty hàng hóa của Nga đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc như một thị trường xuất khẩu.
Finacial Times cũng nhấn mạnh, việc các tổ chức tài chính Trung Quốc ngày càng cảnh giác khi làm ăn với các công ty Nga làm nổi bật mối lo ngại ngày càng tăng ở Trung Quốc về nguy cơ “vi phạm các lệnh trừng phạt thứ cấp” của Mỹ.
Ngành dầu mỏ Mỹ hưởng lợi lớn từ lệnh trừng phạt Nga
Ấn Độ đã bắt đầu mua thêm dầu từ Mỹ trong bối cảnh Washington thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với công ty vận tải Sovcomflot của Nga.
Một tàu chở dầu của Nga cập cảng ở Ấn Độ. Ảnh: Sputnik/AP
Các công ty dầu mỏ của Mỹ đã trở thành đối tượng hưởng lợi chính từ cuộc chiến trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của Nga, tờ Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 1/4 đưa tin.
Mỹ cũng được hưởng lợi từ chính sách giảm sản lượng dầu, nhờ đó các nước tham gia thỏa thuận của OPEC duy trì được giá thế giới ở mức cao. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak xác nhận nước này sẽ giảm sản lượng dầu trong quý 2/2024 để phù hợp với mức cắt giảm ở các nước OPEC khác.
Hiện tại, dầu của Mỹ đang thay thế nguồn cung "vàng đen" từ các nước OPEC . Trong tháng 4 này, Ấn Độ sẽ nhận được lô hàng dầu lớn nhất từ Mỹ sau khi thắt chặt lệnh trừng phạt đối với các nhà cung cấp Nga.
Xuất khẩu dầu của Mỹ đã lập 5 kỷ lục mới hàng tháng kể từ khi các nước phương Tây bắt đầu áp dụng hàng loạt lệnh trừng phạt mới chống Nga. Ngoài ra, do việc nối lại các hạn chế thương mại đối với Venezuela, dầu của Mỹ đang nhanh chóng thay thế dầu Nga cung cấp cho Ấn Độ, quốc gia cho đến nay vẫn là một trong những nước mua dầu lớn nhất từ Nga và Venezuela, Bloomberg đưa tin.
Sự thay đổi này nhấn mạnh mức độ mà các biện pháp trừng phạt đã giúp Mỹ giành được thị phần dầu mỏ trên toàn thế giới. Nguồn cung dầu của Mỹ sang châu Âu và châu Á cũng tăng mạnh, biến Mỹ trở thành một trong những nước xuất khẩu "vàng đen" lớn nhất thế giới. Trên thực tế, các nhà cung cấp dầu của Mỹ đang thâm nhập vào những thị trường truyền thống của OPEC trên toàn thế giới.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga không phải là lý do duy nhất khiến xuất khẩu dầu của Mỹ ngày càng chiếm ưu thế. Kể từ tháng 3/2020, Saudi Arabia, Nga và các nhà xuất khẩu khác đã đồng ý giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu.
Thỏa thuận này trong OPEC đã tạo ra một tình huống đặc biệt cho các công ty Mỹ, vì họ có thể tận dụng cùng lúc hai yếu tố thuận lợi - giá dầu cao và nguồn cung hạn chế trên thị trường thế giới. Các quan chức của Bộ Năng lượng Nga xác nhận thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong OPEC trên thực sự làm giảm thị phần của Nga, Saudi Arabia và những nước OPEC khác trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Gary Ross, nhà quản lý quỹ phòng hộ tại Black Gold Investor LLC, cho biết: "Sản lượng của Mỹ đang tăng lên trong khi sản lượng của OPEC và Nga đang giảm, do đó, theo logic, Mỹ sẽ có thị phần lớn hơn".
Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba và là khách hàng mua dầu lớn thứ hai của Nga sau Trung Quốc. Nhưng tại thị trường Ấn Độ cũng đang chứng kiến sự mở rộng của dầu mỏ Mỹ. Theo công ty dữ liệu Kpler, các chuyến hàng của Mỹ đến Ấn Độ trong tháng 3 tăng lên mức cao nhất trong gần một năm. Đồng thời, nhập khẩu dầu Nga của Ấn Độ đã giảm khoảng 800 nghìn thùng mỗi ngày so với mức cao nhất của năm ngoái, Bloomberg đưa tin.
Nguồn cung từ Nga đến Ấn Độ có thể còn giảm hơn nữa do các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ không còn nhận hàng từ các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Sovcomflot PJSC thuộc sở hữu nhà nước Nga, vốn gần đây đã chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Và tại châu Âu, nơi đã giảm mua dầu của Nga sau năm 2022, nguồn cung từ Mỹ đạt kỷ lục 2,2 triệu thùng/ngày, Bloomberg tính toán. Nguồn cung dầu của Mỹ sang Pháp đã tăng gần 40% từ năm 2021 đến năm 2023, trong khi nhập khẩu dầu từ Mỹ vào Tây Ban Nha tăng 134%.
Tuy nhiên, nguồn cung từ Mỹ không thể thay thế hoàn toàn dầu Nga do khác biệt về chất lượng dầu và thời gian vận chuyển. Matt Smith, nhà phân tích tại Kpler cho biết: "Nhưng chắc chắn sẽ có thay đổi theo hướng gia tăng nhập khẩu dầu từ Mỹ".
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) của Bộ Năng lượng Mỹ, các công ty dầu mỏ của nước này năm 2023 đã lập kỷ lục lịch sử về xuất khẩu dầu - trung bình 4,1 triệu thùng/ngày, phần lớn được chuyển đến châu Âu.
Trung Quốc gửi 'tín hiệu' mới cho châu Âu trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ Châu Âu đang lo lắng về khả năng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới và Trung Quốc nhìn thấy cơ hội. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Đức, ngày 17/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo kênh CNN (Mỹ) ngày 19/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị...