Lý do xe tăng Leopard cải tiến mới xuất hiện của Đức khiến Pháp ‘e dè’
Có khả năng Leopard của Đức trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực của phần lớn quân đội châu Âu và thậm chí cả của NATO ở châu Âu.
Đức lần đầu trình làng xe tăng Leopard cải tiến mới, tiềm năng thống trị ở châu Âu. Ảnh: Dzen.ru
Tại cuộc triển lãm IDET 2023 ở CH Séc mới đây, công ty Krauss-Maffei Wegmann (KMW) và Rheinmetall của Đức lần đầu tiên giới thiệu xe tăng nâng cấp từ phiên bản sửa đổi Leopard 2A8.
Mặc dù các đặc điểm hoạt động của Leopard cải tiến không được tiết lộ, nhưng có thông tin cho rằng xe tăng này đã được nâng cấp đáng kể như lớp vỏ giáp nhiều tầng làm từ thép, vonfram, composite và một số vật liệu khác.
Ngoài ra, xe tăng còn được cải thiện khả năng chống mìn, tăng khả năng bảo vệ tháp pháo và hệ thống phòng thủ chủ động EuroTrophy của Israel.
Được biết, Bộ Quốc phòng Đức đã ký hợp đồng trị giá 565 triệu euro với KMW để chuyển giao lô 18 xe tăng Leopard 2A8 đầu tiên vào năm 2026. Hợp đồng cung cấp có thể được mở rộng lên 123 xe tăng.
Ban đầu, Berlin dự định nâng cấp những chiếc Leopard 2A6 của mình lên cấp độ 2A7 . Thậm chí còn có tin đồn rằng tập đoàn Rheinmetall có thể nhận được một đơn đặt hàng lớn bán xe tăng KF-51 Panther. Tuy nhiên, Đức sau đó đã chọn phiên bản Leopard 2A8.
Theo các nguồn tin liên quan, bản sửa đổi 2A8 sẽ được chế tạo dựa trên phiên bản xe tăng Leopard 2A7HU của Hungary. Hungary đã đặt hàng 44 chiếc xe tăng này cách đây một thời gian. Mặc dù một số tính năng chưa được xác nhận chính thức, nhưng Leopard 2A8 được cho là sẽ có một động cơ mới.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Séc đã công bố kế hoạch tham gia hợp đồng của Đức cho dự án nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 của họ lên phiên bản Leopard 2A8. Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Séc Jana Chernohova công bố hôm 24/5.
Theo bà Chernohova, với hợp đồng này, CH Séc có kế hoạch nhận 70 xe tăng Leopard 2A8 mới nhất để bù đắp cho số xe tăng T-72M1CZ được chuyển giao trên cơ sở viện trợ quân sự cho Ukraine.
Pháp thất vọng
Sự xuất hiện của Leopard 2A8 chắc chắn là một tin không vui đối với Pháp. Mặc dù dự án Hệ thống Chiến đấu Trên bộ Chính (MGCS) chính thức vẫn tồn tại, nhưng sự xuất hiện của 2A8 có thể khiến dự án này kết thúc.
Chương trình MGCS nhằm đổi mới xe tăng của hai quốc gia – Pháp và Đức. Trong tương lai, xe tăng mới này của hai cường quốc châu Âu dự kiến sẽ được cung cấp cho thị trường quốc tế. Nhưng Đức dường như đã độc lập giải quyết vấn đề đổi mới xe tăng của mình. 2A8 không chỉ là mối đe dọa đối với MGCS mà còn cả với KF-51 Panther.
Video đang HOT
Pháp cần hiện đại hóa xe tăng của mình bằng cách thay thế 160 xe tăng Leclerc đã lỗi thời. Dường như đã nhận thức được tình hình, ngay từ đầu tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, ông Sebastien Lecornu, đã bày tỏ quan ngại về MGCS.
Mặc dù MGCS đang ở giai đoạn sơ khai song đã gây ra những bất đồng giữa Đức và Pháp. Những bất đồng là quản lý vận hành: các nhà sản xuất tham gia vào dự án MGCS không đồng ý về việc ai sẽ đảm nhận vai trò nào. Nói một cách đơn giản – ai cũng muốn mình thành lãnh đạo và không bên nào nhượng bộ.
Một “đòn giáng thứ hai” đối với Pháp là báo cáo bí mật của ngành công nghiệp Đức gửi Ủy ban ngân sách của Quốc hội nước này (Bundestag) cho biết: “MGCS sẽ khó thành hiện thực cho đến năm 2035″.
Leopard sẽ thống trị châu Âu?
Có vẻ như xe tăng Leopard có thể trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực của phần lớn quân đội châu Âu và khả năng của NATO ở châu Âu.
Nhu cầu của CH Séc muốn sở hữu Leopard 2A8, trong khi Hungary đã mua phiên bản Leopard 2A7HU và Na Uy mua Leopard 2A7 cách đây một tháng trước, cũng như thông tin về việc một nhà máy sản xuất xe tăng Leopard được xây dựng ở Hy Lạp nói lên tiềm năng như vậy.
Trong khi đó, Pháp sẽ buộc phải tìm kiếm giải pháp thay thế nếu dự án MGCS không thành hiện thực. Và khi xe tăng Leclerc của Pháp không đáp ứng được các điều kiện chiến tranh hiện đại, Paris có thể tiến tới hiện đại hóa xe tăng Leclerc bằng nguồn lực của mình trong những năm tới. Điều này sẽ khiến MGCS rất có thể sẽ chấm dứt.
Bài học ở Ukraine giúp châu Âu phác thảo thế hệ xe tăng mới
Những xác xe tăng bị thiêu rụi ở Ukraine đã khiến cả thế giới một lần nữa suy ngẫm về phương tiện chiến đấu oai hùng một thời này.
Xác xe tăng và phương tiện quân sự bị phá huỷ ở Bucha, Ukraine ngày 16/5/2022. Ảnh: Reuters
Theo trang Defensenews, màn thể hiện của những chiếc xe tăng Nga ở Ukraine có thể chứng tỏ với thế giới rằng biểu tượng của các cuộc chiến tranh trong quá khứ không còn phù hợp nữa.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo rằng còn quá sớm để loại bỏ xe tăng, chỉ ra rằng Nga đã sử dụng sai mục đích các phương tiện bánh xích của mình và cho rằng chiến tranh cường độ cao trên bộ vẫn đòi hỏi xe tăng cung cấp thiết giáp và hỏa lực.
Giờ đây, một số người đang lo lắng kế hoạch của châu Âu về một loại xe tăng chiến đấu chủ lực chung, có tên Hệ thống Chiến đấu Mặt đất Chủ lực Pháp-Đức với chi phí phát triển ước tính là 1,5 tỷ euro (1,6 tỷ USD), có thể sẽ tiêu tan.
Yohann Michel, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Berlin, cho rằng: "Khi chiến tranh cường độ cao đang diễn ra ở châu Âu, chúng ta không thể đánh mất một chương trình được thiết kế để hỗ trợ sự tồn tại của nền quốc phòng châu Âu".
Thất bại của xe tăng Nga?
Theo những báo cáo của phương Tây, Nga đã mất hơn 600 xe tăng ở Ukraine, sau chưa đầy 3 tháng xung đột.
Một đoạn video do quân đội Ukraine công bố từ tháng 3 cho thấy súng cối và pháo bắn nát một đoàn xe tăng chạy qua Brovary, ngoại ô thủ đô Kiev. Đoạn video có vẻ như thể hiện sự kém hiệu quả của xe tăng, nhưng các chuyên gia quân sự lại đưa ra một kết luận khác. Họ nói rằng đoạn video chỉ cho thấy các xe tăng rõ ràng sẽ dễ bị tổn thương nếu không được bộ binh hỗ trợ để tránh bị phục kích.
"Nếu ở Brovary, một lực lượng bọc thép được huấn luyện tốt của NATO sẽ được hỗ trợ bởi bộ binh để ngăn chặn một cuộc phục kích", Chuẩn tướng quân đội Anh đã nghỉ hưu Ben Barry cho biết. "Xe tăng phải là một phần của đội quân vũ khí phối hợp. Nhưng thay vào đó, xe tăng Nga đã phải chịu tổn thất lớn từ vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo, tên lửa Javelin và thậm chí cả vũ khí chống tăng từ thời Liên Xô".
Ảnh vệ tinh chụp một đoàn xe quân sự Nga ở miền nam Ivankiv, Ukraine, vào ngày 28/2/2022. Nguồn: Maxar Technologies
Nhà phân tích người Mỹ Michael Kofman cho biết hỗ trợ bộ binh đặc biệt cần thiết trong môi trường chiến tranh đô thị. "Quân đội Nga dường như đã cắt giảm đáng kể bộ binh khỏi các đơn vị [xe tăng] của mình, thường chỉ còn 2-3 binh sĩ xuống từ các xe chiến đấu bộ binh. Đây là những vấn đề mang tính cấu trúc", ông Kofman, giám đốc Chương trình Nghiên cứu Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ, cho biết.
Về độ bền của xe tăng, Chuẩn tướng Barry cho rằng xe tăng Nga có lớp giáp mỏng hơn so với các loại xe tăng của phương Tây, và lớp giáp phản ứng nổ của chúng dường như không mang lại nhiều khả năng bảo vệ ở Ukraine.
Sidharth Kaushal, nhà nghiên cứu tại Viện Các lực lượng thống nhất Hoàng gia ở London, giải thích, người Nga có thói quen đặt một hệ thống xử lý đạn tự động, được gọi là máy nạp băng chuyền, ngay bên dưới tháp pháo của xe tăng để tiết kiệm không gian bên trong thân xe. Tuy nhiên, điều này cuối cùng lại gây ra vấn đề.
Ông nói: "Nó cho phép tháp pháo thấp hơn, làm giảm sự cồng kềnh, nhưng điều đó ít có lợi hơn khi bị máy bay không người lái nhắm mục tiêu từ trên cao. Và trong trường hợp đó, vị trí của đạn ở đó đồng nghĩa chúng dễ bắt lửa. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy tháp pháo bị nổ tung".
Việc Ukraine sử dụng rộng rãi các máy bay không người lái giá rẻ của Thổ Nhĩ Kỳ đã là một yếu tố thay đổi cuộc chơi, nhưng điều đó không loại bỏ được xe tăng - theo ông Kaushal. "Các đội liên hợp bảo vệ xe tăng phải cung cấp khả năng giám sát, tấn công điện tử và chống lại UAV."
Pierluigi Barberini, một nhà phân tích quốc phòng và an ninh tại tổ chức tư vấn CeSI, cho biết, ngoài việc đối phó với máy bay không người lái, xe tăng Nga cần có khả năng tình báo, giám sát và trinh sát tốt hơn. "Họ dường như thiếu nhận biết về tình huống và không biết kẻ thù đang ở đâu", ông nhận xét.
Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia phương Tây đưa ra dự đoán về sự kết thúc sớm của xe bọc thép. Một số người đã loại bỏ vai trò của xe tăng kể từ khi có tên lửa dẫn đường chống tăng, chẳng hạn như tên lửa Sagger trong Chiến tranh Yom Kippur của giữa khối Arab và Israel năm 1973.
Nhưng ông Kofman tin rằng xe tăng vẫn là nhu cầu thiết yếu của chiến trường. "Chúng rất cần thiết trong chiến tranh đô thị; xe tăng vẫn cung cấp sự kết hợp tốt nhất giữa bảo vệ, hỏa lực và cơ động trên chiến trường", ông nói, "Xe tăng bị coi là lỗi thời sau mỗi cuộc chiến, nhưng bất kỳ phương tiện nào cũng phải đối mặt với những vấn đề mà chúng phải đối mặt".
Xác một chiếc xe tăng nằm bên đường ở Ukraine. Ảnh: Getty Images
Bài học cho châu Âu về thế hệ xe tăng mới
Tướng Barry nhận xét rằng, cuộc chiến Ukraine đã mang lại những bài học mới mẻ cho các nhà thiết kế xe tăng, mà châu Âu có thể đang cân nhắc trong dự án xe tăng chủ lực của mình.
Ông nói: "Bây giờ bạn thực sự cần máy bay không người lái cho tất cả xe tăng và phương cách để ngăn chặn máy bay không người lái của kẻ thù. Vẫn chưa có viên đạn bạc, nhưng việc gây nhiễu - vốn đã chứng tỏ hiệu quả chống lại các thiết bị nổ ngẫu hứng - là một trong những giải pháp, kết hợp với bắn hạ drone. Các nhà thiết kế xe tăng cần tỉnh giấc và nhận ra một thực tế mới".
Ông Barry cũng lưu ý rằng Nga đã không trang bị cho xe tăng của mình hệ thống bảo vệ tích cực - hệ thống có thể bắn vào tên lửa đang bay tới. "Chúng ta cần chú ý hơn đến việc bảo vệ tích cực, như Trophy [do Israel sản xuất], nhưng cũng có các phiên bản nhẹ hơn vì Trophy không thể được sử dụng trên một phương tiện như xe chiến đấu Bradley", viên tướng nói.
ADVERTISING
00:00
Một nhà điều hành ngành công nghiệp vũ khí tác chiến trên bộ của châu Âu cho biết nhiều nhà thầu quốc phòng hiện đang xem xét công nghệ xe tăng không người lái. "Mọi người đều đang làm việc đó, có thể là sử dụng công nghệ ô tô không người lái của Tesla", vị này nói trong điều kiện giấu tên.
Nhưng các nhà phân tích cũng đã cảnh báo rằng sự phức tạp của chiến tranh xe tăng đô thị vẫn cần sự hiện diện của con người do các chướng ngại vật trên mặt đất và khi đối phó với những hành động áp sát của kẻ thù khó hơn nhiều, sẽ rất thách thức với một phương tiện không người lái".
"Ukraine dạy chúng tôi rằng vũ khí hạng nặng là cần thiết trong chiến tranh, và điều đó có nghĩa là xe tăng sẽ đóng một vai trò nào đó", Jean-Pierre Maulny, Phó giám đốc Viện Chiến lược và quan hệ quốc tế (IRIS) của Pháp, đồng thời là điều phối viên khoa học tại Nhóm nghiên cứu châu Âu về ngành công nghiệp vũ khí, cho biết.
Xác xe thiết giáp chở quân và các phương tiện quân sự khác của Nga gần Kiev trong ảnh chụp ngày 29/3. Ảnh: Reuters
Sáng kiến Hệ thống Chiến đấu Mặt đất chủ lực (MGCS) của châu Âu được thiết kế để kết nối các chương trình xe tăng còn lẻ tẻ trên lục địa già. Ra mắt vào năm 2012, chương trình MGCS còn non trẻ đã nhờ tới tập đoàn Rheinmetall của Đức và KNDS, người khổng lồ về chiến tranh trên bộ của châu Âu được thành lập vào năm 2015 khi hợp nhất công ty Đức Krauss-Maffei Wegmann và Nexter của Pháp.
Liên doanh KNDS của Pháp-Đức đã trưng bày một mẫu xe ý tưởng cho Xe tăng Chiến đấu chủ lực mới của châu Âu tại triển lãm Eurosatory 2018 ở Paris. Chương trình này là câu trả lời cho những phàn nàn thường xuyên từ các chính trị gia và giới lãnh đạo ngành rằng châu Âu có 17 chương trình xe tăng - một ví dụ điển hình về cách lãng phí tiền bạc. Hầu như tất cả các quốc gia châu Âu đều vận hành xe tăng. Trong những năm gần đây, Anh đã triển khai các xe tăng Challenger của mình ở Balkan và Iraq.
Vào đầu năm 2020, ngay khi đại dịch COVID-19 bắt đầu quét qua châu Âu, chính phủ Pháp và Đức đã công bố giai đoạn nghiên cứu kéo dài 20 tháng đối với kiến trúc hệ thống của nền tảng xe tăng MGCS. Chương trình là "dự án hàng đầu cho hợp tác Pháp-Đức về bộ binh," theo một tuyên bố của Quân đội Pháp cung cấp cho Defense News.
Nhưng chương trình dường như không được tăng tốc. Điều trớ trêu là nó có thể ngừng hoạt động vì cuộc chiến ở Ukraine, chứ thay vì được xúc tiến bất chấp cuộc xung đột này. Lý do là các quốc gia cảm nhận tình hình bất ổn sẽ tìm cách mua hàng có sẵn nhanh chóng thay vì chờ đợi đến khi các chương trình phát triển chung kéo dài có kết quả.
Người Đức coi việc vũ trang cho Ukraine là tham gia vào cuộc xung đột Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy phần lớn người Đức coi việc Berlin giao vũ khí cho Ukraine là tham gia vào cuộc chiến chống lại Nga. Đức đã đồng ý gửi xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine. Ảnh: DW Theo báo Deutsche Welle (Đức), một cuộc thăm dò mới nhất do hãng thông tấn DPA của...