Lý do Volkswagen Passat sắp bị khai tử
Doanh số sụt giảm, trang bị lạc hậu so với các đối thủ là những lý do khiến Volkswagen Passat bị ngừng sản xuất vào năm 2023.
Volkswagen Passat sẽ sớm bị khai tử do doanh số tại Mỹ tụt dốc trong thời gian qua, với chưa đến 15.000 chiếc trong năm 2019.
Có quá nhiều lựa chọn trong nhóm sedan tại thị trường này, trong khi các đối thủ như Honda Accord, Toyota Camry, Hyundai Sonata và Kia Optima đều đã được nâng cấp, Volkswagen Passat đã bị bỏ lại phía sau.
Volkswagen Passat sedan bị khai tử vì doanh số thấp và tụt hậu so với đối thủ.
Hiện nay, thị trường lớn nhất của Volkswagen là Trung Quốc, với 40% lợi nhuận của hãng đến từ đó. Trong khi đó ở Mỹ, Canada hay các nước châu Âu khác, mọi thứ không mấy suôn sẻ với Volkswagen.
Trong số những sản phẩm của Volkswagen, Passat là một cái tên khá quen thuộc, mẫu sedan gia đình được sản xuất từ năm 1973 và khá thành công. Nó gia nhập thị trường Bắc Mỹ vào năm 1974 dưới dạng wagon 5 cửa, còn được gọi là Audi Fox, bản sedan 4 cửa có tên là Dasher. Thế hệ tiếp theo, xe có tên là Quantum và từ năm 1988, nó mới được đặt tên là Passat.
Video đang HOT
Vào năm 2011, Volkswagen đã thay đổi nền tảng khung gầm của Passat tại Bắc Mỹ, có tên gọi là NMS, giống như những mẫu sedan hạng trung mới, khác với nền tảng của Passat được bán ở Trung Quốc hay nền tảng MQB ở châu Âu. Điều này khiến Passat trở thành mẫu xe có đến 3 nền tảng khác nhau.
Đến năm 2019, Passat ra mắt thế hệ thứ 2 tại Mỹ, nó nổi lên như một mẫu xe của năm 2020 với các tính năng an toàn và công nghệ tốt hơn so với trước đây. Nhưng đến năm 2021 lại có thông tin mẫu xe này sẽ bị ngừng sản xuất vào năm 2023, và không chỉ ở Mỹ.
Hiện tại, Passat được sản xuất tại nhà máy Volkswagen ở Chattanooga, Tennessee, cùng với các mẫu Atlas hay Atlas Cross Sport. Với việc ngừng sản xuất Passat, nhà máy này sẽ chuyển sang sản xuất chiếc crossover chạy điện ID.4 từ năm 2022. Thực tế đây không phải vấn đề quá lớn đối với hãng, bởi Volkswagen đã kế hoạch mở rộng trị giá 800 triệu USD.
Biến thể Passat wagon vẫn được sản xuất và bán tại châu Âu.
Thay vì tiếp tục sản xuất mẫu xe tụt hậu và có doanh số suy giảm mạnh, Volkswagen chọn cách loại bỏ và chuyển sang phát triển những mẫu “xe xanh”. Hãng xe Đức cũng lên kế hoạch chuyển việc sản xuất Passat thế hệ tiếp theo tại châu Âu từ Đức sang Thổ Nhĩ Kỹ.
Tuy nhiên những bất ổn tại Syria chưa có dấu hiệu lắng xuống, buộc Volkswagen phải thay đổi nhà máy của mình. Việc sản xuất sẽ được chuyển đến Bratislava, Slovakia với khoản đầu từ 1 tỷ euro (1,18 tỷ USD).
Dù Passat tại châu Âu dùng nền tảng MQB cao cấp nhất của hãng, nhưng quyết định dừng sản xuất vẫn được thông qua. Tin tốt là biến thể Passat wagon vẫn sẽ được sản xuất và bán tại đây.
Chủ tịch Toyota Akio Toyoda cảnh báo Apple: 'Kinh doanh xe hơi không dễ dàng'
Chủ tịch Tập đoàn ô tô Toyota Akio Toyoda đã đưa ra lời cảnh báo cho Apple Inc., công ty đang xâm nhập vào ngành công nghiệp ô tô.
Chủ tịch Tập đoàn ô tô Toyota, Akio Toyoda.
Tại cuộc họp báo do Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tổ chức cách đây ít ngày, CEO Toyota Akio Toyoda đưa ra cảnh báo với Apple rằng việc kinh doanh ô tô có nhiều thứ phải bận tâm chứ không chỉ có công nghệ sản xuất.
"Ngành công nghiệp ô tô luôn chào đón những người mới tham gia nhưng sau khi sản xuất một chiếc xe, tôi muốn họ chuẩn bị sẵn tâm lý để đối phó với khách hàng và những thay đổi khác nhau trong khoảng 40 năm", ông nói.
Mặc dù Apple có thể sẽ mất ít nhất nửa thập kỷ để tung ra chiếc xe điện tự hành theo kế hoạch đã đưa ra nhưng gã khổng lồ công nghệ đã tạo ra "làn sóng ngầm" trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, khi hãng này đang tiếp cận một loạt các nhà sản xuất ô tô được coi là đối thủ tiềm năng để xác lập mối quan hệ đối tác qua lại.
Việc gia nhập thị trường xe hơi của công ty có trụ sở tại Cupertino, California đang dấy lên mối lo ngại Apple có thể "làm loạn" ngành công nghiệp ô tô thế giới. Những mối lo ngại này có thể là một trong những lý do khiến các cuộc thương thảo giữa Apple và một số nhà sản xuất ô tô thất bại, đơn cử là cuộc đàm phán với Hyundai Motor Co.
Apple đang lên kế hoạch sản xuất ô tô tự lái
Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô lớn nhất và lớn thứ hai thế giới, Toyota và Volkswagen lại tỏ ra ít lo ngại hơn.
Giám đốc điều hành Volkswagen Herbert Diess nói rằng ông không sợ sự gia nhập của Apple trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung hồi tháng 2 vừa qua. "Lĩnh vực xe hơi khác với ngành công nghệ và Apple sẽ không thể làm chủ trong một sớm một chiều", ông nói.
Trong bài phát biểu của mình, CEO Toyoda cho biết các công ty công nghệ có tiềm năng có thể thổi luồng sinh khí mới vào ngành công nghiệp ô tô và mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn. "Tuy nhiên, sự gia nhập của họ cần phải "công bằng" với người tiêu dùng, ở chỗ họ phải luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời mẫu xe của họ, từ bảo dưỡng cho đến khâu cuối cùng là loại bỏ", Chủ tịch Tập đoàn ô tô Toyota chia sẻ.
Đây không phải là lần đầu tiên Toyoda từ chối những người mới tham gia. Trong một cuộc họp ngắn diễn ra vào tháng 11/2020, Toyoda nói rằng Tesla Inc. không tạo ra "sản phẩm thực".
Ông Toyoda chia sẻ rằng: " Tesla đã vượt qua Toyota để trở thành nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới vào năm ngoái, họ có thể đang thắng về giá trị thị trường nhưng điều mà công ty của Elon Musk không có đó là kinh nghiệm sản xuất hơn 100 triệu chiếc ô tô".
Giá trị Volkswagen tăng hàng chục tỉ USD nhờ kế hoạch điện hóa giàu tham vọng Ở thời điểm hiện tại Volkswagen được đánh giá là cái tên dễ hạ bệ Tesla ở phân khúc xe điện nhất. Sau khi công bố kế hoạch điện hóa hồi giữa tuần để phục vụ tham vọng trở thành hãng xe điện lớn nhất thế giới vào 2025 , giá trị cổ phiếu Volkswagen đã tăng 30% chỉ trong một ngày từ...