Lý do Việt Nam xét nghiệm Covid-19 rộng trong cộng đồng
TP.HCM và Đà Nẵng là hai minh chứng dễ thấy nhất cho hiệu quả của chiến lược xét nghiệm Covid-19 diện rộng trong cộng đồng.
Tính đến 20/2, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 770 ca mắc Covid-19 lây nhiễm trong nước. Dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng 13 tỉnh, thành phố. Trong đó, Hải Dương là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 590 ca bệnh.
Các chuyên gia nhận định Hải Dương là tỉnh còn lại trong 13 địa phương vẫn ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19, song các biện pháp hiện tại đang đi đúng hướng.
Đà Nẵng, TP.HCM thành công với xét nghiệm cộng đồng
Trao đổi với Zing , một chuyên gia cho biết trên mạng xã hội gần đây có một số thông tin cho rằng việc xét nghiệm diện rộng là không cần thiết. Điều này chưa đúng.
“Nói lấy mẫu thử xét nghiệm rộng rãi cho người dân trong cộng đồng là đốt tiền là không đúng vì họ chưa hiểu được bản chất của chiến lược này. Thực tế, chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng được áp dụng tại khu vực có nguy cơ cao, có yếu tố dịch tễ nghi ngờ. Lúc này, việc xét nghiệm diện rộng là biện pháp hữu hiệu nhất để xác định trong cộng đồng có bao nhiêu người nhiễm bệnh”, chuyên gia nói.
Xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 1 Hải Dương. Ảnh: Thạch Thảo.
Chuyên gia này cho biết trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ phương pháp xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng và xét nghiệm tầm soát nguy cơ.
Ví dụ, tại TP.HCM, khi phát hiện ca nhiễm nCoV chỉ điểm là BN1979 (nam, 28 tuổi, trú tại Bình Dương), ngành y tế thành phố đã áp dụng chiến lược xét nghiệm rộng rãi tại khu vực sinh sống của bệnh nhân, trường hợp tiếp xúc gần, các địa điểm phong tỏa.
Bằng phương pháp xét nghiệm mẫu gộp, ngành y tế sẽ phân loại được khu vực nguy cơ. Khi tất cả mẫu thử cho kết quả âm tính, các địa điểm sẽ được gỡ phong tỏa, đảm bảo cuộc sống của người dân diễn ra bình thường.
Video đang HOT
“Bằng phương pháp xét nghiệm diện rộng mà TP.HCM đã tìm ra được 34 ca dương tính với SARS-CoV-2 liên quan nhóm bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất. Thời gian đầu, nhiều khu vực bị phong tỏa. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian rất ngắn thì đã gỡ, cho thấy chiến lược xét nghiệm này rất hữu hiệu”, người này nói thêm.
Trước đó, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên áp dụng chiến lược này. Sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, Bộ Y tế quyết định tiến hành biện pháp chưa từng áp dụng là rà soát và xét nghiệm diện rộng tại tất cả khu vực có nguy cơ ở Đà Nẵng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chuyên gia điều trị bệnh truyền nhiễm và dịch tễ tại TP.HCM, chia sẻ: “TP.HCM và Đà Nẵng là hai minh chứng dễ thấy nhất cho hiệu quả của chiến lược xét nghiệm Covid-19 diện rộng trong cộng đồng”.
Chiến lược xét nghiệm diện rộng bằng phương pháp gộp mẫu tại Đà Nẵng được tạp chí AJTMH (Mỹ) ghi nhận. Ảnh: Hoàng Giám.
“Chúng ta cần phân biệt rõ hai chiến lược đang được áp dụng tại TP.HCM. Xét nghiệm diện rộng tại khu vực nguy cơ, các địa điểm phong tỏa với mục đích tìm người mang mầm bệnh còn sót trong cộng đồng. Chiến lược hiện tại của thành phố tại bến xe, sân bay là lấy mẫu thử người đến từ vùng có yếu tố dịch tễ. Đây là xét nghiệm đánh giá nguy cơ”, bác sĩ Khanh nói.
Chuyên gia này cho biết thêm TP.HCM là khu vực tiềm tàng nhiều nguy cơ với lượng người đến thành phố rất đông. Do đó, việc xét nghiệm đánh giá nguy cơ rất cần thiết.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), cho biết trước ngày 24/7, khi có ca mắc, chúng ta rà soát và xét nghiệm những người tiếp xúc gần.
Còn với trường hợp lây nhiễm không rõ nguồn trong cộng đồng, quy mô khoanh vùng, xét nghiệm cần rộng hơn, bất kỳ chỗ nào có nguy cơ đều được sàng lọc. Tất cả đối tượng có nguy cơ đều được xét nghiệm để kiểm tra. Đối tượng như thế nào sẽ phụ thuộc vào điều tra dịch tễ.
‘Xét nghiệm diện rộng thì mới hòa nhập cộng đồng’
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng giúp chúng ta kiểm chứng được khu vực nào an toàn để đảm bảo cộng đồng có thể sinh hoạt trở lại bình thường.
Hải Dương đang nỗ lực hết mình để kiểm soát đại dịch. Ảnh: Thạch Thảo.
“Tất cả ở yên tại nhà, không đi ra ngoài thì chỉ có thể giúp dịch đừng lây thêm nhưng chúng ta cũng không biết ai mang mầm bệnh. Vì hiện người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng nên cần phải xét nghiệm rộng để phát hiện sớm các ca dương tính cũng như ổ dịch mới. Nếu kết quả âm tính, chúng ta có thể yên tâm hơn”, ông nói.
Chiến lược xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng được áp dụng tùy theo dịch tễ, đánh giá nguồn lây còn trong cộng đồng như thế nào. Nếu nhiều người mắc bệnh, giãn cách xã hội chưa đủ. Nếu không làm như vậy, chúng ta không thể biết khi nào hết người mang virus.
“Chúng ta không thể phong tỏa nơi nguy cơ suốt thời gian dài như trước nữa. Nơi nào loại trừ nguy cơ thì gỡ phong tỏa, nới lỏng giãn cách. Quan trọng nhất là đáp ứng mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa ổn định cuộc sống người dân, phát triển kinh tế”, bác sĩ Khanh nói.
Chuyên gia này gợi ý để phòng, chống dịch bệnh trong khu công nghiệp, công ty…, có nguy cơ, người quản lý có thể sắp xếp nhóm lao động cùng độ tuổi, trẻ, sức khỏe tốt làm việc cùng khu vực. Trường hợp không may có người nhiễm virus, mức độ ảnh hưởng sẽ không quá nguy hiểm.
Về vấn đề người dân từ các địa phương khác đến thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội không tự giác khai báo y tế, các chuyên gia cho rằng điều này thuộc về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người.
Y tế địa phương, thậm chí công an cũng sẽ khó kiểm soát tất cả người ra vào khu vực. Do đó, việc khai báo y tế là nhiệm vụ của mỗi người dân trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh.
“Chúng ta nên thực hiện khai báo y tế, tạo thói quen ghi lại lịch trình di chuyển của bản thân khi đến khu vực nguy cơ. Khai báo y tế không mất nhiều thời gian nhưng là hành động góp phần bảo vệ bản thân và cộng đồng”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Người từng đến quán cơm Ngon và Phương Linh quận Tân Bình liên hệ ngay y tế
Sáng 15-2, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phát thông báo người từng đến hai quán cơm tại phường 13, quận Tân Bình khẩn trương đến ngay cơ sở y tế gần nhất, để được hướng dẫn khai báo y tế vì liên quan đến COVID-19.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 đối với những người có nguy cơ cao trong cộng đồng - Ảnh: NHẬT THỊNH
Cụ thể hai địa điểm sau:
1. Quán cơm gà Ngon, địa chỉ 10D Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình từ ngày 20-1 đến ngày 2-2.
2. Quán cơm Phương Linh, địa chỉ 10A Ấp Bắc, phường 13, quận Tân Bình từ ngày 20-01 đến ngày 2-2.
Như vậy, tính đến sáng 15-2, TP.HCM có 13 địa điểm tại 5 quận, huyện và TP Thủ Đức kêu gọi người dân từng đến để khai báo y tế vì liên quan đến COVID-19, trong đó nhiều nhất là quận Tân Bình với 6 điểm.
Từ ngày 6 đến 13-2, TP.HCM ghi nhận 35 ca COVID-19 trong cộng đồng, trong đó 9 trường hợp cùng chung nhóm làm việc bốc dỡ, sắp xếp, giám sát hành lý, hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất (thuộc Công ty VIAGS).
26 trường hợp còn lại là người thân, bạn bè... của các nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó 25 người thuộc diện F2 nhưng lại dương tính với COVID-19 trong khi các F1 có kết quả xét nghiệm âm tính.
Trước đó, ngày 14-2, HCDC cho biết theo đánh giá ban đầu, hầu hết các bệnh nhân mắc COVID-19 trong chùm ca bệnh liên quan đến ổ dịch nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất không triệu chứng hoặc biểu hiện rất nhẹ.
Nhiều trường hợp đã có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính rất nhanh sau một thời gian ngắn được cách ly điều trị tại bệnh viện.
HCDC sẽ phối hợp với các bệnh viện điều trị và các đơn vị chuyên môn, các chuyên gia để thu thập các dữ liệu về dịch tễ, dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể, giải trình tự gen... để có thể đánh giá sâu hơn về chùm ca bệnh này nếu có đầy đủ thông tin, dữ liệu khoa học.
Xét nghiệm COVID-19 người ở Cẩm Giàng, Hải Dương về các địa phương từ 15-1 Bày tỏ quan ngại trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu người từ Cẩm Giàng về các địa phương từ ngày 15-1 phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Chốt phong tỏa ở thôn Cập Thượng, xã Tiền Tiến, TP Hải Dương - Ảnh: CƯỜNG...