Lý do Trung Quốc sợ chiến tranh với Mỹ
Bắc Kinh dù tự tin đến mức nào về kinh nghiệm hải chiến và không chiến thì quân đội Trung Quốc cũng không thể nào so sánh được với quân đội Nhật Bản, chứ chưa nói tới Mỹ, hãng tin BBC bình luận.
Theo BBC, nhiều người cho rằng mặc dù Mỹ quyết định xoay trục về châu Á, nhưng cũng khó ngăn chăn được Trung Quốc vì cán cân lực lượng quân sự Mỹ-Trung nay đã thay đổi: hải quân và không quân Trung Quốc đã rất mạnh so với hai thập niên trước. Một điều chắc chắn là ngày nay quân lực Mỹ không còn độc quyền ở Thái Bình Dương, cũng như không thể dễ dàng chớp nhoáng đánh bại Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù Bắc Kinh tự tin đến mức nào về kinh nghiệm hải chiến và không chiến thì quân đội Trung Quốc cũng không thể nào so sánh được với quân đội Nhật Bản, chứ chưa nói tới Mỹ.
Về cán cân lực lượng ở Thái Bình Dương, dù khoảng cách hiện nay giữa Mỹ-Trung đã gần lại rất nhiều, nhưng như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta đã tuyên bố: “Tới năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ hoàn tất việc tái bố trí lực lượng giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, lực lượng này hiện được dàn ra khoảng 50/50 giữa hai đại dương, nhưng sẽ chuyển sang 60/40 – bao gồm các tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu tác chiến vùng duyên hải và tàu ngầm”.
Đối với Mỹ, có thể nói ngoài kinh nghiệm chiến đấu trên không, trên bộ và dưới biển trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và thứ hai, và trong 70 năm qua, binh sĩ và tướng lĩnh Mỹ thường xuyên được tôi luyện trong các chiến trường như Iraq, Afghanistan và Syria và nay là cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông.
Ngược lại với Mỹ, trong 60 năm qua, kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Trung Quốc rất giới hạn. Về lục quân, sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), quân đội Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm với những trận chiến lớn. Về không quân, kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ gồm vài trận không chiến với không quân Đài Loan cách đây 57 năm. Về hải quân, kinh nghiệm Trung Quốc là rất khiêm nhường vì chưa tham gia trận chiến lớn nào, chỉ đụng độ với Hải quân Việt Nam Cộng hòa đầu năm 1974, và tấn công lực lượng hải quân Việt Nam năm 1988 tại đảo Gạc Ma (Trường Sa của Việt Nam).
Chưa kể đến chính sách “một con” khiến các bậc cha mẹ Trung Quốc miễn cưỡng khi phải để cho con nhập ngũ, chưa kể đến việc tham chiến. Trong khi đó ở Mỹ trong những thập niên qua, lính Mỹ ít khi nào được nghỉ ngơi. Có thể nói là “tình trạng sẵn sàng ứng chiến” luôn là một yếu tố quan trọng ưu tiên trong những kế hoạch quân sự của Lầu Năm Góc.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đối mặt với nhiều vấn đề khác. Về đối nội, Trung Quốc đang phải giải quyết căng thẳng về vấn đề dân tộc thiểu số, đặc biệt là vấn đề Tây Tạng và Tân Cương trong những năm gần đây. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng đặc biệt là trong quân đội cũng đang gây bất ổn trong nội bộ Trung Quốc.
Về đối ngoại, ngoài tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc còn có những tranh chấp lãnh thổ quan trọng hơn nữa. Với dân số gần 1,4 tỷ người, áp lực về đất đai của Trung Quốc càng ngày càng nặng nề. Tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng thường xuyên xảy ra.
Trung Quốc dường như nắm rõ được các điểm yếu của mình nên họ không muốn hoặc chưa muốn đối đầu trực diện với Mỹ tại Thái Bình Dương. Chiến lược của Trung Quốc ngày nay là hăm dọa theo phương pháp du kích, “cắt lát salami”, nhắm vào từng đối tượng, từng hòn đảo hay bãi cạn.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, giới chuyên gia cho rằng, nếu cùng lúc, Nga và Trung Quốc bắt tay với nhau để tạo ra hai chiến trường đối với Mỹ, một ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một ở khu vực Đông Âu, thì đó sẽ là cơn ác mộng cho quân đội Mỹ.
Theo Danviet
TQ ráo riết phát triển tên lửa, đề phòng chiến tranh với Mỹ
Trung Quốc đang xây dựng kho vũ khí mới bao gồm cả tên lửa tấn công và phòng thủ, chuẩn bị cho xung đột tiềm tàng với Mỹ.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có tầm bắn xa tới 1.500 km.
Trong những tháng qua, căng thẳng giữa hai nước đang ngày càng leo thang. Tại Biển Đông, Bắc Kinh và Washington mâu thuẫn về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép. Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới.
Ở biển Hoa Đông, Mỹ hối thúc đồng minh Nhật Bản thể hiện lập trường cứng rắn hơn với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Trong một bài nhận định đăng trên tờ Asia Times, nhà báo kỳ cựu Bill Gertz đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đang tăng cường mở rộng kho vũ khí tên lửa trong nhiều năm qua, vì lo ngại Mỹ gây hấn.
"Bắc Kinh đã âm thầm tích trữ tên lửa hành trình và đạn đạo trong vài thập kỷ qua, bao gồm các hệ tống tên lửa tầm ngắn, tầm trung và liên lục địa", Bill Gertz viết. "Một vài tên lửa hành trình tầm xa, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường cũng được triển khai".
Bắc Kinh cũng bí mật phát triển tên lửa siêu thanh DF-ZF. Tên lửa được đưa lên vùng ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ (cách mặt đất gần 100km) bằng một hệ thống phóng tên lửa đạn đạo cỡ lớn. DF-ZF sau đó có thể đạt tới tốc độ Mach 10 và giúp vượt qua mọi hệ thống phòng thủ.
Trong bối cảnh Mỹ có kế hoạch triển khai Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc, nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ Triều Tiên, Trung Quốc cảm thấy bị buộc phải tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa.
"Việc phát triển năng lực tên lửa phòng thủ phù hợp là cần thiết đối với việc duy trì an ninh quốc gia Trung Quốc và nâng cao khả năng phòng thủ chung. Trung Quốc không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay mục tiêu nào, cũng không phá vỡ cân bằng chiến lược quốc tế", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói với phóng viên tháng trước.
Minh họa tên lửa siêu thanh bay trong bầu khí quyển.
Ông Dương nói thêm: "Chúng tôi sẽ chú ý đến hành động có liên quan của Mỹ và Hàn Quốc để có những biện pháp cần thiết, nhằm duy trì an ninh chiến lược quốc gia cũng như cân bằng chiến lược trong khu vực".
Đa số những bước phát triển quân sự của Trung Quốc được tiến hành một cách bí mật trong quá khứ. Nhưng ngày nay, Bắc Kinh đang ngày càng trở nên công khai hơn về năng lực tên lửa. Điều này đã khiến Mỹ chú ý.
"Việc Trung Quốc nghiên cứu và phát triển tên lửa siêu thanh mới (HGV) đã thách thức những tính toán của Mỹ. Công nghệ HGV khiến cho năng lực phòng thủ Mỹ đứng trước nhiều khó khăn", Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ (Stratcom), Đô đốc Cecil Haney nói trong hội nghị về tên lửa gần đây.
Theo ông Haney, Washington cần phải nghĩ lại trong vấn đề phòng thủ tên lửa. "Chúng ta phải suy nghĩ theo hướng khác, để có thể hiểu rõ điều gì đang diễn ra và làm cách nào để giải quyết vấn đề đó".
Theo nguồn tin trên tờ China Military Online, việc leo thang căng thẳng giữa hai siêu cường sẽ dẫn đến những hệ quả khó tránh khỏi. "Vấn đề không phải là chiến tranh có xảy ra hay không mà là khi nào", nguồn tin cho biết. "Nhiệm vụ của Trung Quốc là phải chuẩn bị &'át chủ bài' về vũ khí trước khi chiến tranh nổ ra".
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik (Dân Việt)
Trung Quốc khoe khoang cơ bắp ở Biển Đông và thảm hoạ khôn lường Tờ The Wall Street Journal cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc phô trương sức mạnh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ ngoài ý muốn trên biển và trên không đang gia tăng từng ngày. The Wall Street Journal dẫn một nghiên cứu mới của công ty RAND Corp nhận định một cuộc chiến tranh...