Lý do Trung Quốc không thể “lên mặt dạy đời” Triều Tiên
Dù ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên đã giảm bớt trong thời gian qua nhưng Bắc Kinh vẫn còn “đòn bẩy” kinh tế đối với Bình Nhưỡng. Và, đó cũng là lý do khiến Bắc Kinh đôi lúc “há miệng mắc quai”.
Một báo cáo của Hội đồng Quan hệ đối ngoại hồi đầu năm cho biết, Trung Quốc coi sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên là mối quan tâm chính của họ. Mục đích của Trung Quốc là để duy trì một vùng đệm chiến lược giữa Bắc Kinh và Seoul cũng như ngăn chặn làn sóng người tị nạn từ Triều Tiên đổ bộ vào Trung Quốc.
Mặc dù có thể nói Trung Quốc đang nắm con át chủ bài để gây sức ép lên Triều Tiên về quyền lực kinh tế và quân sự nhưng việc Trung Quốc tiếp tục sẵn sàng chấp nhận than của Triều Tiên có thể là một dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh vẫn không thể hoàn toàn sai khiến được mối quan hệ với Bình Nhưỡng, tờ Businessinsider nhận định.
Chuyên gia Daniel Sneider của Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương của Stanford cũng nhận định rằng: “Rõ ràng là Trung Quốc có đòn bẩy lớn hơn Triều Tiên trong nhiều khía cạnh, nhưng có thể Bắc Kinh đang cố gắng từng bước để gây ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng song không làm tổn hại đến chế độ của Triều Tiên”. Vậy “đòn bẩy” của đôi bên ở đây là gì?
Một công nhân sản xuất than ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.
Tờ Businessinsider có bài phân tích cho biết, lượng tiêu thụ than trên toàn cầu đã giảm đáng kể trong năm qua, do Trung Quốc chiếm khoảng một nửa nhu cầu than của thế giới.
Nhưng bước ngoặt của gã khổng lồ châu Á gặp phải là tình trạng gây ô nhiễm trầm trọng nhất trên thế giới. Và rõ ràng, than đá không phải là loại nhiên liệu sạch. Trong khi Trung Quốc dường như giảm sản xuất và tiêu thụ than trong nước, thì các nguồn tin chính trị cho rằng, Bắc Kinh sẽ duy trì hỗ trợ cho sản xuất than ở Triều Tiên.
Mối quan hệ này đã khiến Trung Quốc thúc đẩy các lệnh trừng phạt Triều Tiên, ngoại trừ đối với xuất nhập khẩu than, ngày cả khi Bắc Kinh đang giảm dần sản lượng sản xuất than trong nước.
Theo các thống kê, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9% trong năm 2015, mức thấp nhất trong 25 năm, và hãng tin Reuters đã báo cáo rằng chính phủ Trung Quốc dự định sa thải từ 5 triệu đến 6 triệu công nhân nhà nước trong vòng 2-3 năm tới, như một phần nỗ lực kiềm chế quá tải công nghiệp và ô nhiễm.
Video đang HOT
Ở phía đông bắc Trung Quốc, nơi trung tâm sản xuất công nghiệp và than đá, tình trạng công nhân bị sa thải đã bắt đầu xảy ra. Từ thực tế đó, hàng loạt các cuộc đình công ở khu vực đồng bắc Trung Quốc đã xảy ra trong 6 tháng qua.
Mặc dù sản lượng than trong nước giảm nhưng nhu cầu sử dụng than của Trung Quốc không hề giảm và Bắc Kinh đã tìm kiếm nguồn cung từ Triều Tiên. Than là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất và là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Triều Tiên.
Reuters cho biết, hơn 2 tuần sau khi Liên Hợp Quốc công bố lệnh trừng phạt mới khắc nghiệt nhất đối với Triều Tiên, một số nguồn tin vận chuyển và thương mại Trung Quốc cho biết họ đã không được thông báo về bất cứ quy định cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên.
“Tại thời điểm này, không ai đến với chúng tôi và nói rằng chúng tôi không nên làm điều đó”, một quan chức tại một công ty ở thành phố cảng Đại Liên chuyên nhập khẩu than của Triều Tiên và hàng hóa khác nói với hãng tin Reuters như vậy. “Tôi thậm chí không biết rõ ràng về những biện pháp trừng phạt cụ thể như thế nào”, người này cho biết thêm.
Than là nguồn xuất khẩu lớn nhất của Triều Tiên.
Theo số liệu của Reuters, kim ngạch xuất khẩu than của Triều Tiên sang Trung Quốc tăng vọt lên 26,9% trong năm 2015, ước tính khoảng 21,7 tấn với trị giá 1 tỷ USD, khiến nước này trở thành nhà cung cấp than lớn thứ ba cho Trung Quốc, sau Australia và Indonesia.
“Tôi cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã thương thảo được một miễn trừ diện rộng đối với hoạt động buôn bán than”, Andrea Berger, phó giám đốc chương trình chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và chính sách hạt nhân, tại Viện Royal United Services, nhận định.
Chuyên gia về quan hệ Trung – Triều Adam Cathcart, đến từ Đại học Leeds, Anh, nhận định: “Đó rõ ràng là một lỗ hổng.Than là một đòn bẩy lớn cho họ. Từ góc độ của Trung Quốc, thật khôn ngoan khi để lại những khoảng trống, để họ không bị cáo buộc là vi phạm các lệnh trừng phạt, nếu một đoàn tàu mang khoáng sản chạy từ Trung Quốc sang Triều Tiên”.
Ông Scott Snyder- chuyên gia cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nhận định: “Không có lý do để nghĩ rằng những rủi ro chính trị bắt nguồn từ Triều Tiên sẽ dẫn đến việc Trung Quốc gây ảnh hưởng bằng kinh tế đối với Triều Tiên trong thời gian tới”.
Và nhiều chuyên gia khác còn cho rằng, kể cả việc Triều Tiên yên ắng cũng tạo thuận lợi hơn cho việc Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông và không chừng, “than” là đòn bẩy cho những việc đó.
Theo Danviet
Triều Tiên- quốc gia bí ẩn hay "điếc không sợ súng"?
"Triều Tiên không hiểu vị trí của mình trong hệ thống quốc tế nên đã dẫn đến những sai lầm...", Giáo sư Ranjit Kumar Dhawan thuộc trường Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, Ấn Độ nhận định
Tờ Korea Times ngày 26.3 đăng bài viết của giáo sư Ranjit Kumar Dhawan cho rằng có những điều Triều Tiên chưa hiểu rõ, trong đó nghị quyết trừng phạt mới nhất mà Liên Hợp Quốc vừa thông qua đã cho Triều Tiên những bài học để thấy rõ vị trí đích thực của mình.
Bài báo viết: Gần đây, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) đã thông qua Nghị quyết 2270 trong đó đặt lệnh trừng phạt kinh tế hà khắc chưa từng có đối với Triều Tiên. Có thể thấy, có một sự đồng thuận hiếm hoi trong HĐBA về vấn đề phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và các biện pháp trừng phạt được thực thi để ngăn chặn mục đích phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, điều khá thú vị là chưa từng có biện pháp trừng phạt nào như vậy được áp đặt lên 5 nước thành viên thường trực của HĐBA về việc họ phát triển vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loại (WDM). Họ tiếp tục phát triển vũ khí tinh vi hơn và sử dụng chúng chống lại các quốc gia yếu hơn như nó đã xảy ra ở Ukraine, Syria và Iraq trong những năm gần đây. Từ khi 5 nước thành viên thường trực có quyền phủ quyết trong HĐBA, lệnh trừng phạt đối với chính họ đã không xảy ra.
Sai lầm lớn nhất của Triều Tiên đã thực hiện là thách thức Mỹ- siêu cường số 1 trên thế giới. Triều Tiên không hiểu vị trí của mình trong hệ thống quốc tế. Cũng như bất kỳ cuộc chơi nào, quan hệ giữa các nước đều dựa trên các quy tắc và quy định nhất định. Chỉ có các nước lớn, các nước phát triển mạnh mẽ mới có quyền phát triển và độc quyền đối với các loại vũ khí hạt nhân và sử dụng chúng như đã từng xảy ra ở Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945.
Triều Tiên thường xuyên thách thức siêu cường số 1 thế giới.
Cũng không phải là lần đầu tiên mà một nhà nước nghèo như Triều Tiên đã thách thức sức mạnh của siêu cường. Năm 1950, Triều Tiên đã quyết tâm thống nhất bán đảo Triều Tiên thông qua các phương tiện quân sự. Kết quả là ba năm chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), gần như mỗi mét đất lãnh thổ Triều Tiên đều Mỹ và đồng minh nã bom.
Sau khi kết thúc chiến tranh, Bình Nhưỡng mất sự hỗ trợ kinh tế của một siêu cường Liên Xô và sau đó Triều Tiên đã trở thành một trong những nước nghèo nhất trên thế giới.
Trong hệ thống quan hệ quốc tế này, các nước làm đồng minh của siêu cường có quyền phát triển vũ khí hạt nhân và vi phạm nhân quyền. Pakistan và Israel có thể có vũ khí hạt nhân và Saudi Arabia có thể tiếp tục với xử tử công khai man rợ vì họ là những đồng minh của một siêu cường.
Theo bài báo, Triều Tiên không hiểu rằng các bài giảng về dân chủ và quyền con người chủ yếu dành cho những nước không chấp nhận tính ưu việt của các siêu cường.
Triều Tiên không hiểu rằng không có dân chủ thực sự trong hệ thống quốc tế nhưng có một trật tự phong kiến, nơi các cường quốc lớn quyết định số phận của các quốc gia nhỏ hơn. Và như vậy, kể cả tương lai của bán đảo Triều Tiên có thống nhất hay không cũng phần lớn phụ thuộc vào mong muốn của các nước lớn.
Giáo sư Ranjit Kumar Dhawan nhận định rằng, các biện pháp trừng phạt của HĐBA không chỉ có ý nghĩa cấm Triều Tiên phát triển WMDs mà còn cung cấp cho Bình Nhưỡng một số bài học quan trọng của quan hệ quốc tế.
Triều Tiên coi vũ khí hạt nhân là cứu cánh.
Tính đến nay LHQ đã triển khai tới 5 vòng trừng phạt đối với Triều Tiên kể từ sau khi nước này tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên năm 2006, tuy nhiên Bình Nhưỡng vẫn phớt lờ những biện pháp mạnh tay này. Rõ ràng, phải có lý do gì đó để Triều Tiên cương quyết đối đầu với cộng đồng quốc tế, bất chấp mọi giá và sẵn sàng chịu đựng các lệnh trừng phạt gay gắt để đạt được mục đích của mình. Nguyên nhân nào khiến Triều Tiên, một quốc gia nghèo đói, lại sẵn sàng đổ hàng đống tiền vào việc phát triển các chương trình hạt nhân để đe dọa các nước láng giềng, và kể cả là Mỹ- cường quốc hạt nhân số 1 thế giới?
Hiện có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh hệ thống tên lửa của Triều Tiên và nhiều chuyên gia tin là nước này còn lâu mới có thể phát triển được một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hiệu quả, đủ sức tấn công các mục tiêu ở nước Mỹ. Trong khi đó, Mỹ là một cường quốc hạt nhân và tên lửa. Nếu chiến tranh nổ ra, không khó để nhìn thấy kết cục của cuộc đối đầu Mỹ-Triều Tiên khi so sánh tương quan lực lượng.
Bởi vậy, có thể nói những vũ khí hạt nhân và tên lửa với công nghệ ở mức trung bình không thể giúp Bình Nhưỡng tấn công Mỹ và các đồng minh song sẽ cho phép quốc gia bí ẩn này có được một khả năng răn đe đáng kể. Việc dùng một vài loại vũ khí hạt nhân và tên lửa để tấn công một cường quốc hạt nhân có thể coi là hành động tự sát song những vũ khí kiểu này có thể giúp một quốc gia yếu thế hơn có được khả năng trả đũa nếu bị tấn công phủ đầu.
Triều Tiên đã tồn tại suốt gần 7 thập kỷ qua với sự lo sợ trước các cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ, song thực tế là Washington chưa hề công khai nói rằng sẽ sử dụng loại vũ khí hủy diệt này nhằm vào Bình Nhưỡng. Đầu tuần qua, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nói rằng những lời đe dọa không ngưng nghỉ và hàng loại hành vi khiêu khích của Triều Tiên đang có khả năng đẩy chính quốc gia này vào một cuộc khủng hoảng trong bối cảnh họ ngày càng bị cô lập nặng nề về kinh tế và ngoại giao.
Theo Danviet
Hé lộ 'chiêu' Trung Quốc bắt bí Mỹ để giúp Triều Tiên giảm trừng phạt Theo tiết lộ của hãng tin Reuters, Bắc Kinh đã bắt bí Washington để Mỹ chấp nhận việc giảm nhẹ trừng phạt đối với Triều Tiên. Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đồng ý với yêu cầu của Trung Quốc là xóa tên 4 chiếc tàu ra khỏi danh sách cần trừng phạt về tội giúp Triều Tiên buôn lậu...