Lý do Trump thân thiện với Trung Quốc, làm găng với Nga
Không làm găng mà thân thiện với Trung Quốc trong khi không thân thiện mà làm găng với Nga, chuyển từ coi thường sang coi trọng NATO, không còn “Nước Mỹ trước hết” với nội hàm là tập trung tất cả cho công cuộc chấn hưng nước Mỹ mà dành ưu tiên hàng đầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên, tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện theo cách rất sinh động và thuyết phục sự khác biệt rất cơ bản so với những người tiền nhiệm. Ông Trump không giống những người tiền nhiệm không phải về nội dung chính sách vì thật ra người này cho tới nay chưa thấy có được chính sách riêng nên đa phần vẫn tiếp tục chính sách của người tiền nhiệm mà về cách thức cầm quyền và tính cách cá nhân.
Thời gian cầm quyền trong nhiệm kỳ đầu tiên còn rất dài mà ông Trump đã lật ngược gần như tất cả những cam kết tranh cử trọng tâm nhất. Trước một đằng nhưng nay một nẻo, quyết định ngẫu hứng và hành động bất ngờ là những nét nổi bật nhất, đặc thù nhất và cả đặc trưng nhất cho 100 ngày cầm quyền đầu tiên của vị tổng thống này của nước Mỹ.
Không làm găng mà thân thiện với Trung Quốc trong khi không thân thiện mà làm găng với Nga, chuyển từ coi thường sang coi trọng NATO, không còn “Nước Mỹ trước hết” với nội hàm là tập trung tất cả cho công cuộc chấn hưng nước Mỹ mà dành ưu tiên hàng đầu, ít nhất thì cũng ở thời điểm hiện tại, cho vai trò “sen đầm thế giới” với những chiến dịch quân sự ở Yemen, Syria và Afghanistan cũng như dàn binh sẵn sàng chiến tranh ở khu vực Đông Bắc Á – ông Trump đã tỏ ra thay đổi từ cơ bản đến hoàn toàn nhận thức và định hướng chính sách cầm quyền ở Mỹ.
Sự thay ngoắt đổi ngược này của ông Trump cũng đã thể hiện rất rõ trong đối nội. Ông Trump không còn quyết chí đến cùng theo đuổi chủ định lật ngược và thay thế cuộc cải cách mà người tiền nhiệm đã thực hiện về chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế, còn được gọi là Obamacare. Việc xây bức tường ngăn cách biên giới giữa Mỹ và Mexico được ông Trump quyết rồi để đấy. Chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế xem ra khó có cơ hội được đề xướng bởi không khả thi về tài chính.
Chủ tịch Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen đột nhiên được ông Trump ngợi ca chứ không còn bị thù ghét, thậm chí còn có thể được ông Trump đề cử đảm nhiệm cương vị chủ tịch FED thêm một nhiệm kỳ nữa chứ không bị thay thế. Sự thay đổi này của ông Trump khiến bộ phận dân Mỹ ủng hộ ông Trump không thể không bất bình bởi cho rằng người này không kiên định nguyên tắc và lý tưởng.
Họ không thể không cảm thấy bị ông Trump phản bội. Còn đồng minh và đối tác của Mỹ thì bối rối, đối thủ của Mỹ cảnh giác và thận trọng. Tất cả không rõ người này thật giả thế nào trong những thay đổi ấy, thay đổi vì nhận thức mới hay chỉ nhằm cái lợi nhất thời trước mắt, vì lý trí hay bởi tình cảm. Xem ra, cả sau 100 ngày cầm quyền đầu tiên này, ông Trump vẫn chưa đi hết những bước cầm quyền chập chững ban đầu. Nhưng càng ngày càng có thêm nhiều dấu hiệu cho thấy ông Trump đã thực tế và cầu thị hơn, đã nhanh chóng có những điều chỉnh. Nếu cứ tiếp tục như thế thì tình trạng tiền hậu bất nhất trong những ngày cầm quyền đầu tiên này rất có thể sẽ không cản trở ông Trump có được cơ hội gây dựng nên một nhiệm kỳ cầm quyền thành công.
Video đang HOT
Theo Danviet
Căng thẳng ở Biển Đông chưa hạ nhiệt do vẫn còn va chạm trên thực địa
Các học giả trong nước và quốc tế cho rằng, hiện nay căng thẳng ở Biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do vẫn còn có sự va chạm, vẫn còn các hoạt động thay đổi nguyên trạng trên thực địa, chưa kể máy bay Trung Quốc - Mỹ nhiều lần đối đầu trong khu vực.
Sáng nay, 14/11, tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Học viện Ngoại giao, Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật Gia Việt Nam đồng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ VIII, với chủ đề: "Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực".
Tại hội thảo lần này, các chuyên gia, học giả hàng đầu thế giới về Biển Đông tham gia trình bày khoảng 30 tham luận về các lĩnh vực: Quan hệ quốc tế, luật quốc tế, an ninh biển, hợp tác biển...
Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho biết, cuộc hội thảo lần thứ VIII với sự góp mặt của hơn 200 học giả trong nước, quốc tế có uy tín hàng đầu hiện nay.
"Trong 8 năm qua, hội thảo quốc tế về Biển Đông đã trở thành diễn đàn uy tín. Từ hơn 50 học giả quốc tế tham dự hội thảo đầu tiên, đến nay hội thảo đã xây dựng một mạng lưới gần 400 học giả thường xuyên kết nối, trao đổi, thảo luận về tình hình Biển Đông.
Đến nay, hội thảo đã có sự có mặt, tham dự của các học giả đến từ hơn 30 nước, vùng lãnh thổ trải khắp Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương. Đặc biệt lần đầu có sự tham dự của học giả đến từ khu vực Mỹ La-tinh...", PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng mở đầu bài phát biểu.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ VIII với chủ đề: "Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực", tại TP Nha Trang, sáng 14/11.
Theo ông Tùng, với hơn 200 bài tham luận mà các học giả đóng góp qua 7 lần hội thảo và 30 bài tham luận tại hội thảo lần này, đây là một kho tư liệu có giá trị tham khảo về tất cả các khía cạnh về vấn đề Biển Đông cho cộng đồng quốc tế. Trong đó, nhiều bài tham luận đã, đang và sẽ xuất bản rộng rãi thành sách trên thế giới, nhất là nhiều sáng kiến đã được đưa ra và chuyển cho các Chính phủ liên quan để cân nhắc, lồng ghép vào chính sách của các nước trong khu vực.
"Trong năm qua, căng thẳng ở khu vực chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, do vẫn còn có sự va chạm, vẫn còn có các hoạt động thay đổi nguyên trạng trên thực địa. Kể từ hội thảo lần thứ VII đến nay, có gần 20 vụ đụng độ ở mức độ nguy hiểm giữa các tàu cá, tàu chấp pháp của các nước ven Biển Đông ở trong khu vực Trường Sa, đặc biệt là Hoàng Sa, chưa kể nhiều vụ đối đầu giữa máy bay Mỹ và Trung Quốc ở trong khu vực", ông Tùng khái quát lại tình hình Biển Đông.
Theo Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, hiện nay tình hình cải tạo đảo và quân sự hóa ở các khu vực tranh chấp ngày càng phức tạp, trong khi đó tình hình môi trường tiếp tục xấu đi, hơn 20 bãi san hô ở Trường Sa có dấu hiệu bị hủy hoại nghiêm trọng, ngoài ra có hàng trăm m2 san hô đã hoàn toàn bị hủy diệt.
Theo ông Tùng, sau phán quyết vụ kiện Biển Đông hồi tháng 7 năm nay, phản ứng của các nước liên quan đối với kết quả vụ kiện cho thấy vẫn còn có nhiều khác biệt trong việc diễn giải luật pháp, nhất là trong việc lồng ghép vào những tính toán địa chiến lược của các nước liên quan, nhất là các nước lớn.
Hội thảo đã quy tụ nhiều học giả trong nước và quốc tế hàng đầu về vấn đề Biển Đông, tham dự
"Trong những năm tới, các khác biệt này sẽ tiếp tục là cơ sở cho những bất đồng, tranh chấp, nhất là các cuộc chuyển giao quyền lực, hoặc tái cơ cấu quyền lực đã, đang và sẽ diễn ra trong khu vực liên quan đến thay đổi trong nội trị của nhiều nước", PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng nhận định.
Trong tham luận "Diễn biến của tranh chấp Biển Đông: Ghi nhận từ một Sử gia", TS Ulises Granados, Điều phối Chương trình Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương, Viện Công nghệ Mexico, cho rằng, bản thân việc nghiên cứu tranh chấp ở Biển Đông đã có một lịch sử lâu dài, kể từ đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, kể từ khi việc xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông thì công luận chú ý nhiều hơn. TS Ulises Granados cho rằng, hiện nay vấn đề nhức nhối là quyết định tăng cường sự hiện diện trên Trường Sa của Trung Quốc.
"Trung Quốc hiện nay đang nâng cấp 7 thực thể mà nước này chiếm đóng và đưa bãi cạn Scarborough trở thành trọng tâm trong tính toán địa chiến lược của mình kể từ năm 2012, song song với việc nâng cấp mạnh mẽ lực lượng Hải quân phòng thủ trên Hoàng Sa", TS Ulises Granados cảnh báo.
Trong tham luận "Địa chính trị ở Trường Sa: Các tuyến đường biển bí mật và tàu ngầm", TS. Francois-Xavier Bonnet, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại, (Pháp), tiết lộ rằng, từ trước Thế chiến thứ II, như từ năm 1925-1938, Hải quân Anh, Nhật đã tiến hành các cuộc khảo sát và họ đã khám phá ra các "vùng biển bí mật dọc vùng nguy hiểm" từ phía Nam đến phía Bắc.
Theo các học trong nước và quốc tế, hiện nay căng thẳng ở Biển Đông "chưa có dấu hiệu hạ nhiệt" do vẫn còn có sự va chạm, vẫn còn có các hoạt động thay đổi nguyên trạng trên thực địa
Những năm 1935, Hải quân Mỹ tiến hành các khảo sát bí mật, quan tâm đến việc lập bản đồ, độ sâu của khu vực này, đồng thời Hải quân Mỹ cũng khám phá ra một tuyến đường biển theo hướng Đông - Tây. TS. Francois-Xavier Bonnet lập luận, kể từ năm 2012 tình hình Biển Đông xấu đi đáng kể, đặc biệt là yêu cầu của Philippines kiện Trung Quốc.
TS. Francois-Xavier Bonnet cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, các quốc gia "phải tôn trọng lẫn nhau" và vai trò của ASEAN rất quan trọng hiện nay.
Trong buổi sáng 14/11, các học giả đã kết thúc việc thảo luận phiên 1 và sẽ tiếp tục thảo luận các phiên 2, 3 và 4 trong chiều cùng ngày.
Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ VIII diễn ra trong 2 ngày, bao gồm 7 phiên thảo luận chính, gồm: phiên 1: "Nguồn gốc của tranh chấp Biển Đông: Khía cạnh lịch sử"; phiên 2: "Căng thẳng Biển Đông sẽ đi đến đâu?"; phiên 3: "Luật pháp quốc tế và Biển Đông"; phiên 4: "Kinh tế chính trị của Biển Đông: Vấn đề và triển vọng"; phiên 5: "An ninh, chính trị và ngoại giao"; phiên 6: "Tương tác và phối hợp trên biển"; và phiên 7: "Cơ chế quản lý căng thẳng ở Biển Đông".
Viết Hảo
Theo Dantri