Lý do Triều Tiên im lặng khi oanh tạc cơ Mỹ “gõ cửa nhà”
Triều Tiên được cho là không hề hay biết việc oanh tạc cơ chiến lược B-1B Mỹ áp sát nước này vào cuối tuần trước, hoặc đã không hành động vì lý do khác.
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Mỹ.
Theo Daily Mail, một nhóm các máy bay ném bom B-1B Mỹ hôm 23.9 đã áp sát bờ đông Triều Tiên ở cự ly gần chưa từng có trong thế kỷ 21.
Nhưng Triều Tiên được cho là không hề hay biết động thái phô trương sức mạnh của Mỹ ở vùng biển quốc tế, theo lời quan chức Hàn Quốc.
Chính trị gia Hàn Quốc Lee Whan Young nói, chỉ khi Lầu Năm Góc tuyên bố về chuyến bay của oanh tạc cơ B1-B, Triều Tiên mới biết để đưa chiến đấu cơ, tên lửa ra bờ đông ứng phó.
“Có vẻ như Triều Tiên không hề biết hoạt động của không quân Mỹ vào ban đêm, radar của họ đã không phát hiện được oanh tạc cơ Mỹ”, ông Lee nói trên NBC News.
Trong khi đó, các chuyên gia đặt giả thuyết Bình Nhưỡng không phản ứng vì đơn giản là muốn tránh một cuộc đối đầu với Washington.
Giới chuyên gia nói Triều Tiên chỉ đưa ra những tuyên bố cứng rắn để chứng tỏ quyết tâm đối đầu với Mỹ, trong khi che giấu nỗi lo về một cuộc chiến mà giới lãnh đạo Triều Tiên không thể thắng.
“Tôi có thể cảm nhận thấy nỗi sợ trong giọng điệu của họ”, tướng Shin Won-sik, cựu chiến lược gia hàng đầu của quân đội Hàn Quốc nói . “Họ không thể khai chiến với Mỹ khi chiến đấu cơ của họ không bay được xa vì thiếu nhiên liệu hoặc có nguy cơ bị rơi cao”.
Video đang HOT
Theo các quan chức tình báo Hàn Quốc, ngay cả khi đưa ra lời đe dọa bắn hạ máy bay Mỹ, quân đội Triều Tiên vẫn ra chỉ thị cho các đơn vị đóng quân ở gần biên giới Hàn Quốc không có những quyết định bốc đồng và yêu cầu thực hiện quy trình trước khi hành động.
“Triều Tiên rất muốn tránh hành vi khiêu khích quân sự hay đụng độ bất ngờ”, Lee Cheol-woo, chủ tịch ủy ban tình báo quốc hội Hàn Quốc nói trong một cuộc họp kín.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
“Triều Tiên không đủ phương tiện để chống lại người Mỹ”, Shin In-kyun, chuyên gia quân sự điều hành nhóm dân sự Mạng lưới Phòng vệ Hàn Quốc nhận định.
Theo các chuyên gia, dù Triều Tiên trước đây đã bắn hạ hai máy bay quân sự Mỹ vào năm 1969 và 1994, nhưng đó đã là chuyện của quá khứ.
Bình Nhưỡng ngày nay gần như không thể diệt được oanh tạc cơ chiến lược Mỹ, tiêm kích F-15 hay chiến đấu cơ tàng hình F-35, đặc biệt là khi chúng bay trên không phận quốc tế, nằm cách xa bờ biển Triều Tiên.
Về lý thuyết, các hệ thống tên lửa phòng không Triều Tiên như KN-06 hay S-200 có thể bắn hạ mục tiêu Mỹ ở khoảng cách 250km, nhưng hệ thống radar cảnh giới và dẫn đường lỗi thời khó có thể phát hiện máy bay Mỹ khi Washington kích hoạt hệ thống gây nhiễu đại trên các máy bay hộ tống.
“Triều Tiên phải mạnh miệng vì họ sợ rằng nếu họ lùi bước trước sức ép hiện nay của Mỹ, họ sẽ đánh mất vị thế”, Kim Yong-hyun, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul nói. “Họ lo sợ rằng nếu nhún mình, Trung Quốc và Nga sẽ không giúp họ nữa”.
Theo Danviet
Oanh tạc cơ chiến lược Nga lao vào cây, gãy tan cả 2 cánh
Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3 đâm sầm vào cây, gãy tan cánh sau khi gặp trục trặc trong một cuộc tập trận quân sự.
Theo Mirror, đoạn video quay tại hiện trường cho thấy máy bay ném bom tầm xa chiến lược Tu-22M3 tăng tốc cất cánh nhưng sau đó gặp sự cố bất ngờ.
Trong video, phi công cố gắng hãm phanh, thả dù để ngăn máy bay tiếp tục lao về phía trước nhưng không thành công.
Chiếc máy bay ném bom siêu thanh cứ thế lao thẳng ra ngoài đường băng tại căn cứ quân sự, đâm vào rừng cây ở phía trước.
Oanh tạc cơ Tu-22M3 Nga thảm hại sau sự cố.
Nguồn tin quân sự cấp cao Nga tiết lộ, phi hành đoàn trên máy bay đã hủy cất cánh khi nhận thấy cảm biến tốc độ máy bay gặp trục trặc.
Vụ việc xảy ra trong cuộc tập trận Zapad 2017 quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Nga. Cuộc tập trận diễn ra vào ngày 14.9 nhưng đoạn video chỉ mới được công bố.
Những bức ảnh chụp hiện trường cho thấy toàn bộ 4 thành viên phi hành đoàn đã thoát khỏi máy bay thành công. Nhưng chiếc Tu-22M3 bị gãy tan cánh, chỉ còn trơ lại phần thân.
Quan chức không quân Nga ở Moscow quả quyết chiếc Tu-22M3 này sẽ bay sớm bay trở lại sau khi sửa chữa "thiệt hại nghiêm trọng".
Phi hành đoàn gồm 4 người nhảy ra khỏi máy bay an toàn.
"Nguyên nhân vụ tai nạn là do hệ thống cảm biến tốc độ không hoạt động. Phi công không xác định được tốc độ của máy bay nên đã quyết định hủy cất cánh", quan chức Nga nói.
Nguồn tin cho biết, chiếc Tu-22M3 chịu thiệt hại nặng nề, hai cánh máy bay tách rời khỏi thân.
"Điều quan trọng là phi hành đoàn vẫn an toàn. Chiếc máy bay sẽ sớm quay trở lại thực hiện nhiệm vụ sau khi được sửa chữa xong", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga nói.
Vụ tai nạn này hiện đang được Ủy ban thuộc Lực lượng Không Quân vũ trụ Nga điều tra.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) mới ký quyết định miễn nhiệm Tư lệnh không quân Viktor Bondarev.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký quyết định miễn nhiệm Tư lệnh không quân Viktor Bondarev.
Lý do được cho là vì ông Bondarev được điều chuyển sang chức vụ mới trong quốc hội Nga vì vụ tai nạn Tu-154 khiến 92 người thiệt mạng vào năm ngoái. Nga cho đến nay chưa thể lý giải nguyên nhân xảy ra thảm kịch tồi tệ này.
Không quân Nga hiện đang sở hữu 62 oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3. Chiếc máy bay này từng là nỗi khiếp sợ của NATO trong Chiến tranh Lạnh.
Theo Danviet
Nếu Triều Tiên liều lĩnh bắn hạ F-15, B-1 Mỹ, chuyện gì xảy ra? Cho rằng Washington "tuyên chiến trước", Bình Nhưỡng có thể liều lĩnh trả đũa bằng cách bắn hạ oanh tạc cơ chiến lược Mỹ ngay cả khi chúng không hoạt động trong không phận Triều Tiên như họ đã đe dọa. Giới phân tích cho biết, về kỹ thuật, Triều Tiên có vũ khí để bắn hạ máy bay Mỹ hoạt động gần...