Lý do Triều Tiên bổ nhiệm đại sứ mới ở Trung Quốc sau 11 năm
Triều Tiên mới đây đã bổ nhiệm một cựu bộ trưởng thương mại làm đại sứ mới tại Trung Quốc, giao cho ông sứ mệnh quan trọng là khôi phục thương mại với đồng minh thân cận nhất của nước này.
Ông Ri Ryong-nam (phải) ngồi cạnh ông Lee Nak-yon, cựu Thủ tướng Hàn Quốc tại lễ khai mạc Đại hội Thể thao châu Á 2018 ở Jakarta (Indonesia). Ảnh: Yonhap
Theo tờ Korea Herald, ông Ri Ryong-nam (61 tuổi), sẽ kế nhiệm ông Ji Jae-ryong (79 tuổi) – người giữ chức Đại sứ Triều Tiên tại Bắc Kinh từ năm 2010.
Việc bổ nhiệm ông Ri được diễn ra sau cuộc cải tổ thành phần nội các gần đây tại quốc gia Đông Bắc Á nhằm phục hồi nền kinh tế đang gặp khó khăn theo kế hoạch phát triển 5 năm công bố vào tháng trước.
Giới quan sát đánh giá ít khi Triều Tiên có động thái bổ nhiệm một quan chức kinh tế làm đại sứ.
Video đang HOT
Ông Ri từng là bộ trưởng thương mại Triều Tiên từ năm 2008 đến năm 2016. Trong thời gian đó, Bộ Thương mại Triều Tiên được đổi tên thành Bộ Kinh tế Đối ngoại. Một vài năm trước, ông Ri cũng đảm đương vị trí Phó Thủ tướng phụ trách ngoại thương. Ông là cháu của Ri Myong-su, cựu Tổng Tham mưu trưởng Quân đội và là phụ tá thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông Ri là gương mặt khá quen thuộc đối với nhiều người Hàn Quốc. Trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều tổ chức tại Bình Nhưỡng vào năm 2018, ông Ri đã tiếp xúc với 17 nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc, bao gồm Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong, để thảo luận về các dự án hợp tác kinh doanh.
“Ông Ri có thể có ít kinh nghiệm về đối ngoại nhưng được đánh giá cao trong việc phát triển hợp tác thương mại với Trung Quốc”, Hong Min – nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc nói. Ông đánh giá việc bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Ri làm đại sứ tại Bắc Kinh đã thể hiện nỗ lực cao độ của Triều Tiên trong nối lại thương mại với Trung Quốc.
Chuyên gia Hong cho biết ông Ri có thể liên lạc với chính quyền Trung Quốc một cách “trực tiếp hơn, nhanh chóng hơn”.
Đại dịch COVID-19 đang gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Triều Tiên, trước đó vốn bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt quốc tế. Với tình trạng biên giới bị phong tỏa để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan, hoạt động thương mại giữa Triều Tiên với Trung Quốc – chiếm 95% tổng kim ngạch thương mại của quốc gia Đông Bắc Á – càng bị thu hẹp hơn nữa.
Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), trong năm 2020, giao dịch thương mại giữa Triều Tiên và Trung Quốc giảm 80,7% xuống còn 540 triệu USD.
Mặc dù chưa có dấu hiệu phục hồi ngay lập tức trong trao đổi thương mại với Trung Quốc, KITA dự đoán thương mại giữa hai nước láng giềng có thể duy trì đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và thuốc men.
Chuyên gia Hong cũng cho biết việc bổ nhiệm một đại sứ mới tại Trung Quốc đang cho thấy Triều Tiên hy vọng mở cửa lại biên giới.
Về phần mình, Bắc Kinh mới đây cũng tuyên bố thay đại sứ ở Bình Nhưỡng sau 6 năm. Wang Yajun (51 tuổi), một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ đảm nhận vị trí này.
Hàn Quốc kêu gọi đối thoại liên Triều
Cố vấn an ninh đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Chung-in kêu gọi Triều Tiên nối lại đối thoại liên Triều trước khi chính quyền mới của Mỹ khởi động sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 tới.
Ông Moon Chung-in. Ảnh: AFP/TTXVN
Quan chức Seoul đưa ra đề nghị trên ngày 27/10 tại Diễn đàn Hòa bình Hàn - Trung - Nhật do Hội đồng Cố vấn thống nhất quốc gia tổ chức.
Theo ông Moon Chung-in, hai miền Triều Tiên cần cải thiện quan hệ và tiến hành một hội nghị thượng đỉnh liên Triều càng sớm càng tốt. Ngoài việc kêu gọi hợp tác và đối thoại liên Triều, ông cũng khẳng định "vũ khí hạt nhân không thể đảm bảo cho sự trường tồn và thịnh vượng".
Quan chức Hàn Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên, xem đây là một phần trong tiến trình phi hạt nhân hóa. Ông nói: "Như Tổng thống Moon Jae-in từng tuyên bố, việc theo đuổi đồng thời mục tiêu phi hạt nhân hóa và hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên là hết sức quan trọng. Và tuyên bố chấm dứt chiến tranh được xem như cánh cửa để bước vào tiến trình này".
Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản hợp tác để ngăn chặn một cuộc "Chiến tranh Lạnh mới" mà có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho khu vực Đông Bắc Á.
Quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đã rơi vào tình trạng bế tắc kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu năm 2019 tại Việt Nam không đạt được thỏa thuận nào.
Mới đây, căng thẳng ngoại giao liên Triều tiếp tục leo thang sau khi Triều Tiên chấm dứt hoạt động của văn phòng liên lạc liên Triều hồi tháng 6 và bắn chết một quan Hàn Quốc khi đang làm nhiệm vụ trên một tàu tuần tra ở vùng biển ngoài khơi đảo Yeonpyeong.
Người nhái Triều Tiên bơi 6 tiếng để xâm nhập Hàn Quốc Người đàn ông Triều Tiên mặc đồ lặn, vượt hải giới rộng 3,2 km trong 6 tiếng nhằm qua mặt lực lượng biên phòng để vào Hàn Quốc. Các quan chức quốc phòng Hàn Quốc ngày 23/2 công bố báo cáo chi tiết về vụ một người đàn ông Triều Tiên bơi qua giới tuyến trên biển hồi tuần trước, được camera an...