Lý do TP.HCM muốn ‘khai tử’ xe thô sơ sau năm 2025
Để tiến tới ‘khai tử’ xe thô sơ sau năm 2025, Sở GTVT TP.HCM đề xuất 2 giai đoạn lập vành đai giới hạn phương tiện này chạy vào khu vực nội đô.
Sở GTVT TP.HCM vừa có tờ trình UBND thành phố phương án điều chỉnh tổ chức giao thông với xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh (xe thô sơ) trước khi ‘khai tử’ loại phương tiện này hoạt động sau năm 2025.
Hai lộ trình hạn chế hoạt động xe thô sơ
Từ nay đến năm 2022: Sở GTVT đề xuất toàn bộ xe thô sơ bị cấm chạy vào khu trung tâm, được giới hạn bởi các tuyến đường: Hai Bà Trưng – Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thị Nghĩa – Cách Mạng Tháng Tám – Điện Biên Phủ – Hai Bà Trưng.
Ngoài ra, loại phương tiện này không được chạy vào các tuyến: Phan Đình Giót (đoạn từ đường Nguyễn Văn Trỗi đến Trường Sơn), Trường Sơn (từ đường Phan Đình Giót đến Hồng Hà), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (từ đường Nguyễn Văn Trỗi đến Điện Biên Phủ), Võ Văn Kiệt (từ đường Lò Gốm đến Tôn Đức Thắng) và 3 tuyến Trần Quốc Hoàn, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi.
Hiện trường xe ba gác chở tôn cứa 2 người nhập viện tại vòng ngã 6 Nguyễn Tri Phương, (quận 10, TP.HCM) năm 2017
Đồng thời, Sở đề xuất khung giờ từ 5h-13h và 16h-22h sẽ cấm xe thô sơ chạy vào nội đô thành phố, giới hạn bởi hành lang: hướng Bắc và Tây là quốc lộ 1 (từ giao lộ quốc lộ 1 – xa lộ Hà Nội đến nút giao quốc lộ 1 – đường Nguyễn Văn Linh); hướng Đông là xa lộ Hà Nội (từ giao quốc lộ 1 – xa lộ Hà Nội đến nút giao Cát Lái) – Mai Chí Thọ – Đồng Văn Cống (đến đường Võ Chí Công);
Hướng Nam là đường Võ Chí Công (từ Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ) – cầu Phú Mỹ – đường trên cao (từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Khu A Nam Sài Gòn) – đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ nút giao Khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1).
Ngoài ra trong giờ cao điểm 6h-8h và 16h-19h, xe thô sơ cũng bị đề xuất cấm chạy vào từng đoạn 8 tuyến: quốc lộ 1; 1K, 13, 50, 22, xa lộ Hà Nội, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Lương Bằng.
Video đang HOT
Giai đoạn 2022-2025: Vành đai và các tuyến đường cấm xe thô sơ không thay đổi nhưng được đề xuất tăng giờ cấm vào khu nội đô suốt thời gian 5h-22h.
Lý do ‘khai tử’ xe thô sơ
Theo Sở GTVT, từ năm 2013 UBND TP.HCM đã quyết định cấm và hạn chế xe cơ giới 3 bánh, thô sơ 3-4 bánh chạy vào khu vực nội đô nhưng phạm vi hẹp và khung thời gian ngắn hơn.
Việc triển khai đã góp phần cải thiện được tình hình giao thông khu vực, trong đó việc cấm lưu thông tuyệt đối (24/24h) các phương tiện này ở khu vực trung tâm TP đã mang lại hiểu quả nhất định.
Thống kế của Ban an toàn giao thông, từ năm 2017 đến nay đã xảy ra 39 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe thô sơ. Tuy nhiên, số vụ tai nạn có chiều hướng giảm dần theo từng năm. Cụ thể, năm 2017 có 13 vụ; 2018 có 12 vụ; năm 2019 và 2020 đều có 7 vụ.
Sở đánh giá việc xử lý vi phạm đối với xe thô sơ hiện nay chưa nghiêm, chưa triệt để, phương tiện để thay thế chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Mặt khác, việc xử lý loại hình này gặp nhiều khó khăn vì đa phần là người có thu nhập thấp, trình độ văn hóa không cao dẫn đến ý thức chấp hành còn hạn chế. Ngoài ra, do nhu cầu mưu sinh nên nhiều trường hợp vẫn tiếp tục sử dụng để bán hàng rong, chở vật liệu, hàng hóa…
Khi bị xử phạt thì họ bỏ lại phương tiện gây khó khăn trong công tác tạm giữ và đưa phương tiện về kho tạm giữ trong điều kiện kho bãi ngày càng quá tải.
Tuy nhiên, Sở GTVT đánh giá việc phương tiện này lưu thông trên đường tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, mất mỹ quan đô thị. Do đó, cần thiết phải có điều chỉnh, bổ sung để khắc phục hiệu quả hơn trong thời gian tới nhằm giải quyết triệt để các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.
Đề xuất sau năm 2025 khai tử xe 3-4 bánh tự chế ở TP.HCM
Sở GTVT TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP về phương án điều chỉnh, tổ chức lưu thông đối với xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh (xe 3-4 bánh tự chế) trên địa bàn TP.
Cụ thể, Sở GTVT TP đề xuất 3 lộ trình tổ chức lưu thông cho phương tiện này.
Giai đoạn 1, từ nay đến 2022, sẽ áp dụng gần như tương tự với các quyết định trước đây.
Theo đó, cấm các loại xe tự chế 3-4 bánh lưu thông trong khu vực trung tâm TP và một số tuyến đường ngoài khu vực trung tâm. Khu vực trung tâm TP.HCM được giới hạn và bên trong các tuyến đường gồm Hai Bà Trưng - Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thị Nghĩa - Cách Mạng Tháng Tám - Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng.
Đồng thời, cấm các loại xe này lưu thông trong khu vực nội đô TP thời gian từ 5h đến 13h và từ 16h đến 22h. Khu vực nội đô TP được giới hạn bên trong các tuyến vành đai gồm:
Hướng Bắc và hướng Tây: Quốc lộ 1 (đoạn từ nút giao Quốc lộ 1 - Xa Lộ Hà Nội đến nút giao Quốc lộ 1 - đường Nguyễn Văn Linh).
Hướng Đông: Xa Lộ Hà Nội (đoạn từ nút giao Quốc lộ 1 - Xa lộ Hà Nội đến nút giao thông Cát Lái) - đường Mai Chí Thọ - đường Đồng Văn Cống (đến đường Võ Chí Công).
Hướng Nam: đường Võ Chí Công (từ đường Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ) - cầu Phú Mỹ - đường trên cao (từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Khu A Nam Sài Gòn) - đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ nút giao Khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1).
Giai đoạn này cũng cấm các loại xe trên lưu thông trên các tuyến đường, đoạn đường thời gian từ 6h đến 8h và từ 16h đến 19h. Các tuyến đường, đoạn đường hạn chế lưu thông:
Xa lộ Hà Nội (đoạn từ nút giao Quốc lộ 1 - Xa Lộ Hà Nội đến nút giao thông Cát Lái), quốc lộ 1, quốc lộ 1K (đoạn từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương), quốc lộ 13 (đoạn từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương);
Quốc lộ 22 (đoạn lừ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Tây Ninh); quốc lộ 50 (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An), đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ nút giao Khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1), đường Nguyễn Lương Bằng (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Phạm Hữu Lầu).
Giai đoạn 2, từ năm 2022 - 2025. Đối với vành đai hạn chế tương tự như giai đoạn 1. Đối với thời gian hạn chế lưu thông vào khu vực nội đô TP và một số tuyến đường, đoạn đường điều chỉnh thời gian cấm từ 5h đến 22h.
Giai đoạn 3, sau 2025, chấm dứt hoàn toàn hoạt động đối với loại phương tiện này trên địa bàn TP.HCM.
Theo Sở GTVT TP, qua đánh giá tình hình thực tế hiện nay, sở nhận thấy nhu cầu sử dụng loại phương tiện này là có thật, do tính cơ động cao và thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng... trên các tuyến đường có mặt cắt ngang nhỏ, đường hẻm, đường cấm xe tải lưu thông...
"Do đó, việc điều chỉnh hoạt động dần tiến tới chấm dứt hoàn toàn đối với loại phương tiện này sẽ ảnh hưởng rất lớn, làm thay đổi thói quen, tập quán của một bộ phận người dân đang sử dụng, chủ yếu tập trung vào những người dân có thu nhập thấp"- văn bản Sở GTVT nêu.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp trong thời gian tới, Sở GTVT cho rằng cần thiết phải có sự đánh giá tổng thể tình hình hoạt động để đưa ra các giải pháp phù hợp bảo đảm nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao từ người dân TP.
Vì vậy, Sở GTVT kiến nghị UBND TP xem xét chấp thuận một số nội dung. Thứ nhất, giao Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM chủ trì phối hợp với các sở ban ngành có liên quan để thực hiện lập Đề án kiểm soát và tiến tới chấm dứt hoạt động đối với các phương tiện này.
Công an TP và UBND các quận huyện chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Giao Ban An toàn giao thông TP tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị để làm cơ sở đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.
Từ năm 2017 đến nay đã xảy ra 39 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ba, bốn bánh và xe thô sơ, theo đó số vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh có chiều hướng giảm dần theo từng năm.
Cầu Phú Mỹ kẹt nhiều giờ do xe tải hỏng và xe container va quẹt taxi Hơn 3 tiếng đồng hồ giao thông qua cầu Phú Mỹ hướng từ quận 7 đi TP Thủ Đức, TP.HCM bị ùn tắc kéo dài sau khi 2 xe tải bị hư hỏng phải dừng trên cầu, sau đó tiếp tục xảy ra một vụ va chạm giao thông. Giao thông trên cầu Phú Mỹ hướng quận 7 đi TP Thủ Đức bị...