Lý do tổng thống Mỹ nhậm chức ngày 20/1
Tổng thống Mỹ ban đầu nhậm chức vào tháng ba, nhưng ngày này được chuyển sang tháng một để rút ngắn thời gian bàn giao quyền lực cho chính quyền mới.
Ngày 20/1, Joe Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ, nhưng ông chỉ là tổng thống thứ 15 tuyên thệ nhậm chức vào ngày này.
Donald Trump phát biểu trong lễ nhậm chức tại Đồi Capitol ngày 20/1/2017. Ảnh: AP .
Trước đó, các tổng thống đắc cử Mỹ đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4/3, kể từ lần nhậm chức thứ hai của George Washington năm 1793 (Washington nhậm chức lần đầu tiên vào ngày 30/4/1789). Ngày 4/3 là ngày chính phủ liên bang bắt đầu hoạt động theo hiến pháp Mỹ năm 1789.
Quy định này ra đời vào thời điểm Mỹ còn là một xã hội nông nghiệp, dân cư phân tán, giao thông còn bị chia cắt và các phương tiện liên lạc chưa phát triển. Các nhà lập pháp khi đó thấy rằng cần có một khoảng thời gian đáng kể giữa cuộc bầu cử và lễ nhậm chức để quan chức địa phương kiểm đếm kết quả bầu cử, tổng thống có thời gian chọn ứng viên nội các và di chuyển đến thủ đô để làm việc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự ra đời của công nghệ hiện đại nhanh chóng rút ngắn thời gian thực hiện những công việc này. Kết quả bầu cử được kiểm nhanh hơn nhiều và các quan chức dân cử có thể đến thủ đô Washington trong một vài ngày thay vì vài tuần hoặc vài tháng.
Vì vậy, 4 tháng “vịt què” (thuật ngữ để chỉ quan chức vào cuối nhiệm kỳ, khi người kế nhiệm đã được chọn) trở nên không cần thiết và còn gây ảnh hưởng tiêu cực. Khi Franklin D. Roosevelt đắc cử vào năm 1933, thời kỳ kéo dài này khiến ông không thể ngay lập tức giải quyết các thách thức kinh tế mà quốc gia phải đối mặt trong Đại suy thoái.
Vì vậy, các nhà lập pháp đã thúc đẩy để có sự thay đổi và thông qua Tu chính án thứ 20, quy định ngày lễ nhậm chức chính thức là 20/1. Kể từ ngày nhậm chức nhiệm kỳ hai của ông Roosevelt năm 1937, tất cả ngày trọng đại của các tổng thống kế nhiệm đều được tổ chức vào tháng một.
Nếu ngày 20/1 rơi vào chủ nhật thì một lễ tuyên thệ nhậm chức riêng và đơn giản sẽ được tổ chức tại Nhà Trắng. Lễ nhậm chức công khai và các sự kiện ăn mừng sẽ được tổ chức vào thứ hai, ngày 21/1.
Từ khi tu chính án thứ 20 được phê duyệt, trường hợp này xảy ra với ba tổng thống: Dwight Eisenhower năm 1957, Ronald Reagan năm 1985 và Barack Obama năm 2013. Việc tổ chức lễ nhậm chức kép được thực hiện nhằm đảm bảo một cuộc chuyển đổi quyền lực suôn sẻ và tuân thủ hiến pháp.
Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ: Bà Pelosi chỉ định tướng quân đội về hưu giám sát an ninh Đồi Capitol
Ngày 15/1, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thông báo Tướng về hưu Russel Honore, người từng điều phối ứng phó với siêu bão Katrina, giám sát việc đánh giá an ninh tại Đồi Capitol sau vụ bạo loạn làm 5 người thiệt mạng trong tuần trước.
Siết chặt an ninh trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden, dự kiến vào ngày 20/1. (Nguồn: Reuters)
Bà Pelosi cho biết, một cuộc điều tra tương tự như sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 sẽ "rất hữu ích" đối với vụ tấn công chưa từng thấy tại Quốc hội. Bà nhấn mạnh: "Công lý cần được thực thi". Chính vì vậy, bà Nancy Pelosi đã chỉ định cựu Tướng Russel Honore đứng đầu nhóm đánh giá hạ tầng an ninh, sự phối hợp giữa các cơ quan và việc điều hành cũng như kiểm sát an ninh tại Quốc hội.
Theo bà Pelosi, ông Honore là "một chỉ huy có kinh nghiệm xử lý các cuộc khủng hoảng", trong đó có cách ứng phó của quân đội trong trận siêu bão Katrina tàn phá New Orleans năm 2005.
Liên quan tới vấn đề luận tội Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump, Chủ tịch Hạ viện từ chối tiết lộ thời điểm sẽ gửi văn bản luận tội lên Thượng viện, tiến trình sẽ dẫn tới việc xét xử ông Trump. Phát biểu với báo giới, bà nhấn mạnh: "Chúng ta phải xem xét bối cảnh tổng thể phức tạp nhằm điều tra làm rõ điều gì đã xảy ra và việc sắp đến lễ nhậm chức (của tổng thống mới)".
Một số ít các nghị sĩ của đảng Cộng hòa trung thành với Tổng thống Trump đang bị điều tra với cáo buộc dính líu đến vụ tấn công trên. Bà Pelosi cho biết, nếu phát hiện các thành viên quốc hội đồng lõa trong cuộc nổi dậy này, nếu có bằng chứng cho thấy họ giúp đỡ hoặc xúi giục tội phạm, "họ có thể bị truy tố ngoài khuôn khổ quốc hội".
Các Tổng thanh tra của các bộ khác nhau, trong đó có Bộ An ninh Nội địa, Bộ Tư Pháp và Bộ Quốc phòng cũng đã thông báo các cuộc điều tra nội bộ nhằm đánh giá công tác chuẩn bị và ứng phó với bạo lực hôm 6/1. Các nhà điều tra sẽ xác định thông tin nào đã được thông báo trước vụ bạo động, nó đã được truyền đi như thế nào giữa các cơ quan thực thi pháp luật liên bang cũng như phản ứng của các cơ quan này. Các bộ sẽ phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cuộc điều tra của mình.
Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ đang đối mặt với chỉ trích mạnh mẽ sau vụ tấn công Đồi Capitol, khi những người ủng hộ Tổng thống Trump dễ dàng xâm nhập tòa nhà quốc hội và gây bạo loạn trong nhiều giờ.
Trong một diễn biến khác, ngày 15/1, mạng xã hội Facebook thông báo sẽ cấm người dùng tạo ra các sự kiện tụ tập ở gần Nhà Trắng, trụ sở quốc hội cũng như các tòa nhà khác của quốc hội do những quan ngại về an ninh.
Thông báo của Facebook nêu rõ: "Chúng tôi sẽ chặn việc tạo ra bất kỳ sự kiện nào mới trên Facebook diễn ra ở gần những địa điểm như Nhà Trắng, trụ sở Quốc hội Mỹ hay bất kỳ tòa nhà nào khác của quốc hội cho đến hết ngày diễn ra lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Joe Biden"
Cùng ngày, Cơ quan Công viên Quốc gia Mỹ cho biết, cơ quan này sẽ đóng cửa công viên quốc gia National Mall và các địa điểm mang tính biểu tượng của Mỹ tại thủ đô Washington D.C ít nhất đến hết ngày 21/1. Công viên quốc gia National Mall bao gồm các công trình lịch sử như tượng đài các cố Tổng thống Lincoln, Jefferson và đài tưởng niệm Washington - công trình được xây dựng để tôn vinh vị tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington.
Melania trầm lặng trước ngày rời Nhà Trắng Giữa lúc Trump đưa ra nhiều quyết định lớn trong những tuần cuối nhiệm kỳ, Đệ nhất phu nhân Melania vẫn hầu như im lặng và khó đoán. "Gửi tới tất cả những người thắc mắc, tôi sẽ không đến lễ nhậm chức vào ngày 20/1", Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo trên Twitter hôm 8/1, hai ngày sau khi đám đông...