Lý do thật sự khiến Iron Man không nói lời nào trước khi chết
Tại sự kiện SDCC, những nhà biên kịch của bom tấn Avengers: Endgame đã tiết lộ lý do vì sao Iron Man không nói lời nào trước khi chết.
Avengers: Endgame chính là trận đấu lớn nhất và cũng là cuối cùng trong 3 giai đoạn đầu tiên của vũ trụ điện ảnh Marvel. Đây chính là cái kết hào hùng nhất cho suốt một chặng đường dài của các anh hùng nhóm Avengers.
Avengers: Endgame, cùng với Spider Man: Far From Home, đã gói gọn 11 năm và 23 phim, để từ đó mở ra những cánh cửa mới, đến những câu chuyện mới, to lớn hơn, vĩ đại hơn.
Cảnh phim khiến nhiều người cảm động nhất, có lẽ chính là khi Iron Man hy sinh. Đây là nhân vật đã bắt đầu cho mọi thứ từ bộ phim cùng tên đầu tiên được ra mắt năm 2008, chính thức bắt đầu một kỉ nguyên mới của vũ trụ điện ảnh Marvel.Tuy nhiên, lại sao Tony Stark lại không được nói bất cứ câu thoại nào trước khi chết? Có vẻ như, chính Robert Downey Jr. là người đã quyết định việc này.
Phải công nhận một điều là cách mà Tony đã kết thúc chuyến hành trình này cũng tuyệt vời như là cách anh bắt đầu nó vậy. Dĩ nhiên là ngay lúc Tony đang hấp hối, thì điều anh sẽ nói có lẽ sẽ là: “Hey Pep”, và điều đó chắc chắn sẽ chẳng đáng nhớ, trừ khi bạn là Pepper Potts.
Khi đã hóa thân vào các vai diễn này hơn một thế kỉ, chắc chắn là Robert Downey Jr. đã biết quá rõ điều anh muốn làm khi cắt giảm rất nhiều câu thoại của Iron Man. 2 người viết kịch bản chính cho bộ phim Avengers: Endgame là Christopher Markus và Stephen McFeely đã có đôi chút chia sẻ về cái kết của bộ phim tại sự kiện SDCC vừa qua: “Những diễn viên này đã dành rất nhiều năm với nhân vật của mình. Tôi và Chris sẽ rất sẵn lòng để có thể viết đủ các thể loại lời thoại cảm động trước khi Tony Stark chết. Nhưng Robert lại không muốn điều này. Anh ấy muốn một nhân vật đã nói rất nhiều qua suốt những bộ phim có một khoảnh khắc cuối không cất nên lời, như vậy thì không khí mới thật sự trở nên u tối.”
Robert đã nói, anh muốn Iron Man nói ít nhất có thể, vì đơn giản, “càng ít thì sẽ càng nhiều”. Thật ra trong kịch bản gốc, lời thoại của nhân vật này còn ít hơn những gì người xem được thấy trên màn ảnh nhiều. Chính Jeff Ford, người biên soạn kịch bản, đã đưa ra ý tưởng rằng Marvel nên kết thúc với những chi tiết mà họ đã bắt đầu: “I am Iron Man”.
Đoạn phim các Avengers quỳ trước mặt Tony Stark.
Theo saostar
'Spider-Man: Far From Home' khiến cái chết của Black Widow càng trở nên tồi tệ
Marvel đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích của khán giả sau cái chết của Black Widow ở Avengers: Endgame, nhưng với Spider-Man: Far From Home mọi thứ còn tệ hơn thế nữa.
Nhớ lại hồi đầu năm, khi Avengers: Endgame ra mắt, không ít khán giả đã tỏ ra vô cùng đau lòng, thậm chí phẫn nộ trước sự ra đi của Black Widow. Dù chưa từng có một bộ phim riêng với mình là vai chính, cô luôn được xem là một trong những Avengers gốc của vũ trụ điện ảnh Marvel. Ấy vậy mà đến cuối phim, khi tất cả đều dành sự tưởng niệm cho tang lễ của Tony Stark, chẳng có ai nhớ tới sự cống hiến đến quên mình của Black Widow.
'Spider-Man: Far From Home' khiến cái chết của Black Widow càng trở nên tồi tệ.
" Đó một phần bởi vì Tony là nhân vật công chúngvà cô ấy (Natasha) là một người bí ẩn suốt thời gian qua" , nhà biên kịch Christopher Markus lập luận. "Không nhất thiết phải thành thật với nhân vật để đưa cô ấy đến một đám tang". Lời giải thích đã khiến khán giả triệt để thất vọng, nhưng điều này còn tồi tệ hơn nữa khi đến với Spider-Man: Far From Home.
Spider-Man: Far From Home lấy bối cảnh 8 tháng sau các sự kiện trong Avengers: Endgame, khám phá hậu quả của mọi thứ xảy ra sau khi Tony dùng cú búng tay vô cực đem một nửa vũ trụ trở lại. Đáng chú ý nhất, bộ phim mở đầu bằng một video học đường vinh danh những anh hùng đã hy sinh cho nhân loại ngày hôm nay: Iron Man, Captain America (người mà cả thế giới tin là đã chết) và Black Widow. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi đó cũng là lần cuối cùng mà Black Widow được nhắc đến.
8 tháng sau Avengers: Endgame, thế giới vẫn còn thương tiếc Tony Stark và đường phố tràn ngập những nơi thờ cúng và tranh tường của Tony. Từ góc độ vũ trụ, sự tôn thờ này không có nhiều ý nghĩa; Trong khi Stark là một nhân vật của công chúng nhiều năm trước, anh dường như đã nghỉ hưu suốt thời gian năm năm với một cuộc sống riêng tư hơn nhiều cho những ngày cuối đời.
Tony Stark trái ngược với Black Widow, người thực sự là gương mặt đại diện của Avengers trong một thời gian dài, thậm chí đại diện cho họ tại một Ủy ban Thượng viện trong Captain America: The Winter Soldier và làm việc với các chính trị gia cao cấp trong suốt quá trình Hiệp ước Sokovia trong Captain America: Civil War.
Trong 5 năm kể từ cú búng tay của Thanos, Black Widow bước lên và dường như đã trở thành một nhân vật chính, làm việc với Okoye, Captain Marvel và War Machine để điều phối các hoạt động của Avengers trên toàn cầu (và thiên hà). Kết quả là, lời giải thích của Markus không thực sự hiệu quả; Black Widow đã hoạt động trong lĩnh vực công cộng nhiều hơn những gì mà anh ta mô tả.
Nói tóm lại, có vẻ như Marvel luôn đối xử rất bất công với Black Widow mọi lúc. Tuy nhiên, vẫn còn một chút hy vọng về công lý cho Black Widow. Sau nhiều năm theo đuổi một bộ phim solo, cuối cùng Johansson sẽ có đất diễn riêng vào tháng 5 năm 2020. Lẽ dĩ nhiên, đây sẽ là một phần tiền truyện và xuất hiện trước cái chết của cô trong Avengers: Endgame.
Spider-Man: Far From Home hiện đang công chiếu trên toàn quốc.
Theo saostar
Biên kịch của 'Avengers: Endgame' xác nhận Gamora 2014 vẫn sống sau cú búng tay của Iron Man! Liệu đây sẽ là chi tiết quan trọng cho nội dung của Vệ Binh Dải Ngân Hà 3? Mới đây, tại San Diego Comic-Con 2019, biên kịch của Avengers: Endgame đã xác nhận rằng Gamora 2014 vẫn sống sót sau cái búng tay của Tony Stark. Số phận của Gamora là một trong những bí ẩn lớn nhất của Avengers: Endgame khiphiên bản...