Lý do sóng thần bất ngờ ập vào Indonesia giết hàng chục người
Không có động đất nhưng trận sóng thần chết chóc vẫn ập vào Indonesia cướp đi mạng sống của ít nhất 43 người và làm gần 600 người khác bị thương.
Sóng thần bất ngờ ập vào Indonesia đêm 22.12
Ông Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia cho biết, 43 người đã thiệt mạng, 584 người bị thương và hai người mất tích sau khi trận sóng thần chết chóc tràn vào eo biển Sunda, ở Nam Sumatra và mũi phía tây của đảo Java vào 21h27 ngày 22.12.
Ước tính 430 ngôi nhà, 9 khách sạn và 10 tàu bị phá hủy vì trận sóng thần có độ cao khoảng 0,9 m ở khu vực Serang sóng trong khi ở các khu vực khác như Pandeglang và Nam Lampung là 0,28-0,36 m.
Sóng thần không xảy ra do động đất,mà do hoạt động của núi lửa.
Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết sóng thần không xảy ra sau một trận động đất mà bởi các trận lở đất dưới đáy biển từ vụ phun trào của núi lửa Krakatau gần đó.
Cơ quan địa vật lý Indonesia do cho biết núi lửa Krakatau đã phun trào khoảng 24 phút trước khi sóng thần xảy ra. Anak Krakatau là ngọn núi lửa trẻ hình thành trong lòng núi lửa Krakatau ở ngoài khơi eo biển Sunda, sau vụ phun trào dữ dội năm 1883 khiến 36.000 người thiệt mạng.
Ngọn núi cao 305 m, cách thủ đô Jakarta khoảng 200 km về phía tây nam, đã phun trào kể từ tháng 6. Ngày 21.12, Anak Krakatau đã phun trào trong hơn hai phút, tạo ra một đám mây tro bụi cao hơn 400 m.
Chính quyền Indonesia ban đầu tuyên bố đây không phải là sóng thần là một đợt thủy triều dâng cao và kêu gọi công chúng không hoảng sợ.
Tuy nhiên, ông Nugroho sau đó đã công khai xin lỗi về sai lầm trên thông qua Twitter, nhấn mạnh rằng vì không có trận động đất nên rất khó để xác định nguyên nhân của vụ việc.
“Ban đầu đã có sai lầm, chúng tôi xin lỗi”, ông viết và cho biết thêm rằng, số người chết có khả năng tăng thêm.
Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Pandeglang của tỉnh Banten ở Java, bao gồm Công viên Quốc gia Ujung Kulon và các bãi biển nổi tiếng, Cơ quan Quản lý Thảm họa Indonesia cho biết. Trong số những người đã thiệt mạng vì sóng thần có tới 33 người ở Pandeglang.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm nên là một trong những nước hứng chịu nhiều vụ phun trào núi lửa và động đất nhất thế giới.
Hồi tháng 9, động đất 7,5 độ ở Sulawesi gây sóng thần đã khiến 2.000 người thiệt mạng và hơn 5.000 người mất tích.
Theo Danviet
Indonesia: Đau buồn và phẫn nộ khi cơ quan chức năng thông báo ngừng tìm kiếm nạn nhân thảm họa
Các nhân viên cứu hộ Indonesia sẽ kết thúc tìm kiếm quy mô lớn nạn nhân thảm họa kép động đất và sóng thần trên đảo Sulawesi vào ngày 11/10, Cơ quan giảm thiểu thiên tai quốc gia Indonesia ngày 7/10 tuyên bố.
Theo Reuter/AFP, thông báo được đưa ra trong thời điểm con số thiệt mạng chính thức sau trận động đất 7,4 độ richter đi kèm sóng thần hôm 28/9 đã lên đến 1.763. Việc Cơ quan giảm thiểu thiên tai quốc gia Indonesia thông báo sẽ kết thúc quá trình tìm kiếm nạn nhân làm bùng nổ sự phẫn nộ, đau buồn và thất vọng của những người có người thân mất tích.
Các thi thể vẫn đang được đưa về từ nhiều khu vực, đặc biệt là những tòa nhà đổ nát tại thành phố Palu và từ khu vực lân cận bị đất hóa lỏng phủ kín ở phía Nam thành phố.
Indonesia thông báo ngừng tìm kiếm quy mô lớn vào 11/10. (Ảnh: ST/ Desmon Foo)
Trong thông báo ngày 7/10, Cơ quan giảm thiểu thiên tai quốc gia Indonesia cho biết hoạt động tìm kiếm quy mô lớn có sự tham gia của nhiều nhân lực với sự hỗ trợ của các trang thiết bị cứu hộ sẽ kết thúc vào ngày 11/10 và những nạn nhân mà thi thể chưa được tìm thấy sẽ được tuyên bố mất tích. Một số cuộc tìm kiếm hạn chế có thể vẫn được thực hiện.
Hàng trăm người được dự đoán vẫn còn đang bị chôn vùi trong bùn đất và các đống đổ nát ở phía Nam Palu. Chỉ tính riêng ngày 6/10, 34 thi thể đã được tìm thấy ở cùng một địa điểm.
Người đại diện Cơ quan giảm thiểu thiên tai quốc gia Indonesia cho biết thêm các đống đổ nát sẽ được dọn dẹp khỏi khu vực và những địa điểm này sau đó sẽ được chuyển thành các điểm công cộng như công viên và sân thể thao. "Chúng tôi không muốn cộng đồng tái định cư ở những nơi nguy hiểm như vậy" - ông nói.
Trong khi đó, người đại diện cũng cho biết thêm còn khoảng 5.000 người mất tích từ thảm họa kép tại Indonesia. Con số được ước tính với thông tin từ các lãnh đạo địa phương tại Balaroa và Petobo ở Palu, nơi những ngôi làng gần như bị xóa khỏi bản đồ với thiệt hại nặng nề.
"Nhiều người trong chúng tôi rất tức giận vì vẫn chưa tìm thấy gia đình và bạn bè mình, vậy mà họ sẽ bỏ cuộc?" - bà Hajah Ikaya, 60 tuổi nói, bà mất em gái, em rể và cháu tại khu vực Balaroa nhưng vẫn chưa tìm thấy.
Một chiến dịch cứu trợ lớn đang được thực hiện để giúp đỡ những cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề tại Indonesia sau thảm họa kép, nơi khoảng 70.000 người đã mất nhà ở. Chính phủ Indonesia cho biết họ đặc biệt cần máy bay, máy phát điện, lều, thiết bị xử lý nước và các trang bị y tế.
Video: Dân Indonesia vùng thảm họa xếp hàng cả ngày để chờ lấy xăng
(Nguồn: Straits Times)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Một tuần sau thảm họa kép, Indonesia đối mặt với dịch bệnh và bất ổn Cuộc sống của những người sống sót sau thảm họa kép tại Indonesia phải đối mặt với nhiều thiếu thốn và bất ổn. Hơn 1 tuần sau khi thảm họa kép động đất, sóng thần rung chuyển đảo Sulawesi, chính quyền Indonesia chưa chính thức dừng cuộc tìm kiếm người sống sót, dù hy vọng hiện nay là rất mong manh. Trong khi...