Lý do phụ nữ dễ bị đông máu
Hormone estrogen hoặc béo phì và các yếu tố di truyền khác khiến phụ nữ trẻ có nguy cơ cao đông máu.
Sáu người bị huyết khối xoang tĩnh mạch não sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson đều là nữ, tuổi từ 18 đến 48. Đa số trường hợp bị đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca ở châu Âu cũng là phụ nữ dưới 55 tuổi.
Theo Mary Cushman, giáo sư tại Cao đẳng Y thuộc Đại học Vermont, phụ nữ trẻ có nguy cơ gặp chứng rối loạn đông máu cao hơn dù họ có tiêm vaccine hay không. Nguyên nhân có thể là do nhóm này sử dụng thuốc tránh thai nhiều hơn hoặc dễ mang thai hơn.
Hormone estrogen có trong hầu hết các loại thuốc tránh thai và tăng lên trong quá trình mang thai là yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu nhưng ở mức rất thấp, theo trường Cao đẳng Phụ khoa Mỹ. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy hormone này cũng ảnh hưởng tới phản ứng của các tế bào miễn dịch đối với vaccine cúm.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ước tính, mỗi năm trong số 10.000 phụ nữ dùng thuốc tránh thai, ba đến 9 người sẽ gặp chứng đông máu. Tỷ lệ này ở nhóm không có yếu tố nguy cơ là một đến 5 trên 10.000 người.
Một phụ nữ tiêm vaccine Johnson & Johnson tại Baldwin Hills Crenshaw Plaza ở Los Angeles. Ảnh: Los Angeles Times .
Tuy nhiên, so sánh nguy cơ đông máu do vaccine với các biện pháp tránh thai có phần khập khiễng. Nhiều dữ liệu về mối quan hệ giữa việc tránh thai và căn bệnh này đã lỗi thời và thiếu sót. Ngoài ra, chứng đông máu kèm giảm tiểu cầu ở các trường hợp tiêm vaccine Johnson & Johnson khác với loại thường gặp ở người sử dụng thuốc tránh thai, theo bác sĩ Melanie Swift, đồng chủ tịch Nhóm công tác phân phối vaccine Covid-19 của Mayo Clinic.
Giáo sư Cushman cho biết béo phì và các yếu tố di truyền cũng có thể tăng nguy cơ đông máu. Vì vậy, hoạt động thể chất và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giảm thiểu rủi ro.
Video đang HOT
“Tập thể dục, giữ cân nặng ở mức hợp lý và ăn uống lành mạnh rất quan trọng. Nếu bạn bị béo phì hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn cần tìm hiểu những rủi ro, nhưng vẫn nên tiêm phòng”, giáo sư Cushman khuyến cáo.
Bà cho biết Covid-19 cũng liên quan đến chứng đông máu gây tử vong. Do đó, vaccine sẽ ngăn ngừa bệnh đông máu nhờ khả năng phòng chống Covid-19. “Điều mấu chốt là lợi ích của vaccine trong việc phòng chống Covid-19 trở nặng vượt xa rủi ro từ tác dụng phụ hiếm gặp”, Cushman nhấn mạnh.
Bác sĩ Swift chia sẻ: “Tôi mong người dân tin tưởng vào hệ thống giám sát an toàn vaccine của Mỹ. Chỉ sáu trường hợp gặp phản ứng bất lợi trong số hàng triệu người là một kỳ tích. Chúng ta không nên để vụ việc này trì hoãn quá trình tiêm chủng vì điều đó sẽ khiến nhiều người thiệt mạng do dịch bệnh”.
Tỷ lệ đông máu sau tiêm Johnson & Johnson: một trong một triệu người
Tỷ lệ đông máu sau tiêm vaccine Johnson & Johnson (J&J) là một trên một triệu người, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ đông máu trung bình một năm tại Mỹ.
Ngày 13/4, các cơ quan y tế liên bang Mỹ khuyến nghị tạm dừng sử dụng vaccine Covid-19 của J&J để điều tra 6 phụ nữ tuổi 18-48 bị đông máu sau tiêm. Một người tử vong, một người nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Các chuyên gia chưa xác định khả năng vaccine gây đông máu. Trước đó, đối với vaccine AstraZeneca, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) coi đông máu là tác dụng phụ cực kỳ hiếm gặp. Các chuyên gia y tế công cộng Mỹ lưu ý đối với hầu hết người dùng, lợi ích của vacicne vượt xa rủi ro.
Tỷ lệ đông máu sau tiêm vaccine J&J
Tính đến ngày 13/3, 7,2 triệu người đã tiêm vaccine của J&J không báo cáo phản ứng phụ nghiêm trọng nào khác. Tỷ lệ bị đông máu sau tiêm là chưa tới một trường hợp trong số một triệu người tiêm, được cho là con số cực kỳ thấp. Nguy cơ nhiễm nCoV ở Mỹ cao hơn rất nhiều.
Thông thường, tỷ lệ đông máu nói chung của người dân trong vòng một năm là 5 trong một triệu người. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 300.000 đến 600.000 người phát triển cục máu đông trong phổi, tĩnh mạch chân hoặc các bộ phận khác, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch (CDC). Như vậy, mỗi ngày có khoảng 1.000 người Mỹ bị đông máu. Một số trường hợp đông máu sau tiêm chủng chỉ xảy ra ngẫu nhiên, không liên quan đến vaccine. Chứng rối loạn đông máu ở người tiêm vaccine khác với thông thường. Họ có huyết khối tại xoang tĩnh mạch não (CVST) và tiểu cầu thấp.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo người đã tiêm vaccine J&J trong ba tuần qua liên hệ với bác sĩ nếu có triệu chứng đau đầu dữ dội, đau bụng, đau chân hoặc khó thở. Tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cho biết nếu nhận thấy biểu hiện này ở phụ nữ trẻ, bác sĩ nên hỏi họ liệu có tiêm vaccine Covid-19 gần đây không.
Nhân viên y tế tại New York chuẩn bị một liều vaccine Covid-19 của J&J, tháng 4/2021. Ảnh: AP
Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng với các cơn đau đầu nhẹ, triệu chứng giống cúm vài ngày sau tiêm. Đây là phản ứng phổ biến, vô hại do hệ miễn dịch sản sinh chất bảo vệ chống Covid-19.
Theo tiến sĩ Fauci, đối với những người đã tiêm vaccine cách đây một hoặc hai tháng, vấn đề máu đông "không có ý nghĩa gì". Cả 6 ca đông máu được ghi nhận đều biểu hiện khá sớm, từ 6 đến 13 ngày sau tiêm.
Quyết định tạm dừng tiêm vaccine J&J có ý nghĩa gì?
Trong quá trình thử nghiệm lâm sàng và sau khi vaccine được sử dụng rộng rãi, các chuyên gia sẽ theo dõi tất cả vấn đề y tế người dùng gặp phải. Nếu họ có chung một dạng phản ứng, cơ quan quản lý quyết định dừng thử nghiệm hoặc dừng triển khai vaccine để điều tra thêm.
Điều này rất phổ biến và không đáng lo. Các cuộc điều tra thường cho thấy phản ứng phụ là ngẫu nhiên, hiếm gặp hoặc không quá nguy hiểm.Nếu cuộc điều tra không cho thấy rủi ro từ vaccine, cơ quan quản lý đưa ra hướng dẫn mới về nhóm nên hạn chế tiêm chủng. Quá trình tạm dừng giúp chuyên gia có thời gian tư vấn cho bác sĩ cách nhận biết tình trạng bệnh.
Trong cuộc họp báo ngày 13/4, giới chức liên bang cho biết việc đánh giá lại vaccine sẽ chỉ mất vài ngày. Hội đồng chuyên gia cho biết CDC dự kiến thảo luận vấn đề này trong cuộc họp ngày 14/4.
Đông máu sau tiêm vaccine J&J có giống với vaccine AstraZeneca?
Tại cuộc họp báo hôm 13/4, tiến sĩ Peter Marks, thành viên FDA cho biết trường hợp đông máu ở hai loại vaccine "rất, rất giống nhau". Cả Johnson & Johnson và AstraZeneca đều sử dụng chung công nghệ vector virus. Vaccine chứa virus cảm cúm vô hại mang DNA vào tế bào người, tạo protein kích hoạt hệ miễn dịch chống nCoV. Giới chuyên gia chưa rõ liệu công nghệ này có phải nguyên nhân gây đông máu hay không.
Sinh viên tại trường Đại học Kent State tiêm vaccine J&J, ngày 8/4. Ảnh: AP
Hôm 9/4, các nhà nghiên cứu Đức và Na Uy đã tìm ra nguyên nhân đông máu sau tiêm AstraZeneca. Theo đó, một số người có đặc điểm sinh học hiếm gặp, khiến hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể bất thường, sai hướng, phản ứng ngược lại với vaccine. Khi tiêm chủng, các kháng thể đó dẫn đến tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối, gây ra cả đông máu và chảy máu bất thường.
Song hiện còn quá sớm để kết luận vaccine J&J gây ra cùng loại máu đông, giống vaccine AstraZeneca. Giới khoa học mỹ đang tìm hiểu liên hệ tiềm tàng giữa công nghệ vector virus trong cả hai loại vaccine.
Vaccine Moderna và Pfizer có gây hiện tượng đông máu không?
Tỷ lệ đông máu sau tiêm vaccine Pfizer là 0,2 trên một triệu người, của Moderna là 0. FDA hầu như không phát hiện các trường hợp tương tự ở người đã tiêm hai loại vaccine trên. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân có triệu chứng giảm tiểu cầu.
Tháng 1, một bác sĩ ở Florida đã tử vong do xuất huyết não sau tiêm vaccine Pfizer. Lượng tiểu cầu của người này xuống thấp đến mức không thể phục hồi. Một số bệnh nhân khác phải nhập viện để điều trị. Giới chức y tế Mỹ đang điều tra về các trường hợp này, song chưa báo cáo kết quả, chưa chỉ ra mối liên hệ của chúng với vaccine.
Hai đòn giáng vào chiến dịch tiêm chủng châu Âu Tuần trước, EU ra kết luận không tốt đẹp về AstraZeneca, tuần này, họ lại nhận tin xấu về vaccine Johnson & Johnson. Cơ quan quản lý Anh và cơ quan y tế Liên minh châu Âu (EU) giữa tuần trước xác định đông máu là tác dụng phụ rất hiếm của vaccine AstraZeneca. Hôm 13/4, Johnson & Johnson thông báo dừng triển...