Lý do phổ biến nhất khiến giới trẻ Hàn Quốc không kết hôn
Kết quả “Điều tra xã hội năm 2022″ do Cơ quan Thống kê quốc gia Hàn Quốc công bố ngày 16/11, cho thấy 50% số người được hỏi cho rằng nên kết hôn, giảm 1,2% so với cuộc khảo sát 2 năm trước.
Các cặp đôi tham gia đám cưới tập thể do Giáo hội Thống nhất Hàn Quốc tổ chức tại Trung tâm Peace World Cheong Shim ở quận Gapyeong, Tây Bắc Seoul ngày 7/2/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong khi đó có đến 43,2% số người trẻ tuổi cho rằng “kết hôn hay không cũng được” và có tới 46,8% cho rằng “không kết hôn cũng không sao”.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy lý do khiến giới trẻ không kết hôn, phổ biến nhất là “không đủ tiền” khi có khoảng 30% số người được hỏi viện dẫn lý do này. Trong khi đó, 70% số người được hỏi trả lời rằng có thể sống cùng nhau mà không cần kết hôn, 60% cho rằng cần chia sẻ công bằng việc nhà.
Quan điểm tiêu cực về hôn nhân của giới trẻ Hàn Quốc cũng ngày càng tăng, với 3,6% số người được hỏi cho rằng không nên kết hôn. 55,8% số nam giới tham gia khảo sát cho rằng nên kết hôn, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 44,3%.
Xét theo nhóm tuổi, 29,1% thanh thiếu niên trong độ tuổi thanh thiếu niên (13~19 tuổi) cho rằng “nên kết hôn”, trong khi tỷ lệ này ở nhóm người trên 60 tuổi chiếm tới 71,6%. Điều này cho thấy khi càng lớn tuổi, suy nghĩ về việc lập gia đình càng tăng lên.
Lý do chính khiến người dân Hàn Quốc chưa muốn kết hôn là vấn đề kinh tế, với 28,7% số người được hỏi cho biết “không đủ tiền cưới”, 14,6% nói rằng do tình trạng việc làm không ổn định.
Cũng theo cuộc điều tra nói trên, tỷ lệ người được hỏi cho rằng “không kết hôn vẫn có thể chung sống” tăng 5,5% so với thời điểm hai năm trước lên 65,2%, Đây là lần đầu tiên tỷ lệ này vượt mức 60%. Quan điểm này tiếp tục duy trì xu hướng tăng với 45,9% vào năm 2012 và 59,7% vào năm 2020. Số người nghĩ rằng “có thể có con mà không cần kết hôn” tăng 4 điểm phần trăm lên 34,7% so với hai năm trước.
Video đang HOT
Về tổng thể mối quan hệ gia đình, 64,5% trả lời “hài lòng”, tăng 5,7% so với hai năm trước. Mức độ hài lòng về mối quan hệ với con cái là cao nhất, với 78,6%, tăng 2,2%. Kết quả khảo sát mới nhất về mức độ hài lòng trong các mối quan hệ đều ghi nhận sự cải thiện.
Chẳng hạn như mối quan hệ giữa vợ chồng là 72,1%, mối quan hệ với bố mẹ đẻ (71,1%) và mối quan hệ với bố mẹ vợ/chồng (60,8%). Ngoài ra, tỷ lệ cho rằng công việc gia đình nên được phân chia công bằng là 64,7%, tăng 2,2% so với hai năm trước. Tuy nhiên, chỉ có 21,3% nam giới và 20,5% nữ giới trả lời rằng họ chia sẻ công việc gia đình một cách công bằng.
Bất ngờ cuộc sống của người đàn ông trúng số, một tuần tiêu gần 2 tỷ cách đây 8 năm
Trúng số tiền tỷ, chàng trai phất lên trông thấy, tiêu tất tay gần 2 tỷ một tuần để rồi tay trắng, quay trở về vạch xuất phát.
Từ trước đến nay có không ít người bỗng chốc đổi đời nhờ trúng vé số. Song hầu hết số phận của các tỷ phú trúng số là trở về vạch xuất phát, "mèo lại hoàn mèo" vì vung tiền tiêu pha không mảy may suy nghĩ.
Người đàn ông trúng số độc đắc tiêu gần 2 tỷ/tuần
Trường hợp của anh Võ Quốc Thắng (sinh năm 1989, trú tại TP.Thủ Đức) là một ví dụ điển hình.
Năm 2014, trong một lần đi nhậu cùng 2 người bạn tại phường Bình Thọ (TP.Thủ Đức), anh được một bé trai bán vé số năn nỉ mua ủng hộ. Sau đó, anh có mua 4 tờ vé cùng số của Xổ số Kiến thiết Cần Thơ rồi chia cho anh Lộc, anh Công mỗi người một tờ. Nào ngờ anh Thắng may mắn trúng giải độc đắc.
Thanh niên trúng số, tiêu gần 2 tỷ một tuần cách đây 8 năm
Anh Thắng kể lại: "Tôi gọi điện cho anh Công và anh Lộc nhưng họ không tin, tưởng đó chỉ là trò đùa. Đến khi tôi khăng khăng bảo đã trúng giải đặc biệt thì họ mới vỡ òa sung sướng. 4h sáng hôm sau, 3 anh em cùng nhau xuống Cần Thơ nhận tiền".
Được biết, 4 tờ vé số của anh Thắng mua trúng hơn 5.4 tỷ đồng sau khi đã trừ thuế. Trong đó, anh Thắng lĩnh 2,7 tỷ đồng, số còn lại 2 người bạn nhận. Sau khi đổi đời, anh Thắng sửa nhà cho bố mẹ, cho em gái 100 triệu đồng, trả khoản nợ trước đó và dành một chút tiền làm từ thiện.
Đó là anh Võ Quốc Thắng (SN 1989, ngụ TP.Thủ Đức). Anh vốn làm nghề lơ xe rồi tài xế lái xe tải, có cuộc sống nghèo khó. Anh cùng 2 người đồng nghiệp thân thiết tên Lộc và Công chạy xe tải thuê cho một cơ sở bán vật liệu xây dựng ở gần nhà.
Anh Thắng tiết l.ộ: "Tôi đã tiêu hết 1,7 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 tuần. Số tiền 1 tỷ còn lại tôi trích ra 300 triệu mua xe tải để làm ăn, 700 triệu cho bạn bè vay mượn và mua 2 chiếc máy giá trị.
Thế nhưng, tôi lớn lên trong cảnh nghèo khó, không được ăn học đàng hoàng nên đâu biết sử dụng sao cho hợp lý. Tôi cố làm lụng, kinh doanh bằng chính cái nghề mình đã thành thạo - lái xe tải nhưng cuối cùng vẫn thất bại".
Biên lai nhận thưởng 5,4 tỷ đồng
Nói về khoản tiền cho bạn bè vay mượn, anh Thắng cho biết khi cho họ vay cả cọc tiền nhưng lúc trả lại nhận được lắt nhắt. "Tôi cầm đến đâu là tiêu hết đến đó, vì thế mới chẳng còn gì cả", người đàn ông cho hay.
Thanh niên trắng tay sau 1 năm thành tỷ phú
Sau 1 năm vụt lên làm tỷ phú, anh Thắng quay về vạch xuất phát. Thậm chí, người đàn ông này phải đi làm thuê cho bạn, bán đi chiếc xe tải và một chiếc xe máy.
Anh Công biết cách làm ăn nên phất dần lên từ số vốn 1 tỷ. Từ chiếc xe tải mua sau khi trúng số, anh Công ngày càng ăn nên làm ra. Còn anh Thắng giờ đây về làm công ăn lương cho anh ấy, với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Anh Thắng đã bán xe tải và chiếc xe máy giá trị, nay quay về với chiếc dream cũ.
Đến đầu năm 2016, anh Thắng kết hôn. Thời điểm đó, anh vẫn còn chiếc xe máy trị giá trăm triệu. Tuy nhiên, đến khi vợ sinh con đầu lòng, anh buộc phải bán đi do cuộc sống khó khăn, thu nhập không đủ trang trải. Cuối cùng, người đàn ông này lại lôi chiếc dream cũ gắn liền với anh từ thuở cơ hàn ra để chạy. Anh coi đó là tài sản giá trị nhất mình có trong tay và bền bỉ đi cùng tháng năm.
"Tôi thường đùa với mọi người rằng tiền bạc là vật ngoài thân, tình người mới là vĩnh cửu. Do đó, tôi không hề ân hận với những gì đã qua, thay vào đó rất trân trọng hiện tại. Mặc dù tôi chạy xe mướn, bà xã làm công nhân song nhà cửa rất đầy đủ, chẳng thiếu thứ gì cả. Giờ chúng tôi cứ chăm chỉ làm lụng lo cho con có cuộc sống đủ đầy mà thôi", người đàn ông bộc bạch.
Hiện tình bạn giữa anh và anh Công, anh Lộc vẫn tốt đẹp như thuở ban đầu. Cả 3 thi thoảng vẫn tụ tập hàn huyên. Sau khi trúng số, anh Lộc cũng khởi nghiệp, mua xe tải để kinh doanh và có của ăn của để.
Từng có trong tay tiền tỷ rồi trắng tay, anh Thắng vẫn không hề hiếu kỳ với đời. Thay vào đó, anh toát lên vẻ thật thà, tốt tính, biết hài lòng với thực tại.
Từ một người tài xế, ông Paiboon chớp mắt thành đại gia giàu có
Trước đó, trên mạng xã hội từng xôn xao câu chuyện về người đàn ông trúng số 12 tỷ, vội vàng ôm hết tiền đầu tư nhưng càng làm lại càng lỗ cũng khiến nhiều người tiếc nuối. Không còn ôm mộng làm giàu, hiện Paiboon đã đi làm rẫy trở lại, thỉnh thoảng lái xe chở đất. Tiệm tạp hóa cũng giao phó cho vợ và con gái quản lý./.
Ông Paiboon nhận ra sai lầm của mình trong quá khứ nhưng mọi việc đã quá muộn
Thuở hàn vi buôn áo gió, mở nhà hàng, bán mì gói của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Phạm Thu Hương ở Liên Xô Điều đặc biệt ở bà Phạm Thu Hương đó là việc bà trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành của Vingroup trong suốt giai đoạn hình thành và phát triển của tập đoàn này. Đây là sự khác biệt lớn của bà so với vợ của nhiều đại gia khác tại Việt Nam. TỪ BẠN HỌC THÀNH BẠN ĐỜI Những...