Lý do ông Trump vẫn gắn bó với chiếc máy bay riêng cũ kỹ
Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, ông Trump sẽ trở lại bay trên chiếc Không lực Một danh giá.
Tuy nhiên hiện tại ông vẫn tiếp tục di chuyển trên chiếc Boeing 757-200 từ thập niên 1990, khiến các chuyên gia hàng không bối rối.
Ông Donald Trump vẫy tay người ủng hộ từ trên chiếc máy bay riêng “ Trump Force One” vào năm 2016. Ảnh: Getty Images
Người gần đây nhất gây chú ý với việc sử dụng máy bay riêng là Taylor Swift. Bất chấp mối lo ngại mà cô thể hiện về biến đổi khí hậu, ngôi sao nhạc pop đã di chuyển bằng máy bay riêng giữa sân bay Los Angeles tới một điểm đến rất gần – trong hành trình kéo dài chỉ khoảng 40 giây – để tránh bị kẹt xe. Vài ngày sau, người ta tiết lộ rằng hai chiếc máy bay phản lực thuộc sở hữu của Swift đã bay tổng cộng hơn 278.000 dặm vào năm 2023, tương đương với việc bay vòng quanh Trái đất bảy lần.
Taylor Swift không phải là người hâm mộ Donald Trump nhưng cô có chung với ông một chi tiết quan trọng: cả hai đều thuộc tầng lớp thượng lưu của nước Mỹ, những người sở hữu và sử dụng thường xuyên ít nhất một máy bay riêng.
Nhưng điểm khác biệt chính là Swift thường bay trên chiếc Dassault Falcon 7X hoàn toàn mới, có tầm bay khoảng 11.000km và có chỗ cho 16 hành khách. Trong khi đó, ông Trump thích bay trong một phương tiện mang nặng “tính lịch sử” hơn.
Chúng ta đang nói về chiếc Boeing 757-200, di sản của những năm 1990, được vị tỷ phú bất động sản mua vào năm 2010 bằng số tiền kiếm được từ chương trình truyền hình thực tế “The Apprentice” của đài NBC. Vào thời điểm đó, chiếc máy bay này đã được đưa vào sử dụng được gần 20 năm, từ năm 1991. Nó đã gần hết vòng đời sử dụng và thuộc dòng máy bay mà Boeing đã ngừng sản xuất. Không giống như những máy bay phản lực hiện đại, nó không có hệ thống điều khiển bay được vi tính hóa mà thay vào đó là hệ thống nút bấm và cần gạt xa xưa.
Ông Trump trên chiếc máy bay riêng với nội thất xa hoa. Ảnh: Getty Images
Chiếc máy bay này đã được cất giữ an toàn trong nhà chứa máy bay từ năm 2016 – 2020, khi ông Trump còn là Tổng thống Mỹ và sử dụng chiếc Air Force One nổi tiếng, vốn là một chiếc Boeing 747 đã được tân trang lại trị giá hàng tỷ USD. Vào tháng 1/2021, ngay khi ông Trump rời Nhà Trắng, chiếc Boeing 757 của ông (lúc đó có giá trị thị trường dưới 8 triệu USD) đã được chuyển đến một xưởng ở Louisiana và được sơn một lớp sơn mới. Chữ T khổng lồ ở đuôi được thay thế bằng lá cờ Mỹ và chiếc máy bay mang tên mới, Trump Force One – một minh chứng cho sự lạc quan của ông chủ và khát vọng trở lại Nhà Trắng.
Ông Trump thậm chí còn đăng hình ảnh chiếc máy bay với diện mạo mới trên nền tảng mạng xã hội Truth Social của mình, khoe rằng máy bay của ông tốt hơn của ông Joe Biden. 4 năm sau, ông Trump vẫn gắn bó với “con chim sắt” yêu quý, mà Jeff Wise, một nhà báo khoa học và chuyên gia hàng không, mô tả là “một chiếc xe buýt trường học cũ”.
Video đang HOT
Chiếc “Trump Force One” đang rời khỏi New York trong một chuyến bay hồi năm 2023. Ảnh: Getty Images
Máy bay của ông Donald Trump với chữ T khổng lồ ở đuôi đã được thay thế bằng cờ Mỹ. Ảnh: Getty Images
Ông Wise cho rằng, quyết định giữ lại chiếc Boeing 757 cũ kỹ của ông Trump có thể xuất phát từ sự gắn bó hoài niệm quá mức, đồng thời chỉ ra rằng với khối tài sản mà Bloomberg đánh giá ở mức 6,5 tỷ USD, ông có thể mua “chiếc Gulfstream G650 hoặc Dassault Falcon 8X, được ví như những chiếc Porsche và Lamborghini trên không”.
Dassault Falcon cũng là dòng máy bay mà Taylor Swift đang sở hữu.
Câu lạc bộ máy bay tư nhân Private Jet Clubs cho rằng ông trùm bất động sản sẽ được phục vụ tốt hơn bởi chiếc Gulfstream G650 tốc độ mạnh mẽ hơn, hiện đại hơn và đáng tin cậy hơn, đồng thời cho rằng chiếc Boeing 757 có “cơ khí lỗi thời và chi phí bảo trì cao”. Họ cũng cho rằng máy bay cũ không tiết kiệm nhiên liệu, có nghĩa là nó có khả năng tạo ra lượng khí thải carbon lớn hơn.
Chiếc máy bay của ông Trump dường như còn lỗi thời hơn khi so sánh với các mẫu máy bay của các tỷ phú khác. Theo trang Jet Finder, nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos đã loại bỏ chiếc Dassault Falcon 900EX của mình ngay sau khi chiếc Gulfstream G650ER có mặt trên thị trường với mức giá khiêm tốn 75 triệu USD – số tiền mà công ty của ông kiếm được trong một buổi sáng nhàn nhã.
“Vua phần mềm” Bill Gates không chạy theo xu hướng tìm kiếm những sản phẩm độc quyền nhất. Máy bay riêng của ông là loại Bombardier Global Express hiệu quả về mặt công nghệ, có tầm bay hơn 20.000km với tốc độ khoảng 1.000 km/h.
Elon Musk, người thực dụng hơn và đam mê công nghệ hơn Gates, đã đi theo con đường tương tự như Bezos: chuyển từ mẫu Falcon 900 đến mẫu Gulfstream mới nhất. Jet Finder đánh giá với một chút hài hước rằng đây là sự lựa chọn mạch lạc dành cho Musk, “người không sở hữu những thứ vĩ đại và thích sống đơn giản”.
Còn Richard Branson, một trong những đối thủ chính của Musk và Bezos trong cuộc đua du lịch vũ trụ, có một chiếc Dassault Falcon cũ trị giá chỉ hơn 6 triệu USD. Lý do là ông hầu như không cần nó. Branson có thể sử dụng bất kỳ máy bay nào từ công ty hàng không Virgin Atlantic Flight Services của ông.
Bất chấp những lời chỉ trích từ các chuyên gia hàng không khác, Jet Finder đã thể hiện sự tôn trọng đối với chiếc Boeing 757 của ông Trump.
Họ đưa chiếc máy bay này vào danh sách 10 máy bay phản lực tư nhân hàng đầu thuộc sở hữu của các tỷ phú. Theo Jet Finder, với những bức vách ngăn được dát vàng 24 carat và kích thước khổng lồ của nó cho phép máy bay có thể chở 43 người, phân bố nhiều khu vực chỗ ngồi khác nhau để ông Trump vẫn có thể có được sự riêng tư của mình.
Nội thất sang trọng bên trong chiếc Boeing của ông Trump. Ảnh: Getty Images
Bồn rửa tay dát vàng trên máy bay. Ảnh: Getty Images
Nhưng chìa khóa cho lòng trung thành của ông Trump với chiếc Boeing 757 có lẽ nằm ở chỗ khác. Theo chuyên gia Wise, sự gắn bó của ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa với chiếc máy bay cũ có thể là vì những lý do về tư tưởng. Cựu tổng thống rất quan tâm đến lịch sử hàng không và cảm thấy có mối liên hệ với nó. Không phải ngẫu nhiên mà một trong những thần tượng của ông lại là phi công tiên phong Charles Lindbergh, người đã thực hiện chuyến bay thẳng đầu tiên xuyên Đại Tây Dương, từ New York đến Paris, trên chiếc máy bay một chỗ ngồi vào tháng 5/1927. Lindbergh cũng một chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy, bản địa và chủ nghĩa biệt lập, người đã được cấp bằng sáng chế cho khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” (America First).
NATO triển khai phương án B
NATO lo ngại về tương lai hỗ trợ cho Ukraine và đang chuẩn bị kế hoạch B. "NATO sẽ cử một quan chức dân sự cấp cao tới Kiev, trong số một loạt biện pháp mới nhằm tăng cường sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine và sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tuần tới, các quan chức Mỹ và Liên minh Đại Tây Dương thông báo", tờ Wall Street Journal cho biết.
Về phần mình, Newsweek đưa tin NATO đang chuẩn bị Kế hoạch B "chống Trump" cho Ukraine.
Đầu tuần này, Tạp chí Street Journal đưa tin trích dẫn các quan chức và đồng minh giấu tên của Mỹ, rằng hội nghị thượng đỉnh NATO trong tháng này tại Washington DC sẽ chứng kiến một số biện pháp mới được công bố nhằm củng cố khối phương Tây trong bối cảnh bất ổn chính trị ở châu Âu và Mỹ. Trong số các biện pháp được công bố có việc bố trí một quan chức dân sự cấp cao mới ở Kiev và thành lập bộ chỉ huy quân sự mới ở thành phố Wiesbaden, phía Tây nước Đức để điều phối viện trợ quân sự và huấn luyện lực lượng Ukraine.
Các quốc gia thành viên NATO đã bác bỏ đề xuất của Tổng Thư ký Jens Stoltenberg về việc chi 40 tỷ Euro hằng năm để viện trợ cho Ukraine.
Cơ cấu này dự kiến sẽ điều phối hỗ trợ quân sự của NATO và các hoạt động đào tạo cho quân nhân Ukraine, với người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ, tướng Christopher Cavoli đứng đầu. Newsweek đưa tin: "Bộ chỉ huy mới sẽ hỗ trợ và huấn luyện an ninh cho Ukraine, bao gồm khoảng 700 quân nhân Mỹ và đồng minh từ tất cả 32 quốc gia thành viên". Tổ chức này sẽ đảm nhận phần lớn công việc trang bị cho Ukraine cho đến nay vẫn do Lầu Năm Góc thống trị thông qua định dạng Ramstein - chính thức là Nhóm liên hệ quốc phòng Ukraine.
Kế hoạch B này được kích hoạt do có thể ông Donald Trump sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Quả thực, ông Donald Trump đã không mấy nỗ lực để che giấu sự thất vọng của mình với các đồng minh NATO mà ông đã nhiều lần cáo buộc là được hưởng lợi từ sự hỗ trợ an ninh của Mỹ ở châu Âu.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, cựu Tổng thống Donald Trump thường xuyên chỉ trích các lãnh đạo đồng minh vì không đáp ứng cam kết chi tiêu quốc phòng. Newsweek kể lại rằng, trong hội nghị thượng đỉnh đầy sóng gió của Liên minh Đại Tây Dương ở London năm 2018, ông Donald Trump thậm chí còn đe dọa rút Mỹ khỏi NATO nếu các đồng minh không thể hiện cam kết lớn hơn trong việc "chia sẻ gánh nặng".
Ngày 2/7, theo một bài báo của Politico trích dẫn nguồn tin ẩn danh, ông Donald Trump được cho là đang cân nhắc một thỏa thuận với Nga về việc không mở rộng NATO sang Ukraine và Georgia nếu ông tái đắc cử tổng thống. "Là một phần của kế hoạch dành cho Ukraine chưa từng được đưa tin trước đây, ứng cử viên Donald Trump đang cân nhắc một thỏa thuận, theo đó NATO cam kết không mở rộng thêm về phía Đông - cụ thể là sang Ukraine, Georgia - và đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về phạm vi lãnh thổ Ukraine mà Moscow có thể giữ lại", bài viết trích dẫn hai chuyên gia an ninh quốc gia liên kết với ông Trump.
Một nguồn tin ẩn danh được cho là hiểu rõ suy nghĩ của ông Trump cho biết, ông "sẵn sàng chấp nhận điều gì đó ngăn cản sự mở rộng của NATO và không quay lại biên giới năm 1991 đối với Ukraine", nhưng không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào khác, "bao gồm cả việc cung cấp một lượng lớn vũ khí" cho Kiev. Trong khi ông Trump "không có khả năng" rời khỏi NATO ngay lập tức, ông có thể sẽ cải tổ khối do Mỹ lãnh đạo để buộc các thành viên châu Âu phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn - điều mà các nguồn tin của Politico lo ngại rằng họ thực sự không có khả năng.
Ngày 3/7, Reuters đưa tin các quốc gia thành viên NATO đã bác bỏ đề xuất của Tổng Thư ký Jens Stoltenberg về việc chi 40 tỷ euro hằng năm để viện trợ Ukraine. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên đã đồng ý dành số tiền này cho nhu cầu của Kiev vào năm 2025. Mỹ thông báo khoản viện trợ quân sự mới trị giá 2,3 tỉ USD cho Ukraine, trong đó có tài trợ mua thiết bị phòng không và vũ khí chống tăng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, hôm 2/7 thông báo như trên với đồng nhiệm Ukraine Roustem Oumerov khi đón tiếp ông tại Lầu Năm Góc.
Xe tăng Abrams M1 được viện trợ cho Ukraine.
Kể từ cuối tháng 5, Tổng Thư ký sắp mãn nhiệm đã nhiều lần kêu gọi các quốc gia thành viên đưa ra cam kết tài trợ dài hạn tại Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới tại Washington DC từ ngày 9 đến 11/7. Trong một cuộc họp báo, Tổng Thư ký Stoltenberg tuyên bố rằng "các đồng minh đã cung cấp khoảng 40 tỷ euro hỗ trợ quân sự cho Ukraine mỗi năm" kể từ năm 2022. Người đứng đầu NATO cho biết muốn "duy trì mức hỗ trợ này miễn là cần thiết", đảm bảo "nguồn tài trợ mới mỗi năm".
Hãng thông tấn Deutsche Presse-Agentur của Đức, trích dẫn nguồn tin giấu tên từ một số phái đoàn có mặt tại cuộc tham vấn của NATO, tuyên bố rằng đề xuất của Tổng Thư ký Stoltenberg đã thất bại do sự phản đối của các quốc gia thành viên. Reuters cũng đưa tin rằng, yêu cầu ban đầu của ông Stoltenberg đã bị từ chối, các quốc gia thành viên chỉ nêu rõ ý định đánh giá lại các đóng góp của đồng minh tại các Hội nghị thượng đỉnh NATO trong tương lai. Họ cũng cam kết sẽ chuẩn bị 2 báo cáo trong năm tới để xác định rõ ràng phạm vi trách nhiệm của mỗi quốc gia về mặt viện trợ cho Ukraine. Cơ chế này được cho là sẽ dựa trên GDP của các quốc gia thành viên, với các quốc gia giàu có hơn dự kiến sẽ chi trả phần lớn hóa đơn.
Khi được các phóng viên hỏi về việc liệu cuộc đối thoại giữa ông Trump và Tổng thống Nga Putin về phạm vi lãnh thổ Ukraine mà Moscow có thể giữ lại có diễn ra hay không, Người phát ngôn điện Kremlin Peskov trả lời rằng "điều này không đúng". Vào tháng 5, ông Peskov cho biết ông Putin và ông Trump không duy trì bất kỳ liên lạc nào. Tổng thống thứ 45 của Mỹ đã nhiều lần nói rằng ông sẽ chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ nếu đắc cử, mặc dù các chi tiết của kế hoạch này vẫn chưa rõ ràng.
Reuters đưa tin rằng các cố vấn của ông Trump đã vạch ra lộ trình cho hòa bình ở Ukraine, trong đó bao gồm lệnh ngừng bắn ban đầu dựa trên các ranh giới chiến đấu trong các cuộc đàm phán hòa bình, trong khi Kiev sẽ không phải chính thức nhượng lại bất kỳ vùng lãnh thổ tranh chấp nào cho Moscow. Theo một phần của kế hoạch, Nga cũng được cho là sẽ nhận được lời hứa rằng các cuộc đàm phán gia nhập NATO của Ukraine sẽ bị hoãn lại.
Bình luận về điều này, ông Peskov không bác bỏ lộ trình trên ngay lập tức, nhưng lưu ý rằng "giá trị của bất kỳ kế hoạch nào nằm ở những sắc thái và việc tính đến tình hình thực tế trên thực địa"
Điều đặc biệt về chuyên cơ chở Tổng thống Nga Putin Độc nhất vô nhị, được sản xuất tại Nga, an toàn nhất, tốt nhất có thể và rất lớn. Đó là những từ mô tả về chiếc máy bay Ilyushin Il-96-300PU mà Tổng thống Vladimir Putin dùng cho các chuyến công du trong và ngoài nước. Ảnh: Sputnik Theo Tass, Russia Beyond, nhìn bên ngoài máy bay của người đứng đầu nước Nga...