Lý do nhiều người sợ đeo đồng hồ xa xỉ Rolex, Patek Philippe tại châu Âu
Brittany Pearce không còn đeo chiếc đồng hồ Rolex Daytona cô vô cùng yêu thích, đặc biệt là ở nơi công cộng.
Một người đàn ông đeo đồng hồ Audemars Piguet Royal Oak tại tuần lễ thời trang Milan, Italy. Ảnh: Shutterstock
Nữ YouTuber người Anh đã cất chiếc đồng hồ trị giá 14.000 USD do lo sợ trở thành nạn nhân của những kẻ trộm đồng hồ xa xỉ.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết Pearce không phải là người duy nhất muốn cất giấu chiếc đồng hồ hàng hiệu. Số các vụ trộm cướp đồng hồ xa xỉ đã gia tăng tại nhiều thành phố trên khắp thế giới. Nhiều trong số đó xảy ra bạo lực.
Trên Youtube đã xuất hiện nhiều video do người đi đường quay lại hoặc trích xuất từ máy quay giám sát cho thấy cảnh người đeo đồng hồ xa xỉ bị tấn công bởi tội phạm.
Cảnh sát London (Anh) đã triển khai một chiến dịch trong mùa hè này để xử lý vấn đề sau khi số vụ cướp đồng hồ có vũ trang tăng 60% trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 6. Riêng ở Paris (Pháp), có đến 30 cảnh sát đảm nhận nhiệm vụ ngăn các vụ trộm đồng hồ xa xỉ.
Theo dữ liệu của cảnh sát, riêng tại London trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 có đến 667 chiếc đồng hồ Rolex, 73 chiếc Patek Philippe bị trộm cắp. Những vụ trộm cắp không chỉ xảy ra trên đường phố. Trong tháng 12, nhà của ngôi sao bóng đá Anh Raheem Sterling bị trộm đột nhập và dường như bộ sưu tập đồng hồ trị giá 360.000 USD là mục tiêu.
Có thể nói các nhà sản xuất đồng hồ đã trở thành nạn nhận của chính thành công của họ. Việc quảng bá qua mạng xã hội khiến những chiếc đồng hộ có trị giá hàng trăm nghìn USD trở nên “quen mặt” dễ nhận biết. Tội phạm nhận thấy giá trị của nhữn chiếc đồng hồ xa xỉ. Năm 2022, mức giá trung bình của một chiếc đồng hồ xa xỉ bị trộm tại London và vào khoảng 11.000 USD.
Video đang HOT
Những chiếc đồng hồ Rolex được trưng bày tại Monaco. Ảnh: Reuters
Các vụ trộm cắp đồng hồ xa xỉ không chỉ diễn ra ở châu Âu. Cảnh sát Los Angeles (Mỹ) cho biết từ đầu năm cho đến giữa tháng 11, tại nơi đây có 206 vụ trộm đồng hồ đắt tiền, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021. Cảnh sát cho rằng các nhóm tội phạm có tổ chức đứng đằng sau những vụ việc này đồng thời đưa ra lời khuyên người dân tránh đeo trang sức đắt tiền tại nơi công cộng.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến những người sở hữu đồng hồ mà còn cả những hãng sản xuất đồng hồ nổi tiếng với nguy cơ giảm doanh thu do người tiêu dùng cảm thấy lo sợ khi đeo sản phẩm đắt đỏ của họ. Đại diện của Rolex cho biết hãng đang rất để ý tới vấn đề này.
Cho đến nay, doanh số bán đồng hồ xa xỉ vẫn khá cao mặc dù giá của Rolex, Patek và Audemars Piguet giảm mạnh từ tháng 3 trên thị trường thứ cấp. Theo Liên đoàn Công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ, năm 2021, số đồng hồ Thụy Sĩ xuất khẩu đã tăng lên mức 23,8 tỷ USD và dự kiến phá vỡ kỷ lục trong năm 2022.
Adrian Barker – một Youtuber với 250.000 người theo dõi – đã cẩn thận cất chiếc Rolex GMT-Master II tại nhà ở Scotland và khi công tác đến London (Anh) Barker sẽ chỉ đeo chiếc Apple Watch.
An ninh Nga thu hàng triệu đôla đồng hồ xa xỉ Piguet trả đũa Thụy Sĩ
An ninh Liên bang Nga đã đột kích thu giữ lô đồng hồ Audemars Piguet trị giá nhiều triệu USD trong một động thái được cho là nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của Thụy Sĩ.
Đồng hồ xa xỉ Audemars Piguet. Ảnh: Guardian
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tờ NZZ am Sonntag của Thụy Sĩ cho biết các đặc vụ an ninh Nga đã thu giữ lô đồng hồ Audemars Piguet trị giá hàng triệu USD trong một động thái được cho là nhằm trả đũa Thụy Sĩ cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ tới Nga.
Theo tờ báo Thụy Sĩ, những chiếc đồng hồ xa xỉ, trị giá tới trên 700.000 bảng mỗi chiếc, đã bị thu giữ từ cơ sở địa phương của công ty bởi các đặc vụ thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vào 22/3. Tờ báo dẫn các nguồn độc lập và một bản ghi nhớ bí mật của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ được gửi cho các thành viên Quốc hội nước này, trong đó cung cấp chi tiết về cuộc đột kích bắt giữ lô hàng đồng hồ xa xỉ.
Thụy Sĩ đã từ bỏ lập trường trung lập truyền thống của mình, ủng hộ các chính phủ phương tây khác áp đặt các biện pháp trừng phạt cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ sang nga vào đầu tháng 3 này, đáp trả chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.
Các nhà chức trách Nga được cho là đã nêu lý do thu giữ đồng hồ là vi phạm hải quan, nhưng giới chức Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết động thái này "rất có thể là một biện pháp nhằm đáp trả lệnh trừng phạt".
Các lãnh đạo hãng đồng hồ danh tiếng Audemars Piguet không trả lời ngay lập tức các email yêu cầu bình luận về vụ việc. Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ thông báo sẽ ngừng xuất khẩu sang Nga và đã tạm dừng hoạt động bán lẻt ở nước này từ cuối tháng 2.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết đại sứ quán nước này tại Moskva đã hỗ trợ các công ty ở Nga, và cho biết "trong quá trình diễn ra các lệnh trừng phạt và những biện pháp đối phó của Nga, các công ty Thụy Sĩ đối mặt với nhiều bất ổn và các biện pháp quản lý".
"Đại sứ quán hiện đang duy trì cuộc trao đổi rất tích cực" với các công ty Thụy Sĩ hoạt động ở Nga, người phát ngôn bộ trên cho biết trong một email trả lời Bloomberg News. "Vì thế các trường hợp đơn lẻ không thể được bình luận, cũng để đảm bảo an toàn cho nhân viên của các công ty này."
Với nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu của châu Âu, việc rút lui khỏi Nga là một thách thức lớn. Các công ty bao gồm cả tập đoàn thực phẩm đóng gói khổng lồ Nestlé SA của Thụy Sĩ có hàng nghìn nhân viên và các cơ sở sản xuất nhạy cảm có nguy cơ bị Nga thu giữ và xử lý nếu họ rút khỏi nước này.
Audemars Piguet, công ty thuộc sở hữu và kiểm soát của gia đình trong gần 150 năm qua, là một trong ba ba thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ độc lập lớn nhất, cùng với Patek Philippe và Rolex.
Trong khi đó, Nga là thị trường xuất khẩu lớn thứ 17 của đồng hồ Thụy Sĩ trong năm 2021.
Tòa nhà Quốc hội Thụy Sĩ tại Bern. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, nội các Thụy Sĩ hôm 25/3 cho biết quốc gia trung lập này đã áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga, đảm bảo quốc gia này tuân thủ các biện pháp trừng phạt mà EU đã áp dụng.
Trong một tuyên bố, chính phủ Thụy Sĩ cho biết quyết định trên đồng nghĩa với việc xuất khẩu hàng hóa và các dịch vụ liên quan cho ngành năng lượng của Nga hiện bị cấm.
"Cùng bị cấm là việc tham gia vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và cung cấp các khoản vay hoặc nguồn tài chính khác cho những doanh nghiệp đó", tuyên bố bổ sung.
Theo các biện pháp có hiệu lực vào lúc 22h00 GMT ngày 25/3, nhập khẩu hàng sắt thép từ Nga hoặc có xuất xứ từ Nga sang Thụy Sĩ sẽ bị cấm, cũng như việc xuất khẩu hàng hóa xa xỉ và hàng hải sang Nga.
Trong lĩnh vực tài chính, các giao dịch với một số công ty nhà nước và cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đã bị cấm.
"Điều này có nghĩa là tất cả các biện pháp nằm trong gói trừng phạt thứ tư của EU đã được thực hiện", chính phủ Thụy Sĩ khẳng định.
Cuộc sống xa hoa của cặp đôi lừa đảo 23 triệu USD ở Singapore Dùng bữa tại các nhà hàng cao cấp, đãi khách ở biệt thự riêng, sở hữu 4 chiếc ôtô trị giá khoảng 1,5 triệu USD là cuộc sống mà Pi Jiapeng và Pansuk Siriwipa thể hiện ra bên ngoài. Bị thu hút bởi lối sống hào nhoáng của Pi Jiapeng (26 tuổi, người Singapore) và vợ Pansuk Siriwipa (27 tuổi, người Thái Lan),...