Lý do nhiều bài hát nghe lại “quen quen”: Những ca khúc được “vay mượn” để sample lại nhiều nhất
Trong phối khí, sampling là kỹ thuật lấy một phần, hoặc một mẫu, của một bản ghi âm và tái sử dụng nó như một công cụ hoặc một bản ghi âm trong một bài hát hoặc đoạn khác nhau.
Nhờ vào “ông lớn” trong ngành âm nhạc WhoSampled.com, người yêu nhạc biết được ai là ca sĩ được sample nhiều nhất, và cả ca khúc được cover lại nhiều nhất (chính là Yesterday của The Beatles), và cả nghệ sĩ “sampling” nhiều nhất (2 vị trí suýt sao cho Madlib và DJ Premier)
Sampling đã đặt nền móng phát triển cho không chỉ hip-hop mà còn các dòng nhạc khác như house, drum ‘n’ bass, jungle, rave,… Nếu thiếu đi bản sample, hàng ngàn ca khúc trong 30 qua có lẽ sẽ biến mất. Hãy tưởng tượng nếu một “Crazy In Love” thiếu đi đoạn intro từ “Are You My Woman (Tell Me So)” thì sẽ ra sao.
Để tôn vinh nghệ thuật sample, sau đây chính là danh sách 10 ca khúc được sample nhiều nhất (và rất có thể là những ca khúc quan trọng bậc nhất) trong âm nhạc đại chúng.
Ca khúc nghe vẻ lạ lẫm này, tại thời điểm viết bài, đã được sample lại 3118 lần. Thậm chí nhiều ca sĩ lấy sample từ “Amen, Brother” cũng ….không rõ nguồn gốc của bài hát, vì cái bóng quá lớn của đoạn trống 6 giây “thần sầu”. Phần drum solo trên từ band nhạc soul đến từ Washington DC còn được ưu ái dành tặng cho cái tên riêng – the Amen break – âm thanh đã đặt nền tảng cho nhạc rave xứ Anh.
The Winstons – Amen, Brother
Afrika Bambaataa – người tiên phong cho hip-hop – đã sample lại đoạn break trên trước khi “Amen, Brother” được lọt vào album tổng hợp “Ultimate Breaks And Beats” và trở nên nổi tiếng. Sau khi series trên được ra lò, “Amen, Brother” tiếp tục được NWA và 2 Live Crew sử dụng, và chính thức đặt nền móng cho hardcore, jungle, drum ‘n’ bass nơi xứ sở sương mù. Tay trống GC Coleman của The Winstons – cha đẻ của đoạn breakbeat “không giới hạn” về mặt âm nhạc – đã ra đi mà chẳng còn một xu vào 2006, nhưng kịp thời chiến dịch GoFundMe đã thu về số tiền hơn $32000 cho Richard Spencer – giọng ca chính của The Wistons và cũng là người nắm bản quyền của ca khúc.
Bạn phải rất tinh ý mới nghe ra nét tương đồng của ca khúc trên với 2.318 bản nhạc lấy sample từ nó. Ca khúc quyến rũ này của Beside (hay còn gọi là Fab 5 Freddy) được rap chủ yếu bằng tiếng Pháp.
Gần cuối của track nhạc, có một tiếng thở thì thầm “Ahh, this stuff is really fresh”. Quả thật, độ “fresh” của ca khúc không tuổi này là không phải nghi ngờ. Herbie Hancock là một trong những nghệ sĩ đầu tiên sample lại “Change The Beat”, và kể từ đó giai điệu của ca khúc không tuổi vẫn được âm nhạc của Beastie Boys, Gang Starr, Missy Elliot, Run The Jewels, Justin Bieber,… nuôi dưỡng.
Beside – Change The Beat
Lyn Collins – Think (About It)
Tiếp theo là một trong những giai điệu “quen tai” bậc nhất. Ca khúc được viết, sản xuất và ra mắt vào 1972 dưới hãng đĩa của “bố già nhạc Soul” – James Brown. Trớ trêu thay, những giai điệu “chết người” dưới giọng ca Lyn Collins không đạt thành công tại thời điểm phát hành. Nhưng giá trị của ca khúc được thời gian hằng đánh bóng và cuối cùng thành công góp mặt trong series tổng hợp “Ultimate Breaks and Beats” đình đám (phiên bản thứ 16 vào năm 1986).
Với sự ra đời của chiếc sampler E-mu SP-1200, các producers đã sớm “để ý” đến ca khúc. Nổi tiếng nhất phải kể tới DJ E-Z Rock và ca khúc It Takes Two, với đoạn breakdown “Yeah! Woo!” sảng khoái. Dizzee Rascal, EPMD, Janet Jackson, REM, Mr Ozio chỉ số ít trong hơn 2.201 ca sĩ được “Think (About It)” truyền cảm hứng.
Lyn Collins – Think (About It)
James Brown – Funky Drummer
Hip-hop sẽ ra sao nếu thiếu đi James Brown and The JBs? Với việc James Brown (cùng band nhạc của mình) được sample 7.413 lần – ông chính là ca sĩ được sample nhiều nhất. Trong số đó thì 1.511 lần sample lại đến từ “Funky Drummer”.
James Brown – Funky Drummer
Đoạn break man dại của tay trống Clyde Stubblefield nổi tiếng hơn cả qua Rebel Without A Pause và Fight The Power của Public Enemy. Song người nghe cũng có thể bắt gặp giai điệu trên qua âm nhạc của LL Cool J, Run-DMC, Eric B And Rakim, Ice T, hay George Michael.
Dough E Fresh And Slick Rick – La Di Da Di
Thêm một trường hợp ca khúc hip-hop được các nghệ sĩ hip-hop khác ưu ái lồng ghép vào âm nhạc của riêng mình. Kể từ khi được ra mắt vào 1985 bởi Doug E Fresh (đảm nhiệm phần beatbox) và Slick Rick (với phần rap rực lửa), “La Di La Di” đã lọt vào “mắt xanh” của rất nhiều nhà sản xuất âm nhạc.
Snoop Dogg đã giới thiệu ca khúc qua track “Lodi Dodi” trích từ album ra mắt Doggystyle (1993) và truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ khác như Robbie Williams (Rock DJ) hay Notorious BIG. Sau này còn có DJ Premier, Ini Kamoze (với hit khủng Here Comes the Hotstepper), Ludacris, De La Soul, Kelis hay Mary J Blige chịu ảnh hưởng từ cặp đôi rapper người Mỹ.
Dough E Fresh And Slick Rick – La Di Da Di
James Brown – Funky President (People It’s Bad)
Một lần nữa lại là huyền thoại James Brown. Đĩa đơn “Funky President” (ra mắt năm 1974) của ông kể về tổng thống đương nhiệm Gerald Ford, đã được sử dụng 861 lần. Tuy con số không quá nổi bật, nhưng việc ca khúc đã được sample lại trong các ca khúc hip-hop quan trọng bậc nhất đã giúp James Brown có thêm một vị trí trong danh sách tổng hợp này.
Liệu bạn có thấy phần drum mở đầu và tiếng guitar wah-wah dưới đây quen thuộc? Nếu câu trả lời là có thì có lẽ Eric B And Rakim với “Eric B Is President” là chiếc cầu nối đưa bạn đến với ca khúc hơn 40 năm tuổi này. Những phiên bản đáng chú ý khác là “F*** The Police” – NWA, “Fight The Power” – Public Enemy, “Summertime” – DJ Jazzy Jeff And Fresh Prince và “Hip Hop Hooray” – Naughty By Nature. Thậm chí Calvin Harris và The Offspring cũng góp tên trong danh sách.
Funky President (People It’s Bad) – James Brown [Original Speed Master]
Public Enemy – Bring The Noise
Phần thông tin về sampling và credits đằng sau ca khúc hip-hop mang tính biểu tượng trên đủ khiến bạn “hoa mắt chóng mặt”. Producer The Bomb Squad đã lấy sample từ các nghệ sĩ như Marva Whitney, James Brown, Funkadelic, Dj Grand Wizard Theodore, The Soul Children và Commodores, chưa kể đến là từ phần phát biểu của nhà hoạt động Malcolm X.
Nhưng ngược lại, chính bản thân “Bring The Noise”, trích từ album It Takes A Nation of Millions To Hold Us Back” của Public Enemy cũng được sample 792 lần bởi những nghệ sĩ như De La Soul, Kanye West, Beastie Boys, Prince hay Ludcacris. Phần lớn trong số sample là những rap verse của Chuck D.
Public Enemy – Bring The Noise
Melvin Bliss – Synthetic Substitution
“Synthetic Substitution” là b-side cho đĩa đơn chính “Reward” được ra mắt vào năm 1973 bởi Melvin Bliss, song suýt chịu số phận đi vào dĩ vãng sau khi hãng đĩa Opal Productions giải thể.
Bất ngờ thay, ca khúc đã được “hồi sinh” bởi Ultramagnetic MCs vào 1986 khi họ sử dụng phần trống của Bernard Purdie làm sample trong track Ego Trippin’. Kể từ đó những nghệ sĩ như NWA, Gravediggaz, Guru, Wu-Tang Clan, Danny Brown, Justin Bieber, Kanye West, The-Dream,… cũng sample lại ca khúc, nhưng đại diện xuất sắc hơn cả vẫn là “Jam 4 U” của Redman.
Melvin Bliss – Synthetic Substitution
The Honey Drippers – Impeach The President
Ca sĩ nhạc soul miền Nam nước Mỹ Roy Charles Hammond đã bắt gặp band nhạc soul trung học The Honey Drippers tại Queens vào năm 1973 và quyết định đồng hành với họ trong vài dự án, trong đó có “Impeach The President” – ca khúc được ra mắt trong tâm bão vụ bê bối chính trị Watergate xoay quanh tổng thống Richard Nixon.
Ca khúc vẫn chỉ là một viên ngọc thô dưới lớp đá cho tới khi DJ Marley Marl sample lại đoạn break từ ca khúc cho “The Bridge” – MC Shan. LL Cool J, EPMD, Shaggy, Janet Jackson hay cả George Benson cũng đã sample lại bài hát trên. Song khoảnh khắc đáng nhớ nhất vẫn là màn chơi chữ thông minh đến từ rapper GZA từ Wu-Tang Clan: “You can’t flow, must be the speech impediment / You got lost off the snare off Impeach The President” trong track “As High As Wu-Tang Get”.
The Honey Drippers – Impeach The President
Run-DMC – Here We Go (Live at the Funhouse)
Không ai không biết ca khúc này. Sản phẩm kết hợp năm 1985 từ Joseph “Run” Simmons, Darryl “DMC” McDaniels và Jason “Jam Master Jay” Mizell đi kèm một danh sách dài những nghệ sĩ sample lại các phân đoạn của bài hát, có thể kể đến như LMFAO, J Dilla, The Orb hay Autechre,… tổng cộng lên tới 758 lần.
Run-DMC – Here We Go (Live at the Funhouse)
Theo Tin Nhạc
Top 20 bài hát có số lượng người nghe nhiều nhất trong 24h đầu tiên trên MelOn nửa đầu 2019
Ca khúc sở hữu nhiều unique listeners nhất trong 24h đầu ra mắt là ?
Được chính thức giới thiệu vào tháng 11 năm 2014, MelOn là một nền tảng nghe nhạc trực tuyến được phát triển bởi tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc - SK Telecom. MelOn cho phép người dùng phát nhạc trực tuyến hoặc tải xuống thông qua internet. Người dùng có thể tận hưởng tính năng như xem lời và hình ảnh trên bài hát hoặc album mình muốn, chia sẻ SNS, nghe nhạc, xem video và tải xuống, trao đổi nhạc qua điện thoại, và tích hợp iTunes.
Với hàng loạt những tiện ích và bề dày kinh nghiệm, MelOn được đánh giá là một trong những nền tảng nghe nhạc lớn nhất tại xứ kim chi. Trang này còn có cả một lễ trao giải riêng mang tên mình là MelOn Music Awards, với chỉ tiêu đánh giá người chiến thắng đặc biệt chỉ dựa trên doanh số digital và bình chọn trực tuyến và là một trong những lễ trao giải được đánh giá là danh giá nhất ở Hàn Quốc bên cạnh Golden Disk Awards hay Seoul Music Awards.
Bảng xếp hạng phản ánh khá đầy đủ xu hướng nghe nhạc của người Hàn trong khoảng đầu của năm 2019, có thể thấy các tên tuổi lớn như Taeyeon, BTS,... có phần lép vế khi so sánh về lượt unique listeners
Khái niệm 'Unique listeners' chỉ những người nghe độc nhất - mỗi tài khoản đã đăng kí và trả phí chỉ tính một lần nghe duy nhất cho một ca khúc trong 1 tháng, dù người nghe có nghe bài hát đó nhiều lần trên MelOn. Chính vì vậy, qua bảng xếp hạng 'unique listeners', chúng ta có thể đánh giá được độ nổi tiếng với công chúng Hàn Quốc của bài hát lọt top bởi cách tính toán đặc biệt, không dựa trên lượt nghe khi được stream bởi các fandom.
20 bài hát với nhiều người nghe nhất trong 24 giờ đầu trên MelOn năm 2019 đều thu hút lượng người theo dõi đông đảo khắp Hàn Quốc, chứ không chỉ nổi tiếng dựa trên độ mạnh yếu của fandom.
Nhóm nhạc nữ hai thành viên BOL4 dẫn đầu, kết quả này không bất ngờ khi BOL4 đã được mệnh danh là quái vật nhạc số của Kpop vài năm trở lại đây
Ca sĩ solo nhà JYP Entertainment - Baek Yerin được đánh giá là một nghệ sĩ solo tiềm năng trong tương lai với màn trở lại không thể thành công hơn với 'Maybe it's not our fault'
Cựu thành viên nhóm Busker Busker từng sở hữu siêu hit mùa xuân 'Cherry Blossom Ending' dễ dàng giành all-kill với 'Every moment with you'
Đứng đầu danh sách là "quái vật nhạc số" nổi tiếng - BOL4, nhóm nhạc hai thành viên ra mắt bài hát mới Bom vào hồi tháng 4 vừa qua và cũng nhanh chóng chiếm luôn vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng các bài hát nhiều người nghe nhất trên MelOn trong 24h đầu ra mắt. Trừ Epik High, Crush, Taeyeon, Chen và BTS là những tên tuổi hàng đầu có tiếng với khán giả quốc tế, các cái tên thuộc top 10 nghệ sĩ dẫn đầu khá lạ lẫm với khán giả ngoại quốc như Baek Yerin, Jang Beomjun hay MC the Max.
Các nhóm nữ thần tượng vốn nổi tiếng với điểm digital cao như TWICE hay BLACKPINK có vị thứ khá khiêm tốn là 15 và 17 với số người nghe lần lượt là 763 nghìn và 733 nghìn người. Park Bom và Sandara Park có màn trở lại thành công và thu hút hơn 750 nghìn người nghe chỉ trong vòng 24h ra mắt bài hát 'Spring'.
Theo tinnhac.com
"Four Season"(Taeyeon): Nỗi đau của những con người từng "chết" trong tình yêu Chỉ những người đã ở trong vòng xoáy của sự phản bội, sự lừa dối sẽ hiểu được cặn kẽ những gì mà MV mang lại. Vào ngày 22 tháng 3 vừa qua, Taeyeon chính thức ra mắt công chúng với bản ballad buồn "Four Seasons". Ngay sau khi ra mắt, ca khúc đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ...