Lý do ngày ‘đèn đỏ’ kéo dài hơn bình thường
Thuốc tránh thai, tiền mãn kinh, bệnh qua đường tình dục… có thể khiến kỳ kinh nguyệt kéo dài và mất nhiều máu.
Theo Prevention, không phải tất cả chu kỳ kinh nguyệt đều giống nhau, do đó không cần quá lo lắng. “Phụ nữ chắc chắn nhận thức được điều gì bình thường đối với họ”, bác sĩ Jennifer Ashton chia sẻ. Nếu xảy ra bất thường trong 3 tháng liên tiếp, cần đến gặp bác sĩ.
Dưới đây là 7 lý do những ngày đèn đỏ của bạn nặng nề, chảy máu nhiều hơn bình thường.
1. Thuốc tránh thai
Thuốc ngừa thai nội tiết tố thường điều tiết và giảm thời gian hành kinh, giảm lượng máu mất. Những người mất nhiều máu kinh nguyệt có thể được bác sĩ khuyến cáo dùng thuốc ngừa thai để tiết chế. Nếu bạn ngừng uống thuốc tránh thai hoặc chuyển sang dùng thuốc không chứa hormone, kinh nguyệt sẽ trở nên nặng nề hơn. Mặc dù điều này là bình thường nhưng hãy gặp bác sĩ nếu chảy máu nhiều kéo dài hơn 3 tháng.
Ảnh minh họa: Prevention.
2. Tiền mãn kinh
Kinh nguyệt thường có nhiều thay đổi trước khi mãn kinh. Bạn không thể dự đoán chính xác thời điểm mãn kinh nhưng nếu kinh nguyệt đang thay đổi nhiều, đó có thể là dấu hiệu.
3. Thuốc chống đông máu
Video đang HOT
Dùng các thuốc chống đông máu như aspirin giúp máu chảy qua cơ thể dễ dàng hơn nhưng cũng đồng thời khiến kinh nguyệt cũng ra nhiều hơn. Bác sĩ sẽ tùy trường hợp cân nhắc những loại thuốc giúp ngăn chặn điều này.
4. Rối loạn đông máu
Những ngày đèn đỏ nặng nề bất thường cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn đông máu. Có rất nhiều loại bệnh máu khác nhau. Khoảng 2-4 triệu người Mỹ bị bệnh Von Willebrand, do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của một protein đông cầm máu.
5. U xơ tử cung
U xơ tử cung là những khối u nhỏ, không ung thư bên trong tử cung. Tình trạng này khá phổ biến hơn bạn nghĩ. Nghiên cứu từ Bệnh viện Phụ nữ Birmingham tại Anh cho thấy 70% phụ nữ gặp tình trạng này ở tuổi 50 trở lên. Một trong những triệu chứng chính của u xơ tử cung là chảy máu nặng, đôi khi có cục máu đông hoặc ra máu âm đạo giữa các chu kỳ.
6. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng này gặp ở 10% phụ nữ và đa số phụ nữ không nhận ra nó. Chu kỳ kinh nguyệt của những người này thường rối loạn, chảy máu nhiều hoặc kéo dài.
7. Bệnh qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc bất kỳ nhiễm trùng nào trên niêm mạc tử cung có thể gây ra chảy máu nặng. Nếu đã có quan hệ tình dục không an toàn và nhận thấy kinh nguyệt bất thường thì nên đến khám bác sĩ sớm.
Theo Mỹ Lê/Vnexpress.net
Phụ nữ tiền mãn kinh nên làm gì để dịu cơn bốc hỏa?
Đến thời kỳ tiền mãn kinh, mọi phụ nữ đều phải trải qua các cơn bừng bốc hỏa. Đó là những cảm giác rất khó chịu mà chị em nào cũng muốn xua tan càng nhanh càng tốt. Làm gì để hóa giải chúng?
Đến thời kỳ tiền mãn kinh, mọi phụ nữ đều phải trải qua các cơn bừng bốc hỏa. Đó là những cảm giác rất khó chịu mà chị em nào cũng muốn xua tan càng nhanh càng tốt. Làm gì để hóa giải chúng?
Cơn bốc hỏa ở thời kì tiền mãn kinh
Đây là vấn đề được ở phụ nữ thời kì tiền mãn kinh phàn nàn nhiều nhất. Các nghiên cứu cho thấy: các cơn bốc hỏa gặp ở số phụ nữ. Theo Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ thì một phụ nữ bước vào thời kì mãn kinh sẽ xuất hiện các cơn bốc hỏa trước đó từ 6 tháng đến 1 năm.
Cơn bừng bốc hỏa là cảm giác nóng dữ dội nhưng không do các nguyên nhân bên ngoài. Nó có thể xuất hiện đột ngột hoặc có các dấu hiệu báo trước như: cảm giác râm ran ở đầu các ngón tay, tim đập nhanh, đột ngột cảm giác nóng ở da, mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, đặc biệt là nửa trên cơ thể.
Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được những nguyên nhân chính xác gây ra các cơn bừng bốc hỏa. Các nhà chuyên môn cho rằng: hầu hết các cơn bốc hỏa xảy ra do sự thay đổi hormon trong cơ thể. Ở một số phụ nữ hầu như không có các cơn nóng bừng mà chỉ có cảm giác bực bội nhẹ. Trong khi hầu hết những người khác thì các cơn bốc hỏa lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống theo một cách khá tiêu cực.
Tuy nhiên ở mỗi phụ nữ lại có những yếu tố khởi phát các cơn bốc hỏa khác nhau, chẳng hạn như: sau uống rượu, sau khi sử dụng các sản phẩm chứa cafein như cà phê, nước chè, ăn nhiều đồ ăn có các gia vị, ở lâu trong phòng nóng bức, tâm trạng cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, mặc quần áo chật, hút thuốc hay ngửi phải khói thuốc thụ động...
Vì thế chị em nên ghi lại những triệu chứng của mình như là bạn đang làm gì, đang ăn gì, mặc gì... khi xuất hiện các cơn bốc hỏa. Làm như thế sau một vài tuần, bạn có thể xem lại và tránh những tác nhân đặc biệt gây khởi phát cơn bốc hỏa.
Cách hóa giải cơn bốc hỏa
Trên thực tế bạn có thể hóa giải các cơn bốc hỏa của mình với những công cụ hay kỹ thuật đơn giản như: chú ý mặc quần áo thoáng mát, bằng chất liệu vải cotton; uống một ngụm nhỏ nước lạnh khi bắt đầu cơn bốc hỏa; chuẩn bị sẵn một túi chườm lạnh trên bàn cạnh giường ngủ; sử dụng các sản phẩm tự nhiên hay thực phẩm chức năng để kiểm soát các cơn bốc hỏa.....Tuy nhiên bạn cần thảo luận với các bác sĩ trước khi bạn quyết định sử dụng một loại gì.
Sử dụng hormon thay thế:
Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng liệu pháp hormon thay thế nếu các cơn bốc hỏa làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cuả bạn. Dùng estrogen bổ sung giúp giảm tỉ lệ mắc và mức độ nặng của các cơn bốc hỏa và vã mồ hôi về ban đêm. Estrogen thường được sử dụng cùng với progestin để làm giảm nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Bạn có thể sử dụng viên uống, kem hoặc gel bôi âm đạo, hay miếng dán.
Biện pháp không sử dụng hormon:
việc dùng các loại thuốc khác cũng có thể giúp kiểm soát các cơn bốc hỏa và vã mồ hôi về đêm. Các thuốc gabapentin và pregabalin thường được dùng để giảm đau thần kinh cũng có hiệu quả đối với một số phụ nữ chống cơn bừng bốc hỏa. Các thuốc chống trầm cảm như venlafaxin, fluoxetine và paroxetin cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị các cơn bừng bốc hỏa ở nhiều phụ nữ.
Biện pháp châm cứu cũng mang lại nhiều lợi ích mà lại không có tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc. Một nghiên cứu cho thấy: những phụ nữ được châm cứu đã giảm đáng kể các cơn bốc hỏa. Bên cạnh đó, việc ngồi thiền cũng có tác dụng trong việc kiểm soát căng thẳng, mà căng thẳng lại là yếu tố gây khởi phát các cơn bừng bốc hỏa.
Thay đổi lối sống cũng tạo nhiều tác động đến cơ thể bạn giống như một loại thuốc hay thực phẩm chức năng. Khi thực hiện một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm tỉ lệ mắc cũng như mức độ nặng của các cơn nóng bừng và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và loãng xương. Những việc bạn cần làm là: duy trì một chế độ ăn cân bằng; tập luyện thường xuyên một bài thể dục hay thể thao như đi bộ, đạp xe, thể dục dưỡng sinh...; bỏ hút thuốc lá, hoặc tránh hít phải khói thuốc do người khác hút...
Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có những đáp ứng khác nhau với các phương pháp điều trị cơn bốc hỏa. Khi một phương pháp tỏ ra không hiệu quả với bạn, hãy thử phương pháp khác.
Theo Tienphong
Nếu thấy chu kì kinh nguyệt kéo dài: Rất có thể đây là nguyên nhân và bạn cần cẩn trọng Nhận biết một số nguyên nhân phổ biến sẽ giúp bạn tự chẩn đoán cho bản thân từ hiện tượng chu kì kinh nguyệt kéo dài trước khi gặp các chuyên gia y khoa. Theo các chuyên gia y khoa, chu kỳ đèn đỏ thường xảy ra mỗi tháng một lần, kéo dài không quá 7 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường...