Lý do Nga tính thay đổi học thuyết hạt nhân giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”
Quan chức cấp cao của Nga nói rằng học thuyết hạt nhân có thể được điều chỉnh để ứng phó với bất kỳ mối đe dọa mới nào đối với Moscow.
Tổ hợp tên lửa RS-24 của Nga trong một lễ duyệt binh (Ảnh: Getty).
“Tình hình xung quanh đất nước chúng tôi đang thay đổi, tình hình quốc tế đang thay đổi, với những thách thức và mối đe dọa mới đang xuất hiện. Nếu chúng tôi thấy rằng bất kỳ tài liệu nào, bao gồm cả học thuyết hạt nhân, cần được sửa đổi để đối phó với những mối đe dọa này, chúng tôi sẽ làm điều đó”, ông Andrey Kartapolov, Chủ tịch ủy ban quốc phòng của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, tuyên bố hôm 11/6.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết học thuyết hạt nhân của Nga rất linh hoạt và có thể được điều chỉnh nếu cần thiết.
“Như Tổng thống của chúng tôi đã nói, đây (học thuyết hạt nhân) là một tài liệu linh hoạt. Điều đó có nghĩa là nó có thể được sửa đổi và những sửa đổi này trước hết phải hướng đến việc đảm bảo an ninh của đất nước chúng tôi. Vì vậy, một khi chúng tôi thấy rằng những sửa đổi này là cần thiết, chúng tôi sẽ thực hiện chúng”, ông Kartapolov nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cùng ngày, phát biểu với các phóng viên bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng BRICS ở thành phố Nizhny Novgorod, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thừa nhận tình hình quốc tế ngày càng trở nên “phức tạp” và không thể loại trừ những thay đổi đối với quan điểm hạt nhân của Nga.
Ông nhấn mạnh, Nga có thể thay đổi học thuyết hạt nhân nếu các hành động leo thang của Mỹ và đồng minh buộc Moscow phải làm như vậy.
“Những thách thức đang gia tăng do những hành động leo thang và không thể chấp nhận được của Mỹ và các đồng minh NATO chắc chắn đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào để các tài liệu cơ bản về răn đe hạt nhân có thể phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại”, ông Ryabkov nói.
Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg trong tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập đến học thuyết hạt nhân của Nga.
Theo đó, ông cho biết: “Chúng tôi đang cẩn trọng theo dõi từng biến động của thế giới, những gì đang diễn ra xung quanh chúng tôi và không loại trừ khả năng đưa ra một số thay đổi đối với học thuyết này”.
Về lý thuyết, học thuyết này cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp một quốc gia khác sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Moscow hoặc nếu “sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa”.
Mặt khác, ông Putin tuyên bố, Nga không cần đến vũ khí hạt nhân để giành thắng lợi ở Ukraine. Khẳng định này có lẽ là tín hiệu rõ ràng nhất tính đến hiện tại của Nga cho thấy xung đột ở Ukraine sẽ không leo thang thành chiến tranh hạt nhân.
Ông Putin hy vọng một cuộc chiến hạt nhân sẽ không bao giờ nổ ra bởi một cuộc xung đột như vậy sẽ gây thương vong lớn cho tất cả mọi người.
Ông cũng cho rằng nếu các nước thành viên NATO ở châu Âu tìm cách khiêu khích Nga bằng cách thực hiện một phản ứng hạt nhân, Mỹ có thể đứng ngoài cuộc.
Chủ nhân Điện Kremlin nói thêm, trong khi Nga và Mỹ đều có hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả để phát hiện tên lửa đang lao tới thì các nước thành viên của NATO ở châu Âu lại không có.
Việc phương Tây “bật đèn xanh” cho Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công vào Nga làm dấy lên lo ngại phương Tây sắp vượt qua “ranh giới đỏ” mà Moscow đã đưa ra.
Moscow coi việc Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga là “lằn ranh đỏ” sẽ buộc họ đáp trả bằng mọi phương tiện có thể, trong đó có vũ khí hạt nhân.
Ông Putin cảnh báo, các quyết định của phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do họ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga là một bước leo thang nghiêm trọng. Ông cho rằng những vũ khí như vậy sẽ phải được điều khiển bởi các hệ thống, quân nhân phương Tây.
Nga khẳng định luôn để ngỏ đối thoại kiểm soát vũ khí hạt nhân
Ngày 8/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nước này sẽ vẫn luôn để ngỏ cơ chế đối thoại với các cường quốc hạt nhân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS/TTXVN
Hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời bà Zakharova nhấn mạnh Nga không bao giờ đóng sập cơ chế đối thoại ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.
Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 được tổ chức tại thành phố cùng tên của LB Nga, ngày 7/6, Tổng thống Vladimir Putin cho biết nước này không loại trừ khả năng đưa ra một số thay đổi trong học thuyết hạt nhân của mình. Nhà lãnh đạo Nga cũng nói rằng nếu cần thiết, Nga có thể thử nghiệm một loại vũ khí hạt nhân, song khẳng định đây là việc làm không cần thiết vào thời điểm hiện nay.
Sau thông điệp trên của Tổng thống Putin, ông Pranay Vaddi - quan chức hàng đầu về vấn đề kiểm soát vũ khí thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ - nói rằng Mỹ có thể sẽ cần phải triển khai thêm nhiều vũ khí hạt nhân chiến lược trong những năm tới nhằm ngăn chặn mối đe dọa gia tăng. Ông đã gợi mở sự thay đổi chính sách như vậy trong bài phát biểu về vấn đề kiểm soát vũ khí theo cách cạnh tranh hơn trước các thành viên Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí ở Washington.
Telegraph: NATO chuẩn bị kế hoạch quân sự cho xung đột tiềm tàng với Nga Một chiến lược gia cấp cao tiết lộ với tờ Telegraph của Anh rằng NATO đang lên kế hoạch cho việc triển khai hàng chục nghìn quân Mỹ dọc theo "hành lang trên bộ" ở Tây Âu trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Nga còn Moskva cảnh báo bất kỳ cuộc đụng độ nào đều buộc họ phải triển khai vũ...